Làm thế nào để đảo ngược tình trạng lão hóa gây ra bởi COVID-19?
- Thu Mộc
- •
Các chuyên gia từ Đại học Cambridge, Vương quốc Anh và Đại học Y Imperial College London đã nghiên cứu tác động của COVID-19 đối với khả năng nhận thức của con người. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí EClinical Medicine.
46 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020 đã được đánh giá nhận thức với các công cụ chuẩn hóa trên máy tính về mức độ lo lắng, trầm cảm và theo dõi từ 6 – 10 tháng sau khi bị bệnh cấp tính.
Kết quả cho thấy, sự chú ý, khả năng giải quyết vấn đề phức tạp và chức năng ghi nhớ của bệnh nhân giảm đáng kể. Đặc biệt, mức độ suy giảm nhận thức của họ tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh cấp tính được ghi nhận trong thời gian nằm viện, nhưng không phải là tình trạng mệt mỏi hoặc sức khỏe tâm thần tại thời điểm đánh giá nhận thức.
Sự thiếu hụt khả năng nhận thức ở bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng tương tự như mô hình suy giảm nhận thức ở độ tuổi 50-70. Có thể nói, não đã già đi 20 tuổi và mất 10 điểm IQ. Ngoài ra, sự phục hồi nhận thức sau COVID-19 diễn ra rất chậm.
Nhiễm COVID-19 làm tăng tốc độ “đồng hồ lão hóa”
Sự lão hóa đầu tiên của cơ thể diễn ra tại tế bào. Quá trình sinh học của lão hóa được phản ánh bởi các dấu hiệu phân tử, bao gồm biến đổi gen biểu sinh (epigenetic) và tiêu hao Telomeres. Sự methyl hóa DNA có tương quan với quá trình epigenetics và được sử dụng để ước tính quá trình lão hóa của các mô, hay nói cách khác giúp xác định tuổi sinh học.
Sự lão hóa của tế bào là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý mạn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, thoái hóa thần kinh,… Khi một tế bào bị lão hóa, nó sẽ tiết ra các chất trung gian gây viêm, khiến các tế bào xung quanh cũng nhanh chóng bước vào chu kỳ lão hóa. Giống như một quả chuối chín sẽ tiết ra ethylene làm chín các quả khác. Đó cũng là lý do người già thường có mùi đặc trưng.
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra, nhiễm COVID-19 làm tăng nhanh quá trình lão hóa, tác động lên cả biến đổi gen biểu sinh và rút ngắn telomeres.
So sánh giữa nhóm khỏe mạnh, COVID-19 nhẹ và bệnh nghiêm trọng, các nhà khoa học nhận thấy rằng tốc độ “lão hóa biểu sinh” và rút ngắn Telomeres tăng dần theo thứ tự. Ngoài ra, bệnh nhân COVID-19 phát triển viêm phổi cũng tăng tốc độ lão hóa biểu sinh nhanh hơn đáng kể so với nhóm không viêm phổi.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications dựa trên phân tích mẫu máu của 232 người khỏe mạnh, 194 bệnh nhân COVID-19 nhẹ và 213 bệnh nhân COVID-19 nặng.
Nghiên cứu ở trên được thực hiện trước khi xuất hiện chủng Omicron. Theo ước tính, mức độ lão hóa và các di chứng do biến thể này gây ra thấp hơn đáng kể so với chủng cũ.
Một thử nghiệm trên mô tế bào phổi và gan người trong ống nghiệm cho thấy, protein đột biến của virus corona (gây bệnh COVID-19) có thể gây ra các dấu hiệu lão hóa bằng cách tăng cường các yếu tố gây viêm như cytokine, ROS, men đánh dấu lão hóa Beta-galactosidase…
Phần lớn các loại vắc-xin đã được sử dụng đều tạo ra loại protein đột biến này. Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học rằng, nó có mang lại nguy cơ lão hóa nhanh không? Trong trường hợp này, những người cao tuổi hoặc người cao tuổi đã có sự tích tụ của các tế bào già có thể có khả năng cao bị lão hóa nội tiết sau khi tiêm chủng.
Có thể trì hoãn hoặc đảo ngược quá trình lão hóa không?
Đây có thể coi là mơ ước của nhân loại từ xa xưa. Thông qua việc hiểu biết ngày càng rộng rãi về các cơ chế lão hóa, liệu con người có thể chạm tới giấc mơ này không?
Trên thực tế, chế độ ăn uống hàng ngày, thói quen và lối sống của chúng ta đều ảnh hưởng đến “lão hóa biểu sinh” hay sự methyl hóa gen. Ví dụ, thịt đỏ tạo ra các sản phẩm cuối cùng trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao có liên quan đến lão hóa tế bào; thịt gia cầm và cá tương đối lành mạnh hơn. Vitamin trong trái cây và rau quả giúp tế bào duy trì trạng thái trẻ trung.
Ngoài ra, có một cách có thể đảo ngược lão hóa.
Năm 2017, các học giả Hoa Kỳ và Pháp đã công bố nghiên cứu cho thấy thiền định có ảnh hưởng đến “lão hóa biểu sinh”. 18 người có kinh nghiệm thiền định từ 5-10 năm và 20 người không thiền định được kiểm tra sự methyl hóa DNA của tế bào máu ngoại vi.
Họ đã tìm thấy quỹ đạo gia tốc lão hóa biểu sinh ở nhóm người thiền khác với nhóm chứng. Có sự gia tăng tốc độ lão hóa theo tuổi ở nhóm người không thiền định, điều này không xảy ra với nhóm người thiền, nói cách khác thiền định có tác dụng bảo vệ về mặt lão hóa biểu sinh về lâu dài. Giải thích vấn đề này, các tác giả cho rằng việc tích lũy các căng thẳng, stress có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa biểu sinh. Thiền định giúp giảm căng thẳng tâm lý có thể góp phần vào việc ổn định tốc độ lão hóa. Phát hiện cũng cho thấy tác dụng này của thiền định có thể tiến triển và tích lũy theo thời gian, hay nói cách khác thực hành thiền định càng lâu dài, hiệu quả càng cao.
Những nghiên cứu trước đó cũng cho thấy thiền định có ảnh hưởng tới các dấu hiệu lão hóa sinh học, đặc biệt là sự hiện diện của Telomeres dài hơn ở những người thiền định lâu năm, hay sự gia tăng hoạt động của Telomeres sau 3 tháng thiền định, v.v.
Năm 2016, trường Đại học California, Hoa Kỳ và Đại học quốc gia Úc đã công bố một nghiên cứu về tuổi của não ở hai nhóm người trên 50 tuổi có thiền và không thiền. Họ quan sát thấy rằng, ở tuổi 50, não của những người thực hành thiền ước tính trẻ hơn 7,5 tuổi so với nhóm đối chứng, đặc biệt cứ mỗi năm trên 50 tuổi, não của những người thiền định ước tính trẻ thêm 1 tháng 22 ngày. Một người tập thiền 50 tuổi thì não của họ tương đương 42,5 tuổi, còn người 60 tuổi thì não họ chỉ mới 51 tuổi.
Nhìn chung, những phát hiện này dường như cho thấy rằng thiền định có lợi cho việc bảo tồn não, bảo vệ hiệu quả chống lại chứng teo do tuổi tác với tốc độ lão hóa não chậm hơn liên tục trong suốt cuộc đời.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
Thu Mộc
Từ khóa lão hóa COVID-19 hậu COVID-19