Công ty mẹ của Google là Alphabet đã hướng theo gia nhập hàng ngũ nhiều công ty Mỹ giảm các dự án đa dạng hóa: từ bỏ mục tiêu tăng tỷ lệ các nhóm chưa được đại diện đầy đủ trong đội ngũ nhân sự công ty; ngoài ra họ cũng đang xem xét lại chương trình Đa dạng (Diversity), Bình đẳng (Equity) và Hòa nhập (Inclusion) – kế hoạch DEI nhằm mục đích được cho là để tạo ra môi trường làm việc công bằng và bao gồm mọi thành phần xã hội.

ky su google
Trụ sở Google. (Ảnh: Bumble Dee/ Shutterstock)

Giám đốc nhân sự Fiona Cicconi của Alphabet cho biết trong một email gửi nhân viên vào thứ Tư (5/2): “Năm 2020, chúng tôi đặt ra các mục tiêu tuyển dụng đầy tham vọng và tập trung vào việc mở rộng văn phòng bên ngoài California và New York để tăng tính đa dạng của nhân viên – nhưng trong tương lai chúng tôi sẽ không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng như vậy nữa”.

Xem lại cam kết về đa dạng hóa, hòa nhập

Hồi năm 2020, sau sự kiện người đàn ông da màu George Floyd thiệt mạng do cảnh sát thì Google đã trở thành một trong những công ty công nghệ tích cực nhất trong việc thúc đẩy các chính sách mang tính hòa nhập. Vào thời điểm đó, CEO Sundar Pichai đã đặt mục tiêu trong ban lãnh đạo của Google đến năm 2025 cần tăng được 30% số người thuộc nhóm không mang tính đại diện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó có khoảng 96% lãnh đạo của Google ở Mỹ là người da trắng hoặc gốc châu Á, đồng thời thành phần quản lý cấp cao là nam giới trên phạm vi toàn cầu của Google chiếm 73%.

Năm 2021, Google bắt đầu đánh giá xem xét vấn đề về tính Đa dạng (Diversity), Bình đẳng (Equity) và Hòa nhập (Inclusion) trong thành phần quản lý cấp cao của họ. Trước đó, một quản lý nghiên cứu AI nổi tiếng đã bị Google sa thải sau khi chỉ trích chương trình đa dạng hóa của công ty – vấn đề đã làm dấy lên gây tranh luận. Năm 2024, Giám đốc đa dạng (Chief Diversity Officer) của Google là Melonie Parker cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng công ty đã đạt được 60% mục tiêu 5 năm về vấn đề này.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố hôm thứ Tư (5/2), một phát ngôn viên của Alphabet cho biết công ty hiện không cập nhật về các mục tiêu mà CEO Pichai đặt ra. Ngoài ra, trong hồ sơ hàng năm báo cáo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Alphabet đã loại bỏ một cam kết mà từ lâu họ luôn theo đuổi là “Cam kết tích hợp đa dạng, công bằng và hòa nhập trong mọi công việc; phát triển một đội ngũ nhân viên đại diện cho người dùng” – Cam kết này đã xuất hiện trong báo cáo thường niên từ năm 2021 đến 2024. Một phát ngôn viên của Alphabet giải thích rằng việc bỏ vấn đề này là để xem xét kỹ lưỡng về kế hoạch DEI.

Điều chỉnh chính sách nhà thầu liên bang

Là một nhà thầu liên bang cung cấp các dịch vụ như điện toán đám mây cho Chính phủ Mỹ, Google cũng cho biết họ đang xem xét các kế hoạch DEI liên quan đến những thay đổi chính sách của chính quyền Trump. “Vì chúng tôi là nhà thầu liên bang, nhóm của chúng tôi đang đánh giá các điều chỉnh kế hoạch để tuân thủ phán quyết mới nhất của tòa án và lệnh hành pháp của Mỹ”, Cicconi viết trong email.

Nhưng Google cho biết họ vẫn sẽ giữ lại các nhóm nhân viên nội bộ, chẳng hạn như “Người chuyển giới Google”, “Mạng lưới nhân viên Google người da đen”,“Liên minh người khuyết tật”, những người sẽ tiếp tục đưa ra lời khuyên trong các quyết định về sản phẩm và chính sách.

Công ty công nghệ thường giảm chương trình DEI

Google không phải là công ty công nghệ duy nhất cắt giảm chương trình DEI. Meta cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ vào tháng Một rằng họ sẽ chấm dứt chương trình DEI, bao gồm các lĩnh vực như tuyển dụng, đào tạo và lựa chọn nhà cung cấp.

Amazon cũng đề cập trong một bản ghi nhớ cho nhân viên rằng công ty đang loại bỏ các kế hoạch không phù hợp liên quan đến tính đại diện và tính hòa nhập [về công bằng nhóm xã hội trong quản trị kinh doanh].

Gần đây được cổ vụ từ phán quyết năm 2023 của Tòa án Tối cao Mỹ, khiến phe bảo thủ tại Mỹ dần bãi bỏ các chính sách hành động về công bằng nhóm xã hội trong tuyển sinh đại học, họ đã liên tục không ủng hộ DEI và đe dọa sẽ kiện các công ty thực hiện chính sách đó, xu hướng này đang thúc đẩy ngày càng nhiều công ty xem xét lại chiến lược “đa dạng và hòa nhập” của họ.