Liên tục phát hành trái phiếu vĩnh viễn, kinh tế Trung Quốc đang trong nguy cơ?
- Minh Minh
- •
Kể từ nửa đầu năm 2019 đến nay, chính quyền Trung Quốc bất ngờ đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu không kỳ hạn (vĩnh viễn) gây chú ý. Mặc dù giới chức Trung Quốc lý giải đây là “công cụ tư bản kiểu mới để bổ sung cho nguồn vốn cấp 1 khác”, nhưng nhiều chuyên gia chỉ ra lý do phía sau động thái này tiềm ẩn những vấn đề không đơn giản.
Theo thông báo đăng trên trang thông tin trái phiếu Trung Quốc vào ngày 23/7 qua, từ ngày 26/7 đến 30/7, Ngân hàng Công thương Trung Quốc sẽ phát hành công khai trái phiếu không kỳ hạn năm 2019, kỳ hạn phát hành là 5 + N năm, quy mô phát hành là 80 tỷ nhân dân tệ.
Trước đó, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Dân Sinh (Minsheng), Ngân hàng Hoa Hạ (Huaxia) và Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải (Shanghai Pudong) đã phát hành tổng cộng 150 tỷ nhân dân tệ trái phiếu không kỳ hạn. Giới quan sát chú ý sau phát hành 40 tỷ trái phiếu không kỳ hạn từ hồi tháng Giêng năm nay của Ngân hàng Trung Quốc, việc phát hành loại trái phiếu này đã tăng tốc đáng kể.
Kể từ năm 2019, có 9 ngân hàng đã phát hành tổng cộng khoảng 490 tỷ nhân dân tệ trái phiếu không kỳ hạn, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Bình An, Ngân hàng Chiêu Thương (Merchants), Ngân hàng Trung Tín (CITIC), Ngân hàng Quang Đại (Everbright), Ngân hàng Giao Thông, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Hưng Nghiệp.
Cái gọi là trái phiếu không kỳ hạn, còn được gọi là trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bond), là dạng trái phiếu không có ngày đáo hạn. Nghĩa là bên phát hành trái phiếu không trả tiền gốc mà chỉ trả lãi suất.
Trên thế giới có loại trái phiếu vĩnh viễn không? Theo trang web bách khoa toàn thư đầu tư (investopedia) của Mỹ, khi một công ty và chính phủ muốn gây quỹ, họ có thể phát hành trái phiếu. Trái phiếu vĩnh viễn được coi là một giải pháp tài chính khả thi trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Thư viện sách hiếm Beinecke của Đại học Yale (Beinecke Rare Book & Manuscript Library) có một loại trái phiếu do cơ quan thủy vụ Stichtse Rijnlanden của Hà Lan phát hành năm 1648 (bảo vệ đê đập địa phương), một loại trái phiếu có lịch sử hơn 360 năm vẫn thanh toán lãi suất hàng năm.
Vào thế kỷ 18, Kho bạc Anh đã phát hành một loại trái phiếu vĩnh viễn để bù lại vấn đề tài chính trong cuộc chiến tranh Napoleon năm 1814.
Nhưng trong việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn của ĐCSTQ, nhiều người dân đã thể hiện sự mất niềm tin và bi quan: “Nhà nước của Đảng chỉ mới tồn tại vài thập kỷ, doanh nghiệp của nó có sống mãi mãi?” “Nhiều công ty gặp khó khăn trong việc trả lãi do sức sống cạn kiệt.” “Vừa đóng cửa doanh nghiệp, tiền vốn cũng không còn?” “Cách đây không lâu, tài chính P2P hại vô kể người, đến nay vẫn im lặng. Bây giờ phát hành trái phiếu vĩnh viễn, thành thật mà nói với cách làm này thì ăn cướp còn văn minh hơn nhiều…”.
ĐCSTQ bật đèn xanh cho trái phiếu vĩnh viễn
Giới đầu tư chọn trái phiếu vĩnh viễn dĩ nhiên cũng vì nguồn lợi như mong đợi và tính ổn định. Một số loại trái phiếu vĩnh viễn có đặc tính “nâng cấp”, cam kết tăng lãi suất theo kỳ hạn.
Lợi tức loại trái phiếu vĩnh viễn thường cao, do đó thu hút các nhà đầu tư. Ví dụ, Ngân hàng Trung Quốc phát hành trái phiếu lần này có lãi suất cước định (contract rate) là 4,50%, trong khi lãi suất cước định trái phiếu vĩnh viễn của Ngân hàng Dân Sinh và Ngân hàng Hoa Hạ lên đến 4,85%, còn của Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải là 4,73%.
Theo truyền thông Trung Quốc Đại lục, có khoảng 140 tổ chức đã tham gia đăng ký mua trái phiếu vĩnh viễn của Ngân hàng Trung Quốc, vượt định mức gấp hơn hai lần. Đăng ký mua trái phiếu vĩnh viễn của Ngân hàng Dân Sinh đạt đến 1,82 lần, gồm nhiều nhà đầu tư lớn trong thị trường trái phiếu.
Về vấn đề này, ông Lãnh Sơn (Leng Shan), chuyên gia kinh tế độc lập người Mỹ gốc Hoa đã chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân (Caijing Lengyan) cho rằng tín dụng trái phiếu vĩnh viễn kém, tính thanh khoản có hạn, không thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn từ các tổ chức tài chính, còn Ngân hàng Trung ương đã dùng công cụ hoán đổi hóa đơn Ngân hàng Trung ương (Central Bank Bills Swap, CBS) để đảm bảo thay thế trái phiếu vĩnh viễn do các tổ chức tài chính nắm giữ bằng hóa đơn ngân hàng trung ương.
Ngoài ra, các quỹ bảo hiểm được mở cho trái phiếu vĩnh viễn; bộ phận tài chính đã làm rõ việc xử lý kế toán đối với trái phiếu vĩnh viễn, cũng làm rõ việc xử lý thuế. Về cơ bản, cả ba bên gồm Ngân hàng Trung ương, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, và cơ quan thuế đều đã bật đèn xanh cho trái phiếu vĩnh viễn.
Vậy thì, cuối cùng đối tượng mua trái phiếu vĩnh viễn ở Trung Quốc là ai, và ai đang bán?
Doanh nhân Sơn Đông Lưu Nhân Minh (Liu Yinming) từng chia sẻ trên truyền thông ngoài Trung Quốc rằng tất cả các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương đều được chứng nhận phát hành trái phiếu vĩnh viễn, còn các gói lãi suất thông qua ngân hàng phát hành cho người gửi, lợi tức rất cao. Điều đó có nghĩa là, sau khi P2P không thể cung cấp cho họ nguồn sống mới, họ chuyển sang ngân hàng để lừa đảo người dân. Còn trái phiếu vĩnh viễn không áp dụng các kênh tư pháp để truy cứu. ĐCSTQ đang điên cuồng chi tiêu tài sản quốc gia.
Ngày 19/2 năm nay, ông Phan Công Thắng (Pan Gongsheng), phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết tại cuộc họp chính sách Chính phủ: “Chúng tôi đang suy nghĩ, liệu có thể thúc đẩy việc phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại tại quầy ngân hàng thương mại, cho phép các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn và nhà đầu tư cá nhân có giá trị ròng cao đầu tư vào trái phiếu để bổ sung nguồn vốn.”
Về vấn đề này, ông Lãnh Sơn chỉ ra rằng, trong năm nay, sau khi nguồn trái phiếu địa phương được phát hành cho giới đầu tư cá nhân, giá trị đã sụt giảm dưới mệnh giá, cho thấy giới đầu tư đã bị lừa. Ông dự đoán loại trái phiếu vĩnh viễn này sẽ có cùng số phận như vậy.
ĐCSTQ đang chìm trong khủng hoảng nên làm liều?
Chia sẻ trên EpochTimes, giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) thuộc Trường Kinh doanh Aiken Đại học Nam Carolina tại Mỹ cho biết, vì trái phiếu vĩnh viễn không có ngày hết hạn nên thường được xem như tài sản chứ không phải khoản cho vay nợ, đối với các ngân hàng phát hành trái phiếu vĩnh viễn thì chỉ trả lãi chứ không cần trả tiền gốc. Nói cách khác, đối với những trái phiếu vĩnh viễn do ĐCSTQ phát hành, người ta chỉ có thể đưa tài sản vào mà không thể xem như nợ của ngân hàng.
Theo ông Tạ Điền, vấn đề là mặc dù trái phiếu vĩnh viễn tương tự như quyền cổ đông, nhưng nhà đầu tư không có quyền biểu quyết. Nói cách khác, giới đầu tư đóng góp tài sản cho ngân hàng nhà nước nhưng không thể giám sát và kiểm soát hành vi của ngân hàng, đây là vấn đề quan trọng nhất.
Tại sao ĐCSTQ muốn phát hành trái phiếu vĩnh viễn? Giáo sư Tạ Điền cho biết, thực tế ở phương Tây cũng có trái phiếu vĩnh viễn, nhưng không đặc biệt phổ biến. Trước đây ở Anh và Mỹ từng sử dụng, do nhà nước ban hành và phục vụ mục đích chiến tranh. Bởi vì vào thời điểm đó đất nước đặc biệt cần tiền. Còn thực tế, giới ngân hàng ĐCSTQ phát hành trái phiếu vĩnh viễn này, cho thấy các vấn đề nợ xấu nghiêm trọng của họ, trước nguy cơ bong bóng bất động sản và bong bóng thị trường chứng khoán, mục đích của ĐCSTQ nhằm “bình ổn tài chính”.
“Hiện nay nhiều ngân hàng ở Trung Quốc nguy cơ sụp đổ vì bội chi, một số đã rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu và bảo hộ phá sản. Bây giờ họ phát hành trái phiếu vĩnh viễn như một cách đổi thủ đoạn, để huy động nguồn tiền trong dân giúp họ vượt qua cảnh khốn cùng này.” ông nói.
Ông Tạ Điền cho rằng, nếu ĐCSTQ làm điều này, có khả năng họ cảm thấy rằng họ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đối với đông đảo người dân, nguồn tiền đầu tư vào trái phiều vĩnh viễn này có thể không bao giờ lấy lại được, thực tế để giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn. Mặc dù trái phiếu của ngân hàng có thể đổi sau một số năm quy định nào đó, nhưng thời hạn sớm nhất cũng phải sau 5 năm, có thể xem chí ít cũng đảm bảo cho ngân hàng của ĐCSTQ trong thời hạn 5 năm.
Trái phiếu vĩnh viễn là trái với quy luật tự nhiên
Trái phiếu vĩnh viễn bị xem là có rủi ro tín dụng liên tục, nhà phát hành trái phiếu có thể gặp vấn đề tài chính hoặc phá sản. Ví dụ, vào tháng Tư năm nay, Tập đoàn CITIC đã không thể trả lãi cho 195 triệu nhân dân tệ, đã tuyên bố vỡ nợ đối với trái phiếu vĩnh viễn.
Một bài viết về vấn đề này tạm dịch “Trái phiếu vĩnh viễn: sự công bằng trong lớp ngụy trang” (Perpetual Bonds: Equity in Disguise) được Wall Street Daily chỉ ra, đối với phe tài chính bảo thủ, tính lâu dài không nhất thiết là hay, khiến cảnh nợ nần kéo dài vô tận. Ngoài ra, nó đánh dấu một chiến lược tuyệt vọng.
Học giả độc lập người Mỹ gốc Hoa Lãnh Sơn cho rằng, việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn là vì ĐCSTQ phải cấp cứu giới doanh nghiệp lớn của nhà nước mà đặc biệt là ngân hàng. Việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước, các doanh nghiệp lớn của nhà nước, như ngành điện lực, đường sắt đô thị, doanh nghiệp bất động sản… Doanh nghiệp huy động tiền bằng cách phát hành trái phiếu vĩnh viễn, làm tăng vốn ròng của doanh nghiệp, lại không làm tăng tỷ lệ nợ vốn của công ty, giúp giải quyết khủng hoảng nợ.
Nhưng đây chỉ là kế hoạch trì hoãn của ĐCSTQ, xác suất vỡ nợ là rất cao.
Nhà kinh tế độc lập Công Thắng Lợi (Gong Shengli) cũng cho biết rằng (1) vấn đề tài chính không tốt, là xu hướng chung của Trung Quốc trong hiện tại và cả tương lai. Giá thành cho sự phát triển của Trung Quốc là đặc biệt tốn kém, chi phí cho Đảng và Chính phủ quá cao, không có nước nào trên thế giới như vậy. Trái phiếu vĩnh viễn là một cái hố không đáy luôn tồn tại; (2) Trái phiếu vĩnh viễn không phù hợp với quy luật sinh – tử bất tận của sự sống, sao có thể liên tục sản xuất như vậy? Sẽ đến lúc xã hội không thể chịu đựng được khi trở thành quy mô lớn; (3) Sự phát triển của nợ không phải là một cái cây không có gốc, phải nằm trong giới hạn chịu đựng của xã hội mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, duy trì môi trường sinh thái; (4) Sau khi một quốc gia có tổng nợ vượt quá 30% tổng sản lượng GDP, nghĩa là thời kỳ khủng hoảng đã đến…
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa kinh tế Trung quốc khủng hoảng tài chính Trái phiếu vĩnh viễn ngân hàng