Moody’s: Rủi ro tín dụng của VN cao hơn Campuchia, triển vọng phát triển tương đương
- Chân Hồ
- •
Theo đánh giá của công ty chấm điểm tín dụng quốc tế Moody’s, Campuchia và Việt Nam có triển vọng phát triển mạnh tương đương nhau, nhưng khác nhau về sự đa dạng kinh tế, năng lực thể chế và tính chất của các khó khăn tài chính.
Dịch vụ nhà đầu tư của Moody (MIS) cho biết nền kinh tế của hai thị trường có cùng tiềm năng đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao là Campuchia (hạng B2 ổn định) và Việt Nam (B1+) có nhiều đặc điểm tương đồng, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ lẫn rủi ro tiềm ẩn của hệ thống tài chính.
Việt Nam được đánh giá là có mức độ đa dạng của nền kinh tế với mức thu nhập cao hơn và các thể chế tài chính mạnh mẽ hơn làm gia tăng khả năng chịu đựng cú sốc lớn hơn so với Campuchia. Mặt khác, việc duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và mục tiêu ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô cũng thúc đẩy nợ công cao hơn.
Ở Campuchia, việc tăng cường thu ngân sách của chính phủ và sự ổn định về tỷ giá và kinh tế vĩ mô cùng với nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết các yếu kém của thể chế và đa dạng hóa nền kinh tế sẽ tiếp tục hỗ trợ chất lượng tín dụng quốc gia, mặc dù tiến triển có thể chậm rãi.
Kết luận của Moody được đưa ra trong báo cáo về Chính phủ Campuchia và Việt Nam vừa mới được công bố, “Chính phủ Campuchia và Việt Nam – Sự đa dạng về kinh tế của Việt Nam hỗ trợ tín dụng mạnh hơn, mặc dù tỷ lệ nợ công cao hơn Campuchia”.
Báo cáo ghi nhận rằng nền kinh tế lớn hơn, đa dạng hơn của Việt Nam sẽ tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ hơn sau những cú sốc, và xuất khẩu của đất nước trải rộng trên nhiều loại sản phẩm và nhiều thị trường. Sự tiếp cận của Việt Nam vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn được phản ánh trong mức thu nhập cao hơn làm tăng khả năng của các hộ gia đình trong việc hấp thụ các cú sốc kinh tế.
Ngược lại, sản xuất hàng may mặc và dệt may và một số ít các sản phẩm giá trị tăng thêm khác đang thống trị nền xuất khẩu của Campuchia, vốn phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, làm cho nền kinh tế dễ rơi vào những cú sốc cụ thể về ngành và thị trường.
Điều này làm cho các thể chế Campuchia đối mặt với những thách thức lớn hơn, nhưng những cải cách cũng đang được vào guồng. Các cải cách đang diễn ra nhằm giảm tham nhũng và tăng cường các quy định luật pháp là các chính sách tích cực tại nước này. Ngân hàng trung ương Campuchia đã có thời gian vận hành ổn định nền kinh tế và điều tiết tỷ giá tốt, thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng tỷ lệ đô la hóa cao trong nền kinh tế sẽ tiếp tục hạn chế hiệu quả chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, các thể chế mạnh mẽ của Việt Nam và tính hiệu quả chính sách cao hơn đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, mang lại những tác động tích cực rộng khắp trong khuôn khổ tín dụng quốc gia rộng lớn hơn.
Nhìn chung, sức mạnh tài chính tổng thể của hai nền kinh tế là tương đương, mặc dù nó bao gồm các khó khăn khác nhau.
Tại Campuchia, thâm hụt tài chính nhỏ hơn, nợ chính phủ thấp hơn và khả năng chi trả nợ cao hơn, phản ánh cơ sở ưu đãi tài chính lớn hơn đối với nền kinh tế – là những điểm mạnh về tín dụng của Campuchia so với Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam ngày càng chuyển đổi sang thu hút các nguồn vốn trong nước, mặc dù chi phí cao hơn, nhưng làm giảm giảm rủi ro thanh khoản nợ chính phủ và giảm nguy cơ mất giá của đồng nội tệ.
Bên cạnh đó, rủi ro nợ xấu ngân hàng đang làm hạn chế cả hai thể chế tín dụng, đặc biệt là với Việt Nam.
Nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam lớn cùng với tỷ lệ dự trữ vốn rất thấp làm tăng rủi ro cho ngành ngân hàng.
>>Tại sao nợ công của Việt Nam quá ‘xấu’ và ‘nguy hiểm’?
Những rủi ro này thấp hơn ở Campuchia, mặc dù tại nước này tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ liên tục vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP và ngày càng trở nên khó kiểm soát cũng tạo ra nguy cơ đối với sự ổn định về kinh tế và tài chính.
Theo Moody’s
Chân Hồ
Xem thêm:
Từ khóa Chính sách kinh tế khủng hoảng tài chính khủng hoảng kinh tế Kinh tế Việt Nam rủi ro