Mưu đồ đằng sau sự viện trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Lâm Nghiên
- •
Virus Trung Cộng (virus corona mới) đang lây lan ra toàn cầu, chính quyền Bắc Kinh xuất khẩu nhiều vật tư y tế ra các nước, đồng thời huy động bộ máy tuyên truyền hoạt động hết năng lực để tạo dựng hình tượng “đại cứu tinh”, đã khiến dư luận chú ý. Nhật báo Phố Wall (WSJ) cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành “ngoại giao virus”, nhưng không nên ngây thơ, hành động viện trợ của ĐCSTQ không hề vô tư như những gì nhìn thấy.
Vậy, đằng sau việc ĐCSTQ đưa ra “ngoại giao virus” này là có ý đồ gì? Bài viết này tổng kết quan điểm và nhìn nhận của nhiều kênh truyền thông và chuyên gia, và nói từ nhiều phương diện.
Lời dối trá “quyên tặng” của ĐCSTQ
Bà Anna Fifield, người đứng đầu chi nhánh tại Bắc Kinh của tờ Washington Post gần đây đăng tweet nói, Bắc Kinh đang tìm cách miêu tả ĐCSTQ thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong phương diện chống lại virus.
Ngày 12/3, một đội ngũ y tế Trung Quốc đem một lô vật tư y tế bao gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang và 1.000 máy thở đến Ý. Các kênh truyền thông của ĐCSTQ như tờ Nhân dân Nhật báo đều dốc toàn lực để tâng bốc sự “viện trợ” của phía Trung Quốc. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio còn trở thành nhân vật quốc tế giúp đỡ ĐCSTQ xây dựng hình tượng tốt đẹp.
Nhân dân Nhật báo cho biết, ông Luigi Di Maio “cảm ơn phía Trung Quốc đã cử nhóm chuyên gia y tế đến Ý và khẩn cấp quyên góp vật tư và máy móc y tế”.
Tuy nhiên, bà Anna Fifield nói rằng điều mà cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ không nói là: “Những vật tư đó không phải đều là hàng quyên tặng, mà là Ý mua.”
Bà Anna Fifield còn nói trên Twitter rằng: “Trung Quốc (ĐCSTQ) đang khắc họa bản thân thành nhà lãnh đạo toàn cầu rộng lượng, đáng tin cậy trong hưởng ứng chống lại virus corona mới (virus Trung Cộng). Ví dụ như gửi máy hô hấp cho Ý. Nhưng kết quả là họ (ĐCSTQ) căn cứ vào thỏa thuận mua bán (với Ý) để xuất khẩu lô máy thở này, chứ không phải là quyên tặng.”
China is portraying itself as a magnanimous and trustworthy global leader in the coronavirus response.
eg: sending ventilators to Italy. Turns out they’re exports with purchase deals, not donations.
With @lucrepogge (and @giuliapompili) https://t.co/VMzNZ8pVO2
— Anna Fifield (@annafifield) March 13, 2020
Tờ báo Il Foglio tại Ý đã nhắc đến “thỏa thuận mua sắm” đã đạt được giữa Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Hơn nữa, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Ý cũng nhắc đến việc “mua sắm”. Truyền thông Ý suy đoán, Bắc Kinh bán ra máy thở có giá khoảng 17.000 USD mỗi máy.
Thượng nghị sĩ, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Ý Maurizio Gasparri phê bình ĐCSTQ đang lan truyền tin giả, liên tiếp tuyên truyền “viện trợ miễn phí” cho Ý và các nước khác, thực tế đều là tin giả. Những vật tư này đều là nước Ý mua. Ông nói, chỉ có người không có năng lực như ông Luigi Di Maio mới cảm kích ĐCSTQ, ĐCSTQ cần chịu toàn bộ trách nhiệm cho dịch bệnh lần này.
Ông cho biết, trên bao bì vận chuyển lô hàng đến từ Trung Quốc này có ghi rõ “gấp rút viện trợ”, quyết định được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Luigi Di Maio trao đổi với Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị, ngoài các vật dụng như khẩu trang, dung dịch tiêu độc ra, thì các vật vật tư y tế khác đều là do Ý mua, không phải là Trung Quốc quyên tặng.
Ông Maurizio Gasparri tức giận nói ông Luigi Di Maio không hề nói sự thật vật tư quyên tặng không phải “không hoàn lại”, đồng thời lên án khi viêm phổi Trung Cộng bùng phát, ĐCSTQ không nói sự thật, thậm chí liên tiếp trì hoãn và lan truyền tin tức giả.
Bà Lucrezia Poggetti, Chuyên gia Sự vụ Trung Quốc và EU thuộc Viện Nghiên cứu Vấn đề Trung Quốc Mercato tại Berlin nói: “Đại sứ quán Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Roma vẫn luôn phát biểu những ngôn luận hồ đồ và luôn quảng bá các câu chuyện tự sự về Trung Quốc (ĐCSTQ).”
Washington Post cho biết, giao dịch này còn có màu sắc chính trị. Ông Luigi Di Maio là một người theo Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu. Trong sự phản đối của các nước thành viên châu Âu khác, ông đã ra sức thúc đẩy Ý trở thành nước đầu tiên trong G7 tham gia vào “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng.
Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải vào ngày 5/11/2019.
WSJ đưa tin, chính đảng “Phong trào 5 sao” của ông Luigi Di Maio có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, do đó, những ngôn luận thân ĐCSTQ của ông không khiến người ta thấy bất ngờ.
Đối với lô vật tư đến từ Trung Quốc, ông Luigi Di Maio từ lâu đã làm sẵn tuyên truyền, nói Trung Quốc (ĐCSTQ) “quyên tặng” Ý 20.000 bộ đồ bảo hộ, 50.000 mẫu thuốc xét nghiệm, 100.000 khẩu trang và 1.000 máy hô hấp. Tờ Il Foglio chỉ ra, ông Luigi Di Maio luôn dùng từ “sự viện trợ đến từ Trung Quốc” để miêu tả về những vật tư này, đây là nói gạt người dân Ý, thực tế đây chỉ là thương mại giữa chính phủ hai nước.
Ngày 18/3, ĐCSTQ một lần nữa tự tạo hình tượng hào hiệp “chi viện” nước ngoài, nói rằng chính quyền ĐCSTQ quyên tặng 150.000 bộ xét nghiệm viêm phổi tiện lợi và nhanh chóng cho Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, trang tin Expats.cz cho biết, thực tế, Bộ Y tế Séc đã chi khoảng 14.000 Koruna (khoảng 546.000 USD) để mua 100.000 hộp xét nghiệm, sau đó, Bộ Nội chính quốc gia này lại chi thêm 50.000 Koruna.
Trang ROZHLAS đưa tin hôm 23/3 tiết lộ, nhân viên y tế địa phương phát hiện, 80% hộp xét nghiệm của Trung Quốc cho kết quả sai.
Có qua có lại mới toại lòng nhau
Khi Trung Quốc Đại Lục bùng phát dịch bệnh, từng nhận lượng lớn viện trợ từ các nước châu Âu. WSJ đưa tin cho biết, trong thời gian dịch bệnh bùng phát tại Vũ hán, Tòa Vatican dẫn đầu quyên tặng 700.000 khẩu trang cho Trung Quốc. Chính phủ Ý sau đó cũng làm theo, tặng cho Trung Quốc 3 tấn vật dụng y tế, trong đó có cả khẩu trang.
Hiện tại, châu Âu chịu sự tấn công nghiêm trọng của dịch bệnh, Chính phủ ĐCSTQ đã cung cấp viện trợ vật tư y tế cho nước Pháp. Ông Jerome Salomon, Vụ trưởng Vụ Y tế Cộng đồng Bộ Y tế Pháp nói, cảm ơn Trung Quốc đã tặng cho nước Pháp hơn 1 triệu khẩu trang! Tuy nhiên, cách dùng chữ dùng câu của Bộ Ngoại giao Pháp trở nên cẩn thận hơn. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, trước đó nước Pháp cũng từng gửi vật dụng phòng hộ cho Trung Quốc, để biểu đạt sự đoàn kết và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước. Khi đó cung cấp vật dụng phòng hộ cho Vũ Hán là bởi vì ở đó cần gấp.
Ông Jean-Yves Le Drian nói nước Pháp viện trợ là chỉ hồi tháng Hai năm nay, Chính phủ Pháp đã thuê máy bay, vận chuyển 17 tấn vật tư y tế bao gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, dung tịch tiêu độc, v.v đến Vũ Hán. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen hôm 18/3 có tiết lộ trên Twitter rằng Trung Quốc đã cung cấp cho EU 2 triệu khẩu trang phẫu thuật, 200.000 khẩu trang N95 và 50.000 bộ phụ kiện xét nghiệm. Bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh, đây là việc có qua có lại, EU đã cung cấp viện trợ cho Trung Quốc 50 tấn vật tư y tế cứu trợ khẩn cấp.
Đài Á châu Tự do đưa tin cho biết, dù là ông Jean-Yves Le Drian hay bà Ursula von der Leyen, thì cũng đều nhấn mạnh “có qua có lại”, không để cho Trung Quốc (ĐCSTQ) thể hiện hình tượng từ thiện quyên tặng vật tư y tế như những gì mà ĐCSTQ tuyên dương và tích cực xây dựng trên quốc tế.
WSJ: Không nên quá ngây thơ, hành vi viện trợ của ĐCSTQ không phải là vô tư
Bài viết “Ngoại giao virus corona mới (virus Trung Cộng) của Trung Quốc (ĐCSTQ)” trên WSJ đưa ra cảnh báo, người Ý không nên ngây thơ: ĐCSTQ đang lợi dụng viện trợ chống virus để trốn tránh trách nhiệm mà họ đã khiến cho virus phổ biến trên toàn cầu.
Bài báo nói, hành vi ĐCSTQ vận chuyển máy hô hấp, hộp xét nghiệm virus, khẩu trang đến nước Ý, không phải vô tư (không vụ lợi) như những gì nhìn thấy. Phấn lớn máy hô hấp vận chuyển đến Ý là từ công ty Mindray Trung Quốc. Do dịch bệnh tại Trung Quốc dường như đã qua thời kỳ đỉnh điểm, nên nguồn cung ứng thiết bị y tế ở Trung Quốc quá dư thừa. Cùng với việc dịch bệnh lây lan ra toàn cầu, nhu cầu ở các nơi khác cũng gia tăng, do đó công ty Trung Quốc đang gia tăng sản lượng để giành thị phần toàn cầu.
Bà Anna Fifield, giám đốc văn phòng tại Bắc Kinh của Washington Post nói, “Đối với quốc gia (Trung Quốc) đang cố gắng khởi động lại thương mại của nước mình mà nói, thì việc bán 1.000 máy hô hấp (cho nước Ý) là một vụ mua bán không tồi.”
WSJ nói, viện trợ vật tư y tế đến từ Chính phủ ĐCSTQ và doanh nghiệp nhà nước ĐCSTQ cần phải được thẩm duyệt cẩn thận, đặc biệt là vì ĐCSTQ ngăn chặn tiếng nói bất đồng ở trong nước Trung Quốc, trong khi đó ở nước ngoài, họ lại đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm mà họ nên phải gánh vác vì để dịch bệnh lây lan. Một số người Ý đã nhìn thấu được sự lừa dối của quyền lực mềm của ĐCSTQ. Chia sẻ với WJS, Alessandro Giuli – người dẫn chương trình của đài truyền hình quốc gia Ý RAI cho biết, “Chính quyền chủ nghĩa độc tài toàn trị Bắc Kinh cần phải trả lời vấn đề sau: Vì sao Bắc Kinh cho rằng việc họ kiểm duyệt và tuyên truyền lại quan trọng hơn cả quyền được điều trị y tế và bảo vệ sức khỏe của người dân trong nước và người dân toàn thế giới?”
Bản tin của WSJ nói, sự viện trợ nước ngoài của ĐCSTQ dù là lớn ngần nào cũng không thể bù đắp được phản ứng chậm trễ của ĐCSTQ trong thời kỳ đầu dịch bùng phát, dẫn đến sai lầm khiến virus đến nay đã lây lan ra toàn cầu. Sau khi bùng phát dịch bệnh thời gian dài, ĐCSTQ cũng từ chối tiết lộ về tính nghiêm trọng của sự đe dọa của virus cho các nước khác biết, cũng không ngăn chặn virus lan rộng ra nước ngoài. Điều có ý châm biếm là, hiện tại Bắc Kinh đang cố gắng xây dựng hình tượng đại cứu tinh của nước Ý.
ĐCSTQ: Xây dựng hình tượng làm việc tốt quan trọng hơn cả thực tế đã làm được bao nhiêu việc tốt
Hôm 23/3, ông Mike Watson, Phó chủ nhiệm Trung tâm Tương lai Xã hội Tự do thuộc Viện Nghiên cứu Hudson, có bài viết với tiêu đề “Chủ nghĩa trọng thương khẩu trang của Trung Quốc” (China’s Mask Mercantilism) đăng trên Tạp chí Bình luận Quốc gia (National Review).
“Dù ĐCSTQ tuyên truyền thế nào, ĐCSTQ tích trữ vật tư y tế khẩn cấp sau đó đem chúng bán ra nước ngoài, việc này đã không phải là hình vi từ thiện.” mở đầu bài viết nói.
Bài viết nói, cùng với việc virus Trung Cộng lây lan từ Vũ Hán ra toàn cầu, ĐCSTQ đang cố gắng thông qua tuyên truyền để cung cấp vật tư và kinh nghiệm của mình cho các nước chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đem trận dịch bệnh phổ biến toàn cầu mà chủ yếu là do sự tự mãn và vô năng của ĐCSTQ gây ra tuyên truyền thành thắng lợi.
Bài viết chỉ ra, kinh nghiệm của ĐCSTQ trong những năm qua là xây dựng hình tượng làm việc tốt quan trọng hơn thực tế đã làm bao nhiêu việc tốt. Trong thời gian virus Trung Cộng lây lan rộng cũng đã phản ánh được điểm này. Trong vài tuần qua, cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đã vận hành quá tải, nói rằng ĐCSTQ đã vì thế giới mà dành thời gian của họ để chuẩn bị ứng phó dịch bệnh, lại còn mạnh miệng khen ngợi vai trò lãnh đạo toàn cầu ứng phó với dịch bệnh của mình. Mike Watson nói, mặc dù cách nói này được tuyên truyền trên khắp các kênh truyền thông, nhưng cả 2 cách nói đều là sai. Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không hề trì hoãn sự lây lan của dịch bệnh.
Quan chức Vũ Hán tiêu hủy chứng cứ virus và còn dọa những nhân sĩ trong ngành y dám lên tiếng cảnh báo về sự bùng phát của dịch bệnh mới. Sau khi cao tầng lãnh đạo ĐCSTQ tiếp quản kiểm soát dịch bệnh, trước tiên là nói dối quan chức WHO rằng dịch bệnh không có hiện tượng lây truyền từ người sang người, cho đến khi những người lây nhiễm virus đi đến Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, thì ĐCSTQ mới bắt đầu ra lệnh phong tỏa thành phố.
Mike Watson nói, mấy tháng qua, ĐCSTQ ngăn chặn không chỉ là loại bệnh này, mà còn cả những người cố gắng ngăn chặn virus. ĐCSTQ còn thổi phồng mình đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng quốc tế này, điều này hiển nhiên là sai lầm. ĐCSTQ tuyên truyền rộng rãi rằng họ quyên tặng cho Nhật Bản 1 triệu khẩu trang là hành động bản lĩnh, nhưng sự quyên trợ của ĐCSTQ chỉ bằng khoảng 1/3 số khẩu trang mà trước đó Nhật Bản đã quyên tặng cho Trung Quốc (gần 3 triệu khẩu trang).
Tuy nhiên, sự kiện khiến người ta chú ý nhất lại chính là Ý. ĐCSTQ hư trương thanh thế, tô vẽ sự viện trợ đối với Ý, rất nhiều kênh truyền thông cũng hùa theo đưa tin. Nhưng ông Mike Watson nhắc nhở, điều mà truyền thông thường xuyên phớt lờ là, vật dụng đến từ Trung Quốc lại do nước Ý mua, ĐCSTQ thực tế chỉ là vận chuyển hàng hóa mà họ đã bán ra.
Ông Mike Watson cho biết, nói chung, hiện giờ sự viện trợ của ĐCSTQ đối với châu Âu chẳng qua là trả lại cho châu Âu những thiết bị y tế mà trước đó họ nhận được từ châu Âu. Nhưng khác biệt so với những nhà quyên tặng của châu Âu là, ĐCSTQ không quyên trợ miễn phí. Người của ĐCSTQ thổi phồng sự rộng lượng của bản thân, và để cho nước Đức cùng châu Âu gánh vác trách nhiệm thiếu hụt vật tư y tế, nhưng trên thực tế những vật tư y tế này từ thời kỳ đầu chủ yếu đã bị ĐCSTQ săn lùng tích trữ.
Ông Mike Watson nói, do đó, điều mà hiện giờ ĐCSTQ làm không phải là sự nghiệp từ thiện gì cả, mà là chủ nghĩa trọng thương. Cho dù truyền thông không chú ý, nhưng trong lúc nước Mỹ đang chống lại virus ở trong nước thì cũng đồng thời cung cấp viện trợ cho nước khác. Nước Mỹ xác thực là có rất nhiều hành động thiện: Tổng thống Trump đã ký viện trợ nước ngoài 1,3 tỷ USD được Quốc hội thông qua, giúp đỡ các nước khác chống dịch. Mỹ và Nhật Bản là hai cổ đông lớn nhất của Ngân hàng phát triển châu Á, ngân hàng này đang cung cấp 6,5 tỷ USD để giúp đỡ các nước đang phát triển.
(Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Lâm Nghiên (Theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Viện trợ của Trung Quốc Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng