Giọt nước tự “chạy” từ thấp lên cao nhờ hiệu ứng Leidenfrost (video)
Nếu bạn từng đổ nước vào một cái chảo nóng, có thể bạn đã chứng kiến hiệu ứng Leidenfrost xảy ra.
Khi bạn nhỏ nước vào một bề mặt nóng 200 độ C (gấp đôi nhiệt độ sôi của nước), thay vì nằm im và từ từ bốc hơi, nước sẽ đóng thành giọt, xao động và di chuyển trên bề mặt.
Nguyên nhân là do nhiệt độ cao đã hình thành một lớp hơi ngăn cách giữa nước và bề mặt nóng, làm cho giọt nước “trôi nổi” thay vì bốc hơi ngay lập tức.
Người ta biết đến hiệu ứng Leidenfrost từ lâu, nhưng các nhà vật lý tại ĐH Bath đã khám phá ra rằng, với điều kiện thích hợp, nước có thể chạy theo hướng, di chuyển sang trái hay phải.
>> Yếu mềm mà vẫn bất bại: Tư tưởng của Lão Tử về nước
Cụ thể, khi áp dụng hiệu ứng Leidenfrost trên một bề mặt có các sóng răng cưa liên tục, giọt nước sẽ không đứng yên mà di chuyển theo hướng. Tiếp đó, khi di chuyển, giọt nước sẽ xiên sang phải hay trái tại các mức nhiệt độ khác nhau.
Nếu các sóng răng cưa đủ sắc, giọt nước thậm chí có thể chạy từ thấp lên cao.
“Chúng tôi cho rằng, các giọt nước sẽ thay đổi hướng tùy theo tốc độ bay hơi từ bề mặt và mức độ trôi nổi của giọt nước, kết hợp với hiệu ứng từ bề mặt răng cưa giúp tạo lực đẩy chạy từ thấp lên cao,” nhà nghiên cứu Alex Grounds cho biết.
Cuộc thí nghiệm còn tạo ra hẳn một mê cung với các con đường có sóng răng cưa, và tăng nhiệt độ để xem nước sẽ chạy “tung tăng” như thế nào. Và kết quả thật mãn nhãn…
Thí nghiệm này có thể dùng để phát triển thêm các phương pháp tiên tiến giúp kiểm soát giọt nước nhỏ và truyền nhiệt, hay trong các hệ thống làm lạnh với thiết bị cố định.
Theo Colossal, Daily Mail,
Phong Trần tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa khoa học vui hiệu ứng Leidenfrost