Gần đây, công ty Deloitte – một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới – đã công bố danh sách xếp hạng năm 2021 về 100 mặt hàng xa xỉ có ảnh hưởng nhất, theo đó vị trí đầu tiên thuộc Tập đoàn LVMH. Chỉ chỉ riêng 10 thương hiệu xa xỉ hàng đầu đã chiếm 51,4% tổng doanh thu vào năm 2020 của toàn bộ 100 thương hiệu hàng đầu.

Embed from Getty Images

LVMH là tên viết tắt của 3 thương hiệu xa xỉ lâu đời của châu Âu: LV là Louis Vuitton, M là viết tắt của thương hiệu sâm panh hoàng gia có lịch sử gần 300 năm Moet & Chandon, còn H là viết tắt của thương hiệu rượu mạnh nổi tiếng thế giới Hennessy (Nguồn: Dimitrios Kambouris / Getty).

Mặc dù đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) đã có tác động đáng kể đến ngành bán lẻ toàn cầu với doanh số giảm mạnh trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2020, nhưng công ty Deloitte nhận thấy rằng toàn bộ thị trường hàng xa xỉ “đã chứng tỏ được khả năng phục hồi”. Thực tế là 100 công ty thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới đã tạo ra 252 tỷ USD doanh thu từ hàng xa xỉ, chỉ thấp hơn 10% so với con số 281 tỷ USD trong năm tài chính trước đó. Trong danh sách xếp hạng năm 2021 của Deloitte về ảnh hưởng hàng xa xỉ toàn cầu, vào năm 2020 chỉ riêng 10 thương hiệu xa xỉ hàng đầu đã đạt doanh thu 129,7 tỷ USD, chiếm 51,4% tổng doanh thu của toàn bộ 100 thương hiệu hàng đầu.

Theo dữ liệu của Deloitte, dù tổng thể doanh số bán hàng sụt giảm nhưng hơn một nửa trong số 100 công ty hàng đầu vẫn có lãi, vẫn có 13 công ty báo cáo tỷ suất lợi nhuận ròng hai con số.

Vị trí của top 10 trong năm không có nhiều thay đổi, Tập đoàn LVMH giành vị trí đầu tiên với 33,98 tỷ USD; tiếp theo đứng thứ hai là Kering với 14,93 tỷ USD – công ty sở hữu các thương hiệu như Gucci, Balenciaga và Bottega Veneta. Cả hai đều giành chiến thắng bởi số lượng hàng hiệu của họ.

shutterstock 734914312
Gucci sống lại danh tiếng nhờ với các yếu tố in thêu (Ảnh: Creative Lab/ Shutterstock)

Estée Lauder, Richemont, L’Oréal Luxe, Chanel Limited, và Essilor Luxottica SA lần lượt xếp thứ 3 đến thứ 7. PVH Corp – chủ sở hữu của Calvin Klein (CK) và Tommy Hilfiger – đã nhảy lên vị trí thứ 8 nhờ sự phát triển của thương hiệu Tommy Hilfiger. Lần đầu tiên Hermès lọt vào top 10, còn Tập đoàn Trang sức Chow Tai Fook (Chow Tai Fook Jewelry Group Limited) rơi xuống vị trí thứ 10. Rolex (Rolex) đã tăng một bậc trong năm nay lên vị trí thứ 11, tiếp theo là Ralph Lauren hạng 12, Swatch hạng 13, và chủ sở hữu Versace là Capri Holdings hạng 14.

shutterstock 1332433388
Quầy mỹ phẩm Estée Lauder (Nguồn: Sorbis/ Shutterstock)

Báo cáo của Deloitte tán thành khả năng sinh lời của LVMH, chỉ ra rằng trong thời gian COVID-19 gián đoạn, “nỗ lực kiểm soát chi phí và thích ứng với các yêu cầu mới đã giúp Louis Vuitton duy trì mức sinh lời tuyệt vời trong khi tiếp tục chính sách đầu tư”.

Báo cáo cũng cho biết Hermès đã đạt được “tỷ suất lợi nhuận ròng dẫn đầu ngành” và có tỷ suất lợi nhuận ròng cao nhất trong số 100 công ty hàng đầu trong năm tài chính 2020, ở mức 21,7%. Theo Deloitte, Hermès luôn là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất trong số 100 công ty hàng đầu, trong 5 năm qua của tài khóa 2016 – 2020, tỷ suất lợi nhuận ròng hàng năm của công ty này đã vượt quá 20%.

shutterstock 1203223126
Thương hiệu Hermès (Nguồn: Hargents/ Shutterstock)

Tương tự hai tập đoàn lớn “thắng theo số lượng” Kering và LVMH, hãng Chanel đứng thứ 6 với 10,1 tỷ USD. Đại dịch COVID-19 khiến có thêm nhiều thương hiệu chen chân vào thương mại điện tử, nhưng Chanel vẫn giữ được cách bán hàng trực tiếp túi xách và quần áo tại cửa hàng, bên cạnh kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp – cho thấy lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu Chanel.

bag gc1de8719e 1280
Túi Chanel (Nguồn: Engin_Akyurt / Pixabay)

Bảng xếp hạng Deloitte ghi nhận ưu thế doanh thu từ các thương hiệu may mặc, giày dép, túi xách và làm đẹp, như Tập đoàn Richemont với các thương hiệu đồng hồ và trang sức (Cartier, Van Cleef & Arpels, Piaget) xếp thứ 4 với doanh thu 13,18 tỷ USD.

Deloitte cũng tuyên bố rằng Canada Goose cũng là một “công ty ngôi sao” và là công ty duy nhất trong số 100 công ty hàng đầu mà 3 năm qua năm nào cũng đạt được mức tăng trưởng doanh thu hai con số và biên lợi nhuận ròng hai con số.

shutterstock 1824424772
Cửa hàng trang phục nhãn hiệu Canada Goose (Nguồn: JHVEPhoto/Shutterstock)

Deloitte xếp hạng Top 100 dựa trên doanh số tổng hợp của các hàng xa xỉ trong năm tài chính 2020 (năm tài chính 12 tháng từ ngày 1/1 – 31/12). Để vào danh sách, trước tiên công ty phải được xác định là công ty hàng xa xỉ, được định nghĩa là công ty cung cấp sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, cụ thể là “quần áo và giày dép (may sẵn), túi xách và phụ kiện (bao gồm cả kính đeo mắt), đồ trang sức và đồng hồ, mỹ phẩm và nước hoa”.

Theo Deloitte, kinh doanh của các công ty này có thể bao gồm từ hàng siêu sang truyền thống đến hàng xa xỉ chất lượng cực cao được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng cũng có hàng xa xỉ có giá cả phải chăng/dễ tiếp cận.

Theo Hoàn Vũ, Epoch Times

Xem thêm: