Hộp sọ 260.000 năm tuổi tìm thấy ở Trung Quốc có thể viết lại lịch sử tiến hóa
- thiện tâm
- •
Phát hiện mới về hộp sọ người có tuổi thọ 260.000 năm tuổi được tìm thấy tại Trung Quốc năm 1978 khẳng định người này có nguồn gốc loài giống như loài người chúng ta hiện nay – người tinh khôn (Homo sapiens). Điều này có thể thổi bùng lên ngọn lửa tranh cãi về nguồn gốc con người “ngoài châu Phi”.
Các nhà nghiên cứu về nhân chủng học vẫn thường cho rằng loài người tinh khôn hay còn được gọi là người hiện đại (Homo sapiens) hiện nay tiến hóa ở Châu Phi khoảng 200.000 năm trước và họ rời châu Phi để đến khắp nơi trên thế giới khoảng 120.000 năm trước.
Lịch sử nguồn gốc con người bị đẩy sớm 100.000 năm với phát hiện ở Ma-rốc
Mùa hè 2017, dòng lịch sử về tiến hóa của loài người bị gặp một thách thức lớn khi các khoa học công bố rằng dấu tích người tinh khôn đã tồn tại từ 300.000 đến 350.000 năm trước, được tìm thấy ở Jebel Irhoud, Ma-rốc. Việc đẩy sớm lịch sử loài người tinh khôn thêm 100.000 năm không phải là một điều chỉnh nhỏ.
Đến tháng 11/2017, hộp sọ người Đại Lệ (Dali man skull) cho thấy rằng người tinh khôn đã tồn tại cách đây 260.000 năm ở Trung Quốc. Tức là cách Ma-rốc khoảng 10.000 km.
Phát hiện của một nhà khoa học về hộp sọ người Đại Lệ bị phớt lờ
Ngô Tân Chí (Xinzhi Wu), nhà nhân chủng học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đã lên tiếng thông báo về hộp sọ Đại Lệ ngay sau khi nó được tìm thấy ở Đại Lệ, tỉnh Thiểm Tây. Ông đã thấy nhiều điểm tương đồng giữa sọ và con người hiện đại, nhưng ý kiến của ông đã bị bỏ qua bởi vì tuổi thọ của hộp sọ không phù hợp với những hiểu biết của con người vốn đã phổ biến và dạy trong trường học.
Gần đây, ông Ngô đã hợp tác với Sheela Athreya tại Đại học Texas A&M để tiến hành phân tích chiếc hộp sọ này. Báo cáo của 2 ông đã được xuất bản ngày 25/10/207 trên Tạp chí Nhân chủng học Hoa Kỳ. Dựa trên những thông tin mới có từ Ma-rốc, ông Ngô và Athreya đã xác nhận rằng chiếc hộp sọ Đại Lệ thể hiện rằng người tin khôn Homo sapiens đã có mặt ở Trung Quốc 260.000 năm trước.
Hộp sọ Đại Lệ cho thấy thuyết nguồn gốc người tinh khôn đến từ Châu Phi có thể là sai
Hai nhà khoa học này cho rằng người tinh khôn không chỉ bắt đầu ở Châu Phi và sau đó di chuyển đến phần còn lại của thế giới. Thay vào đó, người tin khôn đã có mặt ở Trung Quốc một cách độc lập tối thiểu 260.000 năm trước sau đó bị hòa lẫn với những người đến từ phương Tây.
Đây là quan điểm khá cởi mở về nguồn gốc của con người và cũng cho thấy người hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới từ rất lâu. Cũng đồng nghĩa quan điểm về sự tiến hóa của người hiện đại ở châu Phi 200.000 năm trước và sau đó di chuyển đến các nơi khác ngoài châu Phi có thể là sai lầm.
Các tác giả nghiên cứu đã viết: “Mặc dù một mẫu vật không thể là nền tảng cho những kết luận rộng rãi về sự tiến hoá của con người, hộp sọ Đại Lệ là một trường hợp đặc biệt cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử tiến hóa của người tinh khôn ở Đông Á với chứng cứ đầy đủ và tính chính xác về thời gian”
Hộp sọ ở Trung Quốc là điểm yếu của thuyết tiến hóa
Học thuyết rằng con người có duy nhất một nguồn gốc (monogenesis) đã được xuất bản trong tác phẩm Nguồn gốc loài Người (1871) của Charles Darwin. Với những mẫu vật khảo cổ học được phát hiện những năm 1980, các nhà nhân chủng học cho rằng người Homo sapiens cổ xưa tiến hóa thành loài người hiện đại chỉ duy nhất ở châu Phi và khoảng giữa 200.000 và 100.000 năm trước. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hộp sọ người tinh khôn ở Ma-rốc và ở Đại Lệ, Trung Quốc khẳng định rằng hiểu biết của các nhà khoa học về nguồn gốc của con người còn khá hạn chế, và thuyết duy nhất một nguồn gốc (monogenesis) của Charles Darwin trong thuyết tiến hóa của ông cần được xem xét lại.
Không những các nhà khoa học không tìm thấy được các di chỉ khảo cổ ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin, mà người ta còn tìm ra rất nhiều các di chỉ khảo cổ phản bác lại thuyết tiến hóa, thậm chí còn chứng minh rằng thuyết tiến hóa của Darwin là sai lầm.
Thiện Tâm tổng hợp
Từ khóa vén màn thuyết tiến hoá thuyết tiến hoá đạo đức trong khoa học