Trái Đất là một cơ thể sống hoàn hảo?
- Thiện Tâm
- •
Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều có sinh mệnh, bao gồm cả Trái Đất. Nếu xem xét kỹ lưỡng, ta có thể phát hiện rằng Trái Đất chính là một cơ thể sống.
Nếu quan sát kỹ lưỡng có thể nhận thấy rằng, mọi sự sống trong vũ trụ dù không giống nhau về hình dáng, chủng loại nhưng vẫn có những điểm tương đồng.
Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, nhà khoa học về môi trường và tương lai học (futuris) của Anh tên là James Lovelock đã đưa ra giả thuyết Gaia (Gaia Hypothesis), cho rằng Trái Đất là một vật thể sống có thể tự điều tiết nội tại để duy trì trạng thái ổn định của mình. Đây là một đặc tính mà chỉ có vật thể sống hữu cơ mới có, có thể gọi là “cân bằng nội tại.”
Bầu khí quyển của chúng ta, không khí mà chúng ta hít thở, được các nhà khoa học đánh giá là mất cân bằng một cách ngoạn mục theo nghĩa hóa học. Hỗn hợp không khí hydrocacbon và oxy của khí quyển Trái Đất giống như hỗn hợp khí đầu vào của một động cơ đốt trong. Trong khi đó, sao Hỏa và sao Kim có bầu khí quyển giống như khí thải ra do quá trình đốt cháy.
Trái Đất là một thực thể sống có thể cân bằng nội tại
Giống như khả năng tự chữa bệnh của con người, “cân bằng nội tại” của Trái Đất được thể hiện ở rất nhiều phương diện. Ví dụ như, mặc dù thành phần trong không khí và độ mặn của nước biển trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng bản thân nó vẫn luôn giữ được trạng thái ổn định. Mặc dù bức xạ ánh sáng mặt trời trước đây tăng mạnh, nhưng nhiệt độ bề mặt Trái Đất vẫn tương đối ổn định. Mặc dù Trái Đất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch họa, bị các hoạt động sống làm tổn thương, nhưng Trái Đất vẫn luôn đảm bảo được khả năng tự chữa bệnh của mình, chỉ sau một thời gian là có thể hồi phục lại như cũ.
Không chỉ có vậy, Trái Đất và cơ thể con người thoạt nhìn sẽ không có liên quan gì, nhưng thực tế lại có khả năng sống rất giống nhau. Người ta thường nói, trên Trái Đất có 3 phần là núi, 7 phần là nước, chỉ có một phần rất nhỏ là ruộng đồng. Theo số liệu thống kê, lượng nước tích trữ trên mặt đất là 385 triệu km3, nếu chia đều ra khắp bề mặt Trái Đất, thì Trái Đất sẽ biến thành một quả cầu nước với độ sâu hơn 2700m. Mọi sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ nước, nước cũng là nguyên tố quan trọng nhất đối với việc duy trì sự sống của loài người.
Và trùng hợp thay, thành phần chiếm nhiều nhất trong cơ thể người cũng là nước, với khoảng 65 – 70% trọng lượng cơ thể. Nước trong não chiếm 75%, trong máu chiếm 83%, trong cơ chiếm 76%, đến phần cứng như xương thì nước cũng chiếm tới 22%.
Những huyệt vị quan trọng của Trái Đất?
Trong Trung Y, cơ thể con người có 2 huyệt quan trọng nhất đó là Thần Khuyết và Mệnh Môn đối xứng nhau, âm dương hòa hợp, là khởi nguồn sự sống của con người. Thần Khuyết chính là rốn, Trung Y quan niệm đây là cửa thông hành thần khí trong cơ thể người. Rốn nằm ở đường chính giữa cơ thể, lấy đó làm điểm danh giới, trên dưới vừa đúng chia đôi cơ thể người. Trong sách Ly chính an ma yêu thuật có ghi: “Rốn là nơi thông ngũ tạng, là cửa ra vào của chân khí, xưa gọi là Thần Khuyết.” Rốn cũng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng khi cơ thể chúng ta bắt đầu hình thành trong bụng mẹ.
Trái Đất cũng có một điểm giống như vậy, vị trí nó nằm ở giữa 30 độ kinh Đông và 60 độ kinh Đông trên đường kinh tuyến và gần 30 độ vĩ Bắc chia đôi Nam Bắc. Đây chính là mỏ dầu Trung Đông của thế giới, nó giống như cái rốn trên cơ thể người, vùng Trung Đông gánh trọng trách cung cấp năng lượng cho toàn nhân loại.
Men theo 30 độ vĩ Bắc xuyên qua Trái Đất, ở nơi gần 32 độ vĩ Bắc và 64 độ kinh Tây, chính là khu vực Bermuda nổi tiếng. Nếu so sánh với phần đối diện của rốn trên cơ thể người, đây chính là Mệnh Môn của Trái Đất. Vĩ tuyến này cũng được gọi là “đường bảo mệnh.” Trên đường vĩ tuyến này, không chỉ thai nghén nền văn minh cổ đại mà còn chứa đựng rất nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ diệu ở đó, cùng rất nhiều những điều kỳ lạ chưa được giải đáp. Nơi đây có đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, có Rãnh Mariana sâu nhất, còn có nền văn minh Ai Cập lâu đời nhất, tranh tường “Lửa Vulcan” trên sa mạc Sahara và rất nhiều các điều kỳ lạ khác trên Trái Đất.
Các con sông chính trên Trái Đất cũng nằm gần vĩ độ 30 độ Bắc, giống như máu của cơ thể chảy qua tim. Hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể của con người được chia thành các động mạch và tĩnh mạch, cùng các mao mạch đan chéo nhau. Trên Trái Đất cũng vậy, cũng có những con sông lớn như động mạch chảy qua các khu vực quan trọng nhất, như sông Trường Giang chảy qua Trung Quốc, sông Mississippi chảy qua Mỹ, sông Nile chảy qua Ai Cập và sông Danube chảy qua hầu hết các nước châu Âu… Nhiều nhánh của những con sông lớn đó, và một số dòng sông nhỏ, như các mao mạch chạy trong cơ thể con người, chúng uốn khúc và chạy tới mọi ngóc ngách trên Trái Đất.
Trái Đất cũng có bộ não như người?
Nếu chúng ta so sánh kỹ lớp vỏ Trái Đất với sơ đồ các cơ quan trong cơ thể người, thì không khó để nhìn thấy rằng: châu Nam Cực và bộ não con người không chỉ có hình dạng tương tự, mà còn có cấu trúc tương tự: phía Tây Nam của châu Nam Cực là đại não, phía Đông Nam là tiểu não, còn bán đảo bờ Đông của nó hướng về phía Nam châu Mỹ là thân não.
Điều thú vị nhất là, con người bắt đầu nghiên cứu bộ não vào những năm 50 của thế kỷ 19, gần như đồng thời với thời kỳ con người bắt đầu khám phá và phát triển Nam Cực. Một là phần cao nhất trên cơ thể người, một là cực đầu của Trái Đất. Theo nghiên cứu khoa học, hầu hết các chức năng của bộ não con người chưa được khai thác, tương tự, hầu hết các bí mật ẩn dưới lớp băng ở Nam Cực hiện chưa được biết đến.
Trái Đất cũng có đủ ngũ tạng?
“Sơn Hải Kinh” là tập sách địa lý lâu đời nhất của Trung Quốc, nó cũng là một tập sách cổ kể về nhiều câu chuyện, truyền thuyết thần thoại, bao gồm 5 quyển “Sơn Kinh” và 13 quyển “Hải Kinh.”
Mặc dù “Sơn Hải Kinh” chỉ có vỏn vẹn hơn 31.000 chữ, nhưng nội dung của nó liên quan đến rất nhiều mặt kiến thức, như địa lý thiên văn, thần thoại tôn giáo, nhân khẩu dân tộc, tài nguyên khoáng sản và động thực vật… Đây là tư liệu quý báu về nghiên cứu lịch sử cổ đại, được xem là tinh hoa trong kho tàng sách cổ Trung Quốc.
“Sơn Kinh” trong “Sơn Hải Kinh” bao gồm 5 phần: “Nam Sơn Kinh, Tây Sơn Kinh, Bắc Sơn Kinh, Đông Sơn Kinh, Trung Sơn Kinh.” Trong Sơn Hải Kinh có đoạn: “Đại Vũ viết: Những ngọn núi nổi tiếng trên thế giới, có tất cả 5.370 ngọn núi, trải dài khoảng 103.828km, gồm cả phần đất ở được, gọi là Ngũ Tàng.” Người xưa gọi nó là “Ngũ Tàng Sơn Kinh.”
Về vấn đề này, người ta thường nói rằng “Tàng” trong “Ngũ Tàng” mang ý nghĩa “bảo tàng” (kho báu), nhưng một số người lại nghĩ rằng đó là “tạng” trong “Lục phủ ngũ tạng.” Văn tự Trung Quốc thời xưa có một cách “chơi chữ”, nên chữ “Tạng” và “Tàng” này là dùng theo lối đồng âm khác nghĩa.
Lục phủ ngũ tạng là tên gọi chung của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể con người theo y học Trung Quốc, đó là tim, gan, lá lách, phổi, thận được gọi là ngũ tạng; còn ruột non, túi mật, dạ dày, ruột già, bàng quang, tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), gọi là lục phủ.
Sau đây là ngũ tạng của Trái Đất: Australia là trái tim, châu Phi và châu Nam Mỹ là phổi, lục địa Á – Âu là gan, tiểu lục địa Nam Á là túi mật dưới gan, dãy núi Ural là dây chằng phân chia lá gan trái phải để cố định gan, còn lục địa Bắc Mỹ là lá lách, đảo Greenland là thận.
Ngoại trừ hướng của lục địa Á – Âu ngược lại với hướng của lá gan, thì vị trí của tất cả các lục địa khác đều ứng với ngũ tạng trong cơ thể con người. Chẳng lẽ thói quen xem bản đồ của người xưa là một dạng ám thị gợi ý, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa cơ thể con người và Trái Đất, vì vậy khi chúng ta ngạc nhiên trước phép thuật của Tạo hóa, chúng ta luôn có câu hỏi: “Đây là sự sắp đặt của Thượng Đế hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?”
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa sinh mệnh Trái đất là cơ thể sống Trái Đất cơ thể người