Người phát minh ra khẩu trang N95 là một tiến sĩ Đài Loan
- Trí Đạt
- •
Hiệp hội sản phẩm không dệt Đài Loan hôm 6/4 đăng bài viết cho biết, người phát minh khẩu trang N95 là một kỹ sư Đài Loan ưu tú và kín tiếng – Tiến sĩ Thái Bỉnh Diệc (Peter Tsai). Ông Thái Bỉnh Diệc không chỉ là người phát minh khẩu trang N95, mà một bản hỏi – đáp kiến nghị về sử dụng khẩu trang và tiêu độc được người dân Đài Loan truyền rộng rãi cũng là do ông cung cấp.
Viêm phổi Vũ Hán hoành hành, người dân Đài Loan càng hiểu rõ hơn về vũ khí phòng chống dịch, trong đó, khẩu trang N95 có năng lực lọc mạnh cũng đã trở thành “vệ sĩ” của các nhân viên y tế. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng phát minh quan trọng này lại là do một người Đài Loan nghĩ ra. Hiệp hội Sản phẩm không dệt Đài Loan hôm 6/4 đã có bài viết nói rằng người phát minh khẩu trang N95 là một vị kỹ sư ưu tú và kín tiếng – Tiến sĩ Thái Bình Diệc.
Theo Hiệp hội trên, chữ “N” để ký hiệu của cụm từ “Not Resistant to Oil”, tức là không chống được chất dầu, còn “95” biểu thị có thể lọc được ít nhất 95% các vi hạt như virus, bụi, phấn hoa, khói mù, khói bụi. Như vậy, khẩu trang N95 có thể hiểu là loại khẩu trang dùng để bảo vệ sức khỏe, đạt tiêu chuẩn lọc được các loại hạt siêu nhỏ với kích thước 0.3μm. Tương tự như khẩu trang y tế, cấu tạo chính của khẩu trang N95 bao gồm lớp ngoài chống ướt, lớp hấp phụ lọc trung gian và lớp trong dính sát vào da, nguyên liệu vật liệu dùng để sản xuất khẩu trang này đều là vật liệu cao phân tử Polypropylen.
Trong đó lớp ngoài chống ướt và lớp trong dính sát vào da, phần lớn đều sử dụng nguyên liệu vải không dệt, đường kính các sợi vải không dệt trong khoảng 15 – 40μm, tính thoáng khí rất tốt, nhưng hầu như không có khả năng lọc, nên nó được dùng làm lớp ngoài cùng và trong cùng của khẩu trang, chủ yếu là để định hình và bảo vệ lớp vải tĩnh điện không dệt ở giữa.
Còn lớp vải tĩnh điện không dệt (melt-blown nonwovens) ở giữa là công nghệ cốt lõi trong sản xuất khẩu trang. Nguyên lý lọc của vải tĩnh điện không dệt nằm ở các sợi (có đường kính 1 – 5μm) được xếp lẫn lộn và tỉ mỉ, có thể nói là không để chỗ trống nào cho bụi, vi bọt chứa virus, vi khuẩn có thể chui vào, từ đó phát huy tác dụng cốt lõi là lọc và ngăn cách.
Tuy nhiên, việc sản xuất vải tĩnh điện lại cần có sự hỗ trợ của 2 công nghệ chính. Thứ nhất, vải thổi nhiệt cần phải sử dụng công nghệ sản xuất ổn định và chính xác, cần phải kéo ra được các sợi siêu nhỏ có đường kính trung bình dưới 5μm. Thứ hai, các sợi được kéo ra buộc phải qua xử lý tĩnh điện, để cho bề mặt chúng mang theo lượng lớn hạt tĩnh điện, nhờ tác dụng hấp phụ để giữ lại các vi hạt, đây là điểm quan trọng của chức năng lọc bảo vệ.
Tiến sĩ Thái Bỉnh Diệc có kiến thức sâu rộng về vật liệu, đồng thời nghiên cứu về công nghệ thổi nóng sợi vải không dệt xử lý tĩnh điện, hiện tại có thể dùng công nghệ thành thục dưới áp lực cao và không khí nhiệt độ cao để kéo vật liệu thành sợi siêu nhỏ. Trong công nghệ xử lý tĩnh điện, ông cũng có cống hiến mang tính cách mạng, lợi dụng điện trường để ion hóa không khí trung tính tạo ra các ion và electron tích điện trái dấu, sau đó sử dụng điện trường và cảm ứng từ làm cho vải không dệt mang điện, có thể hấp phụ các vật thể rất nhỏ xuyên qua lớp ngoài khẩu trang.
Vải không dệt tĩnh điện thu được bằng phương pháp này có khả năng lọc các hạt trong không khí gấp 10 lần so với các loại không có tĩnh điện, và sẽ không cản trở lưu thông không khí, công nghệ này cũng đã trở thành nền tảng của khẩu trang N95.
Bài viết của Hiện hội này cũng nói, là người đi đầu trong lĩnh vực vải không dệt, hiện ông Thái Bỉnh Diệc có 12 bản quyền phát minh của Mỹ, hơn 20 giấy phép sản phẩm thương mại, công nghệ của ông được ngành công nghiệp sử dụng rộng rãi trong hơn 30 năm; ngoài khẩu trang N95, còn có sản phẩm khác như hệ thống lọc không khí HVAC.
Ông có 35 năm công tác tại Đại học Tennessee (Mỹ), và mới nghỉ hưu hồi năm ngoái. Năm ngoái ông tiếp tục nhận được Giải thưởng B. Otto and Kathleen Wheeley của Đại học Tennessee cho một phát minh mới vào tháng 12/2019; ông là người đầu tiên trong lịch sử của Đại học Tennessee 2 lần nhận giải thưởng này.
Người dân Đài Loan mặc dù không hẳn gặp Tiến sĩ Lã Bỉnh Diệc, nhưng có thể đã đọc được bài viết của ông. Trên mạng internet tại Đài Loan, hiện có không ít người chia sẻ bộ hỏi – đáp về kiến nghị sử dụng khẩu trang và tiêu độc, cũng là do ông Thái Bỉnh Diệc viết. Bài viết của Hiệp hội nói rõ việc liệu có thể dùng cách gia nhiệt để khử trùng, có thể khử trùng nước axit hypochlorous hoặc giặt khẩu trang hay không.
Theo đó, khẩu trang chất lượng cao, trong điều kiện sát khuẩn 70 độ C trong 30 phút, điện tích tổn thất rất nhỏ, có thể xử lý gia nhiệt 30 phút làm nhiều lần. Khẩu trang có thể giặt bằng nước hay không thì phải xem chất liệu làm khẩu trang là gì, thông thường tĩnh điện sẽ không bị mất, nhưng không thể nói tất cả các loại khẩu trang đều như vậy, chỉ giới hạn trong những loại khẩu trang sử dụng chất liệu đạt tiêu chuẩn.
Trí Đạt
RADIO: 300.000 người Mỹ bị lây nhiễm, người Đại Lục đốt pháo ăn mừng
Radio: Hơn 300.000 người Mỹ bị lây nhiễm, người Đại Lục đốt pháo ăn mừng
Về số người được xác nhận lây nhiễm tại Mỹ, ông Dương Kiến Lợi nói: “Hiện tại, ở Mỹ số người xác nhận lây nhiễm đang tăng mạnh mỗi ngày. Dường như điều này khiến người ta hoảng sợ. Hơn nữa, ở Trung Quốc lại khởi động bộ máy tuyên truyền để tuyên truyền Mỹ đang trở nên tồi tệ, sai lầm trong phòng chống dịch. Chúng tôi ở Mỹ, nhìn thấy một cách rõ ràng, chính là Mỹ làm rất tốt trong việc phòng chống dịch.”Xem thêm bài viết tại: https://trithucvn.org/trung-quoc/hon-200-000-nguoi-my-lay-nhiem-nguoi-dai-luc-dot-phao-an-mung.html
Posted by Trí thức Việt Nam on Tuesday, April 7, 2020
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV khẩu trang N95 COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng Người Đài Loan Dòng sự kiện virus corona