Cuốn tiểu sử “Elon Musk” tiết lộ nội tình việc mua lại Twitter (P2)
- Trình Phàm
- •
Tỷ phú Elon Musk đã chi 13 tỷ USD cho vay và thế chấp 33,5 tỷ USD cổ phiếu Tesla để hoàn tất thương vụ mua lại Twitter (hiện các đã đổi tên thành X). Vụ việc gây chấn động, càng khiến cho các nhà đầu tư Tesla thấp thỏm không yên. Trong cuốn tiểu sử “Elon Musk” xuất bản ngày 12/9, tác giả Walter Isaacson đã tiết lộ nhiều tình tiết đằng sau của quyết định gây tranh cãi nhất này.
- Xem thêm phần 1 tại đây.
Tham gia Ban Giám đốc Twitter
Trên thực tế, khi Elon Musk bắt đầu mua cổ phiếu Twitter vào ngày 31/1/2022, ông không hề nghĩ đến việc tiếp quản công ty này. Nhưng 3 tháng sau, vào ngày 31/3, sau khi ăn tối với CEO Twitter lúc bấy giờ là ông Parag Agrawal và chủ tịch công ty Bret Taylor, ông đã chấp nhận lời mời ông Parag Agrawal và quyết định tham gia Hội đồng quản trị.
Vào ngày thứ hai kể từ khi chính thức tham gia sự kiện hội đồng quản trị của Twitter (hôm 6/4/2022), ông Musk đã nói trong cuộc gặp với những người bạn thân của mình, những người đồng sáng lập PayPal – Luke Nosek và Ken Howery, “Bây giờ [Twitter] là một nhóm tù nhân đang quản lý bệnh viện tâm thần.” Nói một cách đơn giản, nếu Twitter không hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dùng thì điều này sẽ có lợi cho nền dân chủ.
Ông Ken Howery, người có cùng giá trị với ông Musk, đã đề xuất một cách ôn hòa rằng: “Chức năng của Twitter nên giống như một chiếc điện thoại, đầu này nói gì thì đầu kia sẽ phát ra như thế?”, hay “nó có nên trở thành một nền tảng để quản lý quyền phát ngôn toàn cầu, thêm một số thuật toán thông minh vào trong đó để làm cho một số thứ có mức độ hiển thị nhiều hơn, và có những thứ khác ít hiển thị hơn?”
Elon Musk cho rằng con người có thể nói ra thì là một loại khả năng, nhưng mức độ tiếp cận của lời nói đó lại là một vấn đề khác. Ông gợi ý rằng phương pháp tiếp cận của Twitter có thể cởi mở và minh bạch hơn. “Bạn có thể sử dụng thuật toán nguồn mở và đưa nó lên GitHub để mọi người lọc.”
Ngoài ra, ông Howery và ông Nosek đều đồng ý với ý tưởng xác thực trả phí của ông Musk, trong đó việc cho phép người dùng cung cấp thông tin thẻ tín dụng sẽ loại bỏ các tài khoản bot và mang lại nguồn doanh thu mới. Điều này sẽ giúp hiện thực hóa giấc mơ ban đầu của ông là xây dựng X.com và PayPal thành một “nền tảng thanh toán vạn năng”.
Rút khỏi ban giám đốc
Tuần tiếp theo, Elon Musk bay tới đảo tư nhân ở Hawaii của ông Larry Ellison, giám đốc độc lập của Tesla và người sáng lập Oracle (công ty cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới), để nghỉ mát. Nhưng vào đêm đầu tiên, ông nhận thấy tài khoản Twitter có nhiều người theo dõi nhất không hoạt động nhiều nên đã hỏi thẳng ông Agrawal: “Tuần này anh đã làm được những gì?”
Sau đó, Musk tung ra 3 liên hoàn kích chí mạng: “Tôi rời khỏi hội đồng quản trị! Hoàn toàn lãng phí thời gian. Tôi sẽ đưa ra lời đề nghị tư nhân hóa Twitter”. Ông thậm chí còn đưa ra báo giá.
Musk giải thích rằng sau khi đến Hawaii, ông đã nhìn rõ hơn rằng ông không thể sửa chữa Twitter thông qua ban giám đốc hoặc biến nó thành một nền tảng X mạnh mẽ. Vì vậy, ắt phải lựa chọn biện pháp sấm sét.
Đến chiều ngày 9/4, ông đã quyết định mua lại Twitter.
Mua Twitter
Vào cái đêm thông báo cho Taylor về quyết định tư hữu hóa Twitter, Musk bắt đầu tìm kiếm các nhà đầu tư để hỗ trợ tài chính cho việc mua lại.
Musk hỏi ông Larry Ellison liệu có sẵn lòng đầu tư không và câu trả lời là chắc chắn, “1 tỷ USD”. Tiếp theo đó là hơn 6 tỷ USD tiền tài trợ bổ sung từ các nhà đầu tư khác.
Ông Musk hoàn thành kế hoạch tài chính nhanh nhất có thể. Đồng thời, ban giám đốc Twitter cũng chấp nhận đề xuất mua lại của ông vào cuối tháng 4, cũng như các kế hoạch trong tương lai của công ty, bao gồm giới thiệu các tính năng mới, thuật toán nguồn mở, giảm tài khoản bot spam, xác thực danh tính đối với tất cả mọi người dùng, v.v.
Chỉ trong vòng sáu tháng kể từ khi đạt được thỏa thuận đến khi chính thức hoàn tất thương vụ, tâm trạng của Musk dao động không ngừng. “Cuối cùng tôi cũng có thể thực hiện được mộng tưởng, quy hoạch được X.com, Twitter chính là máy tăng tốc của nó.” Vào lúc 3h30 sáng một ngày nọ, Musk gửi tin nhắn cho ông Walter Isaacson, “Tôi hy vọng rằng khi làm việc này, tôi có thể giúp ích cho nền dân chủ và lên tiếng cho công dân.”
“Tiên hạ thủ vi cường”
Những tiết lộ của người tố cáo và những người khác khiến Musk cảm thấy rằng lời đề nghị ban đầu trị giá 44 tỷ USD là quá cao, bởi vì Twitter đã nói dối về số lượng người dùng thực tế của mình. Vì vậy, ông muốn phá vỡ hợp đồng thông qua kiện tụng và có được một thỏa thuận tốt hơn.
Tuy nhiên, luật sư cho rằng nếu đi theo con đường luật pháp thì ông sẽ thua kiện. Cách tốt nhất là hoàn tất giao dịch theo các điều khoản ban đầu và thanh toán toàn bộ số tiền.
“(Twitter) có tiềm năng rất lớn. Nếu tôi hành động, sẽ có rất nhiều việc có thể làm được”. Cuối cùng, Musk đã đồng ý chính thức hoàn tất thương vụ vào cuối tháng 10/2022.
Ngày giao dịch của Twitter ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 28/10. Bằng cách này, ông Agrawal và những người còn lại trong nhóm có thể nhận được trợ cấp thôi việc và tiền mặt dưới dạng cổ phiếu để kiếm thêm một khoản tài sản.
Nhưng Musk đã không làm theo kịch bản. Buổi chiều trước ngày dự kiến chốt thương vụ, ông dự định thực hiện màn biểu diễn nhu thuật, và cả việc chốt thương vụ với tốc độ cực nhanh. Nếu nắm chắc được thời điểm thích hợp, Musk có thể sa thải những giám đốc điều hành như ông Agrawal “vì lý do chính đáng” trước khi họ kiếm được tiền từ quyền chọn mua cổ phiếu của mình. “Nếu chúng tôi trì hoãn đến sáng mai, chúng tôi sẽ phải trả nhiều hơn 200 triệu USD so với việc cắt đứt nó vào tối nay”.
Theo Musk, nhóm người này đã nói dối về số lượng tài khoản bot và đánh lừa ông cũng như các nhà đầu tư. Theo dữ liệu chính thức, tỷ lệ tài khoản giả trên Twitter chưa đến 5%. Trong quá trình tranh chấp tại tòa, ông Musk lấy đây làm lý do để chấm dứt kế hoạch mua lại.
Trước 5h chiều ngày 27/10, sau khi xác nhận tiền đã được chuyển thành công, Musk đã hoàn tất giao dịch trước vài giờ. Agrawal, người đang chuẩn bị nộp đơn từ chức, thì quyền truy cập vào email công ty của ông đột nhiên bị cắt, ông và 3 cấp phó cấp cao được thông báo bị sa thải.
Ngày hôm sau, cổ phiếu Twitter bị hủy niêm yết và ông Musk chính thức lên nắm quyền.
(Hết)
Về tác giả cuốn tiểu sử “Elon Musk”: Ông Walter Isaacson là nhà viết tiểu sử nổi tiếng người Mỹ, ông sinh ra ở New Orleans, Mỹ, học tại Đại học Harvard của Mỹ và Cao đẳng Pembroke của Đại học Oxford ở Anh. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp phóng viên tại tờ Sunday Times của Anh. Ông từng giữ chức tổng biên tập tạp chí nổi tiếng “Time” của Mỹ và chủ tịch tập đoàn truyền thông khổng lồ thế giới CNN. Ông cũng viết nhiều cuốn tiểu sử bán chạy khác như “Steve Jobs”, “Benjamin Franklin: An American Life”, “The Wise Men: Six Friends and the World They Made” (đồng tác giả), “Einstein: His Life and Universe”, v.v.