80% người Mỹ sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm không ‘Made in China’
- Mộc Lan
- •
Ngày 17/5, FTI Consulting, một công ty tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Washington – Mỹ, đã công bố kết quả thăm dò từ ngày 12 – 14/5, trên 1.102 người Mỹ trưởng thành, kết quả cho thấy 78% trong số này cho rằng nếu các công ty sản xuất chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm này.
Chi tiết hơn, 66% trong số được khảo sát đồng ý tăng cường hạn chế nhập khẩu đối với các hiệp định thương mại tự do, khoảng 40% cho biết sẽ từ chối mua các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc .
Dịch bệnh làm thế giới gia tăng đề phòng đối với ĐCSTQ
Cuộc khảo sát tương tự do Viện Nghiên cứu Angus Reid, Canada tiến hành, kết quả mới nhất được công bố ngày 13/5, cho thấy 78% số người được hỏi phản đối sự tham gia của Huawei vào việc xây dựng mạng 5G tại Canada; 76% cho rằng nên đặt quyền con người và pháp quyền lên trước các cơ hội kinh tế khi giao dịch với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Đối với vấn đề “Made in China”, ngày 18/5, Giáo sư Du Vĩ Hùng (Yu Weixiong) Trường Quản lý Anderson, Đại học California, Los Angeles phát biểu trên đài RFA rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) “tự hào nhất” về Huawei, nhưng Công nghệ 5G này bị hạn chế trên thị trường toàn cầu. Nhất là khi dịch bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn, không chỉ Mỹ (không tin tưởng Trung Quốc), mà các quốc gia khác cũng nhận ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) không tốt như họ tưởng. Chính quyền Bắc Kinh liệu có đáng tin hay không đang là một câu hỏi lớn.
Ông nói rằng không chỉ chính phủ mà người dân các quốc gia phương Tây hiện đều có cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc, nhưng có một điều rõ ràng – những quan điểm này không nhắm vào người Hoa, mà là chỉ chính quyền ĐCSTQ. Kể từ chiến dịch “chống Dự luật Dẫn độ” tại Hồng Kông đến đại dịch năm nay, cách làm của chính quyền này đã mâu thuẫn với tất cả các giá trị tự do và dân chủ phương Tây.
Thế giới từ bỏ hàng hóa “Made in China”
Tin tức ngày 18/5 cho biết lưỡng đảng Mỹ hiện đang soạn thảo các đạo luật nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, các nhà cung cấp lớn rời khỏi Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ bao gồm các khoản cắt giảm thuế, trợ cấp và kế hoạch quỹ tái đầu tư 25 tỷ đô la, khích lệ các công ty Mỹ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cùng ngày, tờ Financial Times đưa tin, ngày càng có nhiều công ty trước kia phụ thuộc vào Trung Quốc giờ đang thay đổi chuỗi cung ứng. Ấn Độ đang trở thành một lựa chọn thay thế tiềm năng. Các nhà sản xuất dược phẩm Ấn Độ cho biết đơn đặt hàng các thành phần cơ bản của thuốc giảm đau ibuprofen đã tăng 25% kể từ tháng Hai.
Ngày 19/5, truyền thông Đài Loan đưa tin, chủ tịch nhà máy sản xuất linh kiện phanh xe Yongxin Đài Loan cho hay, từ năm ngoái cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đến năm nay dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến ngoại giới nghi ngờ về việc sản xuất các sản phẩm ở Trung Quốc, “khách hàng rất sợ”, do đó đã yêu cầu tìm một nơi sản xuất thứ ba bên ngoài Trung Quốc.
Ngoài ra, khẩu trang và vật tư y tế “Made in China” có chất lượng kém, đã bị nhiều nước lên án và đòi trả lại. Đầu tháng Năm, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm hơn 65 nhà sản xuất Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang N95 sang Hoa Kỳ.
Vào tháng Ba, Cộng hòa Séc đã phát hiện kit thử nhanh nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thất bại tới 80%. Sau đó, đến Tây Ban Nha gặp sốc với tỷ lệ chính xác chưa đến 6% của lô hàng 5,5 triệu bộ kit thử nhanh cũng nhập từ Trung Quốc, khiến các chuyên gia cảm thấy khó tưởng tượng nổi. Bởi tỷ lệ thất bại tới 80% là vô dụng. Bộ xét nghiệm (test kit) do Trung Quốc sản xuất đạt ngưỡng 80%, nhưng thật không may lại là “ngưỡng lỗi”!
Thậm chí, Đại học Y Washington đã chi 125.000 USD để mua bộ xét nghiệm, sau đó phát hiện một số trong đó còn bị nhiễm virus corona mới, bắt buộc phải khẩn cấp tuyên bố đình chỉ sử dụng.
Ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ Thương mại ĐCSTQ thừa nhận rằng năm nay ngành ngoại thương Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, hiện phải đang xoay xở hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu quay về bán hàng tại thị trường trong nước.
Cùng ngày, Thời báo Thương mại Đài Loan đưa tin, Trung Quốc Đại Lục hiện có trung bình gần 700 công ty sản xuất theo hợp đồng ngoại thương chuyển sang bán hàng trong nước, nhưng doanh số này chỉ là một khoản nhỏ so với các đơn đặt hàng ngoại thương, đồng thời phải đối mặt với rủi ro tài chính ở các kênh bán hàng mới. Ngoài ra khác biệt về nhu cầu tiêu chuẩn sản phẩm giữa trong và ngoài nước cũng là một vấn đề lớn.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giảm 6,4% tính theo Nhân dân tệ, nhập khẩu giảm 3,2% và thặng dư thương mại giảm 30,4%.
‘Made in China 2025’ thực chất là gì?
Ông Chu Sơn Đầu (Zhu Shandou), một người Hoa sống tại Mỹ làm trong ngành công nghệ cao trong một bài viết trên blog cá nhân đã phân tích về bản chất thực sự của cái gọi là “Made in China 2025” như sau:
1. Vi phạm nguyên tắc WTO: Theo Nguyên tắc của WTO quy định nhà nước không được can thiệp vào sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ, nếu không loại công nghệ này không được thương mại hóa. Trong lĩnh vực phi thương mại như quân sự thì có thể hiểu được, nhưng trong thương mại, chiến lược cơ bản của kế hoạch “Made in China 2025” chính là sự can thiệp của nhà nước. Dưới trợ cấp của nhà nước, các công ty Trung Quốc có thể thao túng thị trường, hiệu ứng về quy mô kinh tế có thể làm giảm giá thành sản phẩm, còn tình trạng độc quyền trên thị trường sẽ khiến đối thủ cạnh tranh phá sản, về dài hạn gây tác hại chung toàn xã hội.
2. Dựa vào “mua” và “ăn cắp” để hiện thực hóa: Ngoài trợ cấp nhà nước, Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng nguồn lực nhà nước giúp các công ty Trung Quốc thu mua công nghệ và các ngành công nghiệp sản xuất chiến lược của nước ngoài, dùng nhu cầu tiếp cận thị trường Trung Quốc để buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, thậm chí dùng cả cơ quan tình báo quốc gia tham gia hoạt động gián điệp thương mại. Danh mục được liệt kê trong kế hoạch “Made in China 2025” của nhà cầm quyền Trung Quốc gồm tất cả các công nghệ tinh vi hiện đang phát triển. Những kỹ thuật này phải mua lại toàn bộ, nhưng nếu bên sở hữu không muốn bán thì cũng không mua được, vì vậy có thể dùng trí tưởng tượng suy đoán nhà cầm quyền Bắc Kinh dùng thủ đoạn gì để giành được.
3. Cướp hết chén cơm về mình: Theo như kế hoạch “Made in China 2025”, trong sản xuất máy bay thì trên 70% các bộ phận phải được thực hiện ở Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc chỉ đứng thứ hai đã tính chuyện vơ hết mọi thứ về mình, đến khi họ chiếm vị trí hàng đầu liệu nhiều nước khác còn đường sống? Một khi nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc làm chủ được một loại công nghệ nào đó là họ lập tức dùng cuộc chiến giá cả, không ngại thua lỗ để ép bằng được đối thủ phá sản, sau đó chiếm độc quyền trên thị trường; hoặc Trung Quốc cho sản xuất ồ ạt khối lượng lớn một loại sản phẩm nào đó, bóp méo điều kiện sống của toàn bộ ngành công nghiệp đó. “Bằng thủ đoạn này, nhiều công ty Mỹ đã bị loại ra khỏi thị trường, sa thải hàng loạt nhân viên”, một người gốc Hoa làm trong ngành công nghiệp công nghệ cao tại Mỹ cho biết, “có rất nhiều người Mỹ gốc Hoa cũng đã trở thành nạn nhân”.
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa Hàng hóa Trung Quốc Made in China Dòng sự kiện viêm phổi Vũ Hán COVID-19