Di truyền học Sóng-Ngôn ngữ: hướng đi mới của di truyền học (Phần 1)
Các nhà khoa học cho rằng chỉ 2% DNA của loài người mang theo gen có chức năng di truyền, từ đó tạo nên cơ thể hoàn thiện, 98% DNA còn lại bị coi là “rác” vì không có chức năng di truyền. Tuy vậy, các nghiên cứu đột phá đã phát hiện rằng 98% DNA “rác” đóng vai trò chính trong quá trình di truyền, vì toàn bộ bộ gen của con người hoạt động như một cỗ máy tính sinh học thông minh, giao tiếp với nhau bằng sóng vô tuyến và trường vật chất, dựa trên quy tắc ngôn ngữ thông minh giống như ngôn ngữ con người.
Các nghiên cứu cho thấy bộ gen người gồm khoảng 20.000 gen cấu tạo từ DNA có khả năng mã hóa protein (chiếm khoảng 2% số DNA) và gen không mã hóa (chiếm khoảng 98% số DNA). Trong đó con người có 96% gen mã hóa giống với tinh tinh, 90% gen mã hóa giống với mèo, 85% giống chuột, 80% giống với bò và có đến 60% gen giống với một quả chuối.
Nhưng làm sao để 4%, 10%, 15%, 20% và 40% gen còn lại khiến con người khác với tinh tinh, chuột, bò và một quả chuối? Nghiên cứu đột phá từ nhà khoa học Nga đã hé mở về bản chất bộ máy di truyền của các sinh vật trên Trái đất.
Các nhà di truyền học và sinh học phân tử cho rằng bộ máy di truyền của mọi sinh vật trên Trái đất, tính cả cả con người bao gồm tất cả các vật chất di truyền chứa trong một cơ thể sinh vật. Những vật chất di truyền này gồm DNA ở nhiễm sắc thể, DNA ngoài nhiễm sắc thể và cả các RNA (nếu là RNA virus). ”Thuyết trung tâm” hay “giáo điều trung tâm” của di truyền học và sinh học phân tử phát biểu rằng:
- Bộ máy di truyền hoạt động như một cấu trúc thuần túy vật chất.
- Tất cả các chức năng kiểm soát di truyền của một sinh vật được định vị trong khoảng 2% DNA, được gọi là DNA mã hóa, cung cấp thông tin về các tạo ra protein. 98% còn lại của bộ máy di truyền không mã hóa gì, là các DNA rác hoặc DNA bỏ đi.
2% DNA mã hóa protein và RNA. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng gen của người hoặc gen của ruồi hoặc gen của sâu hoặc gen của thực vật hầu như không thể phân biệt được.
Các nhà khoa học sử dụng ngôn ngữ của phép loại suy và phép ẩn dụ để giải thích bộ máy di truyền hoạt động như thế nào?
Họ ví mỗi phân tử nucleotide trong chuỗi DNA được ký hiệu là A, T, C, G tương đương với mỗi chữ cái trong cuốn sách. Mỗi nhóm 3 phân tử nucleotide tạo mã di truyền (mã DNA – codon – quy định 1 loại axit amin), tương đương mỗi từ trong cuốn sách. Các nhóm mã di truyền kết hợp với nhau tạo thành các gen, tương ứng với các chương của cuốn sách. Các gen tạo thành các nhiễm sắc thể (chromosome), tương ứng với các cuốn sách. 23 cặp nhiễm sắc thể tạo thành bộ gen người (genome), tương ứng với một thư viện gồm 46 cuốn sách.
Cấu tạo vật chất của các phân tử DNA là chuỗi xoắn kép nổi tiếng, bao gồm các phân đoạn (còn gọi là trình tự hoặc sequence) là các gen. Theo các nhà khoa học, về bản chất, bộ máy di truyền hoạt động như sau: Các văn bản, được viết bằng “ngôn ngữ DNA”, đầu tiên được sinh vật dịch sang “ngôn ngữ RNA” và sau đó sang “ngôn ngữ Protein”. Và protein là thứ mà chúng ta chủ yếu được tạo thành. Protein thực hiện hai chức năng chính trong cơ thể sinh vật: chúng chuyển hóa các chất mà chúng ta ăn và tham gia vào quá trình hình thành, tức là sự phát triển của tổ chức không gian-thời gian của một sinh vật.
Những gì di truyền học hiện không thể giải thích
Như ta đều biết, sự khác biệt sinh học rất lớn giữa các loài khác nhau được truyền từ cha mẹ sang con cái. Nói cách khác, có sự khác biệt di truyền rất lớn giữa các sinh vật khác nhau. Đồng thời, các gen và protein thực tế giống nhau đối với các loài khác nhau. Do đó, chúng ta có thể coi các protein như một tập hợp các “viên gạch” có thể được sử dụng để xây dựng và duy trì tất cả các loại “ngôi nhà”, tức là các sinh vật: thực vật, động vật, con người. Một vấn đề chưa được giải quyết: làm thế nào để giải thích sự khác biệt lớn trong quá trình phát sinh hình thái, tức là trong quá trình phát triển của một sinh vật từ phôi thai, giữa các loài khác nhau?
Từ quan điểm của thuyết tiến hóa vốn loại bỏ mọi thứ không cần thiết, việc bộ gen (tổng cộng tất cả các vật liệu di truyền) của một sinh vật có đến 98% rác là điều vô nghĩa và không thể chấp nhận được.
Các nhà di truyền học và phôi học đã phát hiện ra sự tồn tại của các protein đặc biệt xác định hình dạng và kích thước của các bộ phận cụ thể của phôi, ví dụ như bàn tay, tai, v.v. Tuy nhiên, mô tả này chứa đựng một vấn đề quan trọng chưa được giải quyết, cụ thể là một số protein này được tổng hợp trong một nơi của một sinh vật, trong khi hành động của chúng dưới dạng mệnh lệnh ngay lập tức được thể hiện ở một nơi khác của phôi cách biệt với nơi đầu tiên hàng trăm tế bào. Không có lời giải thích cho việc truyền lệnh từ xa ngay lập tức này.
Các dữ liệu thí nghiệm thách thức “thuyết trung tâm” của di truyền học và mô hình khoa học sự sống
Một số dữ liệu thực nghiệm quan trọng được tích lũy trong những thập kỷ gần đây chỉ ra những lỗ hổng và mâu thuẫn đáng kể trong thuyết trung tâm của di truyền học. Hơn nữa, các dữ liệu này thách thức các nhà khoa học tìm thấy sự can đảm trong chính mình để suy nghĩ lại và sửa đổi toàn bộ cơ sở hiểu biết của chúng ta về bản chất của sự sống. Dưới đây là tóm tắt nổi bật của các dữ liệu này.
Hiệu ứng bóng ma DNA (Phantom DNA)
Năm 1984, Tiến sĩ Peter P. Gariaev đặt DNA trong một lọ thạch anh sau đó dùng tia laser cường độ yếu chiếu vào DNA, kết quả là DNA khiến các tia laser chạy thành đường xoắn kép bám theo hình dáng đặc trưng của chuỗi xoắn kép DNA và hấp thụ toàn bộ lượng tử ánh sáng được chiếu vào.
Sau khi bỏ phân tử DNA ra lọ thạch anh, tại chỗ có phân tử DNA trước đây, các tia sáng laser chiếu vào vẫn tiếp tục chạy theo đường xoắn kép giống như khi phân tử DNA vẫn có ở đó, dường như có một “bóng ma của DNA” tại đó.
Dùng khí nitơ để thổi “bóng ma DNA” đi, hiệu ứng laser biến mất nhưng lại quay trở lại sau 5-8 phút. Bóng ma DNA biến mất hoàn toàn sau 1 tháng.
Hiệu ứng bóng ma lá cây (Phantom leaf)
Năm 1975 V. Adamenko ở Nga đã thực hiện thí nghiệm sau: sau khi một phần của chiếc lá cây tươi bị cắt 1 phần và phần còn lại được đặt vào trường điện từ tần số cao của máy chụp ảnh hào quang Kirlian, hình ảnh trực quan của toàn bộ chiếc lá xuất hiện. Nói cách khác, một hình ảnh ảo của phần cắt xuất hiện tồn tại trong 10-15 giây và có thể được ghi lại trên phim. Thí nghiệm đã được nhóm Peter P. Gariaev và nhiều phòng thí nghiệm khác trên thế giới mô phỏng lại.
Hiệu ứng “gương” tế bào
Trong thí nghiệm của Viện sĩ Vlail Petrovich Kaznacheev, một mô tế bào phân thành 2 bản mẫu giống nhau được đặt trong 2 hộp A và B được bịt kín đặt song song với nhau ở giữa đặt một miếng kính quang học mỏng.
Tiếp theo để virus và vi khuẩn xâm nhập tế bào A khiến nó mắc bệnh và chết đi, sau đó quan sát mẫu tế bào B, kết quả phát hiện khi ở giữa là tấm kính có thể chặn tia tử ngoại thì mẫu tế bào B vẫn bình thường.
Đổi thành miếng kính thạch anh có thể cho tia tử ngoại xuyên qua thì khi tế bào A mắc bệnh và tử vong, thì sau 2 đến 4 giờ mẫu tế bào B cũng mắc bệnh tương tự. Tỷ lệ lây nhiễm không tiếp xúc này ở mức cao từ 70% đến 80%.
Tương tác xa giữa các phôi
Năm 2000 nhà khoa học V. Burlakov ở Nga đã phát hiện ra các hiện tượng sau. Hai phôi A và B của một loài cá ở các giai đoạn phôi khác nhau trong quá trình phát triển được đặt vào các hộp thủy tinh hàn kín, ngăn cách với nhau bằng một tấm thạch anh.
Sau vài ngày, các phôi bắt đầu xuất hiện các dị tật. Và điều thú vị hơn nữa, các loại dị tật phụ thuộc vào sự khác biệt về giai đoạn phát triển phôi giữa hai phôi. Đặc biệt, cùng một giai đoạn phôi của phôi A, các giai đoạn phôi khác nhau của phôi B sẽ dẫn đến các dị tật khác nhau cho phôi A.
Theo lý thuyết hình thành phôi và sinh học nói chung, bất kỳ tương tác xa nào giữa các phôi là không thể.
Kỹ thuật di truyền sóng chữa bệnh tiểu đường ở chuột
Một loạt gồm 3 thí nghiệm có giao thức giống hệt nhau được thực hiện bởi các nhóm của Viện sĩ Peter P. Gariaev vào năm 2000 tại Moscow, Nga, năm 2001 tại Toronto, Canada và năm 2005 tại Nizhniy Novgorod, Nga. Mục tiêu của các thí nghiệm là thử nghiệm công nghệ mới để tái tạo tuyến tụy bị tổn thương. Tuyến tụy là tuyến nội tiết quan trọng sản xuất insulin, một loại hormone chịu trách nhiệm chuyển hóa đường.
Nhóm chuột đối chứng (control) được tiêm một liều chất độc chết người là alloxan gây phá hủy tuyến tụy. Kết quả là tất cả những con chuột trong nhóm đối chứng đều mắc bệnh tiểu đường loại 1 (nồng độ đường huyết cao) và chết trong vòng 4-6 ngày. Sau đó, liều alloxan gây chết người được tiêm cho một nhóm chuột khác.
Và khi những con chuột trong nhóm thứ hai lâm vào tình trạng nguy kịch, chúng được tiếp xúc với một nguồn thông tin sóng chữa bệnh. Kết quả là những con chuột bị bệnh đã được chữa lành, lượng đường trong máu của chúng trở lại bình thường. Các cơ quan tuyến tụy bị thiếu của tất cả những con chuột trong nhóm này đã được tái tạo lại do ma trận thông tin di truyền mà chúng tiếp xúc.
Ma trận thông tin di truyền này được tạo bởi 1 máy tính sinh học khi chùm tia laser quét qua và đọc các thông tin di truyền của các chế phẩm sinh học được tạo ra từ tuyến tụy và lá lách của những con chuột sơ sinh khỏe mạnh cùng loài với những con được sử dụng trong các thí nghiệm.
Người ta có thể giải thích kết quả của thí nghiệm bằng phép loại suy sau: Tuyến tụy chứa các bộ phim DNA với thông tin về tình trạng khỏe mạnh của mình trong bộ máy di truyền của nó. Và thông tin về hình thái trong video này đã lập trình các tế bào gốc của những con chuột bị bệnh để tái tạo tuyến tụy của chúng. Thống kê tổng hợp cho cả 3 loạt thí nghiệm cho thấy nhìn chung, khoảng 90% số chuột đã được phục hồi tuyến tụy và sức khỏe của chúng hồi phục.
Trong một số thí nghiệm, máy tính sinh học đã được sửa đổi để cho phép truyền thành công thông tin chữa bệnh cho những con chuột bị bệnh ở khoảng cách lên tới 20 km. Lưu ý rằng không có trường vật lý nào đã biết có khả năng truyền tín hiệu cực kỳ yếu với kết quả mạnh mẽ như vậy.
Những kết quả thí nghiệm bên trên quả là những phát hiện chấn động, nhưng dường như chúng không được các nhà di truyền học quan tâm cho lắm. Tuy vậy, vẫn có những nhà khoa học dũng cảm chấp nhận những dữ liệu này để đưa ra một lý thuyết hoàn toàn khác về di truyền và cơ sở của sự sống. Mời quý độc giả xem tiếp các phần sau.
Thiện Tâm
Xem tiếp Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5
Tài liệu tham khảo:
[1] P.P.Gariaev, A.V.Tovmash, E.A.Leonova-Gariaeva: The Wave Genetics as reality
[2] Peter P. Gariaev*, Boris I. Birshtein*, Alexander M. Iarochenko*, Peter J. Marcer**, George G. Tertishny*, Katherine A. Leonova*, Uwe Kaempf ***: The DNA-Wave Biocomputer
[3] Brandon D. Murphy: Junk DNA: Doorway to Transformation
Xem thêm:
Từ khóa Dữ liệu di truyền di truyền học sóng-ngôn ngữ DNA Di truyền học