Hiệu ứng “bóng ma DNA” – chứng minh tồn tại cơ thể người ở không gian khác?
- Thiện Tâm
- •
Hiệu ứng “bóng ma DNA” (DNA phantom effect) là một trong những phát hiện đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sinh học di truyền. Nó không chỉ đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành một nhánh mới nghiên cứu về các hoạt động di truyền của bộ gen người mà còn góp phần khẳng định sự tồn tại của một cơ thể vô hình bí ẩn nhưng vô cùng quan trọng của con người.
DNA (DeoxyriboNucleic Acid) là phân tử mang thông tin di truyền, nó mã hóa (quy định) hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật.
“Hiệu ứng bóng ma DNA – DNA phantom effect”
Năm 1984, Viện sĩ người Nga, Peter P. Gariaev đặt DNA trong một lọ thạch anh sau đó dùng tia laser cường độ yếu chiếu vào DNA, kết quả là DNA giống như một miếng bọt biển khiến các tia laser chạy vòng thành hình xoắn ốc và hấp thụ toàn bộ lượng tử ánh sáng được chiếu vào.
Ánh sáng thông thường là thứ xuyên qua không gian với tốc độ cao và là thứ gì đó không thể lưu trữ. Nhưng thí nghiệm của Peter Gariaev lại chỉ ra lượng tử ánh sáng giống như thức ăn vậy, bất kỳ DNA nào cũng có thể lưu trữ các photon giống như con sóc cất giữ quả thông trong hốc để qua mùa đông.
Điều kỳ lạ hơn nữa, khi Peter P. Gariaev bỏ phân tử DNA ra khỏi lọ thạch anh, thì tại chỗ trước đây có phân tử DNA, các tia laser bị chiếu vào vẫn tiếp tục chạy thành hình xoắn ốc và biến mất một cách bí ẩn, giống hệt như khi phân tử DNA vẫn còn ở đó. Peter Gariaev còn phát hiện rằng hiện tượng các photon ánh sáng bị hấp thụ bởi không gian trống do DNA để lại tồn tại liên tục trong 30 ngày rồi mới kết thúc. Gariaev gọi hiện tượng này là hiệu ứng bóng ma DNA (DNA phantom effect).
Thí nghiệm này cho thấy DNA dường như đã tạo ra một trường năng lượng hoặc bản thân nó có kết nối, giao thoa với một trường năng lượng mà chúng ta không thể nhìn thấy và đo lường được. Do đó, DNA có một “bản sao” đầy năng lượng. Bản sao này có hình dáng giống như phần tử DNA vật chất, nhưng khi chúng ta di chuyển DNA vật chất ra chỗ khác, bản sao vẫn bám lại tại vị trí mà phân tử DNA vật chất đã ở trước đó. Nó không cần phần tử DNA ở đó để tiếp tục thực hiện công việc của mình – lưu trữ các ánh sáng laser.
Hãy thử hình dung, cơ thể vật chất của chúng ta được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, mỗi tế bào chứa ít nhất một phân tử DNA có một trường đặc biệt có thể hấp thụ và lưu trữ ánh sáng. Vậy phải chăng cơ thể vật chất của chúng ta cũng có một bản sao vô hình, đầy năng lượng giống hệt cơ thể vật chất?
Nếu như mỗi DNA có một phantom DNA (bóng ma DNA), phải chăng cơ thể chúng ta cũng có một phantom body – cơ thể bóng ma – một bản sao cơ thể vô hình ở không gian khác? Điều này liệu có thể xảy ra?
Hiện tượng “đau chi ma – Phantom Limb Pain”
Hiện tượng đau chi ma (Phantom Limb Pain – PLP) hay đau chi cụt lần đầu tiên được nhà thần kinh học thế kỷ 19, Weir Mitchell, ghi nhận. Ông phát hiện rằng nhiều quân nhân mất một hoặc cả hai tay hoặc chân do chiến tranh đều có cảm giác tay hoặc chân bị cụt của mình bị ngứa hoặc đau như thể chúng vẫn còn tồn tại.
Theo các tài liệu, có đến gần 80% những cá nhân đã mất một chi, một con mắt hay một chiếc răng vẫn tiếp tục nhận biết được các cảm giác khi tiếp xúc, nóng, lạnh, và đau nhức ở bộ phận cơ thể vật lý không còn tồn tại của họ.
Để giải thích cho hiện tượng đau chi ma này, giả thiết cơ thể vô hình, cơ thể phantom hay “phantom body” ở một không gian vô hình là một trong những giả thiết phù hợp. Theo giả thuyết này, một cơ thể vô hình ở không gian khác được cấu thành từ các hạt hạ nguyên tử có trình tự sắp xếp tương ứng với kích cỡ và kết nối chặt chẽ cơ thể vật lý ở mức vi mô. Điều này dẫn đến giải thích rằng khi một chi rõ ràng đã bị cắt bỏ trong không gian vật lý này, nhưng cơ thể vô hình ở không gian khác vẫn còn nguyên vẹn chi đó và nó vẫn gây ra cảm nhận về nỗi đau với phần cơ thể bị tổn thương trước khi bị cắt đi.
Chất alloplant kỳ diệu của nhà khoa học Nga
Những ngày đầu tháng 2/2000, truyền thông của nước Nga đã phát đi một tin gây sửng sốt, ngày 28/1/2000, trong ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ, Giáo sư Ernst Muldashev, lần đầu tiên trên thế giới đã tái tạo thành công con mắt trong ổ mắt trống rỗng cho cô Tamara Gorbacheva, 37 tuổi.
Với mô từ võng mạc, giác mạc của người hiến tặng (từ tử thi), Giáo sư Muldashev đã thêm vào vật liệu sinh học “alloplant” cho cuộc phẫu thuật. Thật kỳ lạ, chỉ với các mô võng mạc, giác mạc được hiến tặng cùng với vật liệu sinh học “alloplant”, cuộc phẫu thuật đã tái tạo thành công con mắt bị teo và đã bị cắt bỏ của Tamara Gorbacheva mà không cần đến các bộ phận khác như mống mắt, củng mạc, đồng tử, thủy tinh thể, dịch kính, thủy dịch, điểm vàng… Chỉ sau 2,5 giờ, Tamara đã bắt đầu nhìn thấy ánh sáng.
Giáo sư Ernst Muldashev cho rằng, mặc dù con mắt của Tamara đã bị teo và cắt bỏ, nhưng trong cơ thể phantom của cô, con mắt vô hình vẫn còn nguyên ở đó. Và chính cơ thể phantom này cùng với các DNA phantom đã truyền các thông tin về di truyền đến alloplant, để kích thích alloplant tái sinh đến 70% bộ phận của con mắt.
Một ví dụ khác của Giáo sư Ernst Muldashev về sự tồn tại của cơ thể phantom, đó là khi ông điều trị cho một bé trai có một vết lõm to bằng nắm tay trên trán, kết quả của chấn thương sọ não trong một vụ tai nạn giao thông. Ông phủ alloplant lên toàn bộ chỗ trán khuyết tật đó. Khi đó alloplant lập tức kích thích sự phát triển các tế bào của chính nó và lấp đầy phần bị lõm do tổn thương. Điều này được trình bày trong cuốn sách “Ma trận sự sống trên trái đất” của ông.
Ở trường hợp khác, một người mẫu ảnh của Nga bị tạt axit và để lại một vết sẹo lồi màu tím to bằng nửa nắm đấm nhỏ trên da. Giáo sư Muldashev đã tiêm vào chỗ có sẹo một loại alloplant đặc biệt. Alloplant đã làm hồi sinh làn da chỗ có sẹo, khiến cái sẹo teo dần và biến thành da bình thường, chỉ còn lại vệt trắng mờ nhắc tới tai họa năm đó.
Nhưng ở một trường hợp khác, khi Giáo sư Muldashev bơm vật liệu alloplant vào một nửa bên mặt bị khuyết tật bẩm sinh của một bệnh nhân, các alloplant đều bị tiêu mất. Nửa khuôn mặt bị khuyết tật mặc dù đã được làm đầy nhờ alloplant vẫn teo tóp dần và lại có chu tuyến khuyết tật bẩm sinh. Dường như cơ thể phantom không quy định phần mặt teo có thể được lấp đầy.
Các ví dụ của Giáo sư Muldashev cho thấy dường như cơ thể phantom, các DNA phantom của các bệnh nhân chỉ cho phép tái sinh các bộ phận cơ thể trong phạm vi, khuôn khổ mà nó quy định tại chỗ các vật liệu sinh học alloplant được thêm vào.
Khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong sinh học di truyền
Việc phát hiện ra hiệu ứng bóng ma DNA (DNA phantom effect) của Peter P. Gariaev đã khiến ông dấn thân và khám phá ra một lý thuyết mới đặc biệt quan trọng về di truyền học, đó là di truyền dựa trên ngôn ngữ và sóng – Linguistic & Wave Genetics. Lý thuyết này đã chứng minh được hiệu quả của nó trong việc giải thích cơ chế di truyền của bộ gen người và khiến cho Gariaev được đề cử giải Nobel y tế năm 2021.
Tuy vậy, hiệu ứng bóng ma DNA đã góp phần khẳng định cho sự tồn tại của một cơ thể người bí ẩn và giống hệt cơ thể vật chất của con người ở không gian khác. Đây vốn là điều vẫn còn gây tranh cãi, nhưng luôn được những người nghiên cứu về tâm linh và giới tu luyện khẳng định từ trước đến nay, như ông Lý Hồng Chí từng đề cập đến trong Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công) rằng “Con người chúng ta trong rất nhiều không gian đều có một thân thể tồn tại.“
Thiện Tâm
Xem thêm:
Từ khóa Bóng ma DNA DNA phantom effect đau chi ma Phantom Limb Pain