Xu hướng các công ty Mỹ cắt giảm giao dịch với các nhà cung cấp hàng dệt may Trung Quốc đã trở thành một thay đổi khó có thể đảo ngược một sớm một chiều dưới chính quyền Biden, với việc Washington hiện vẫn duy trì cam kết đấu tranh với vấn đề lao động cưỡng bức, theo dữ liệu thương mại và một chuyên gia của ngành.

Embed from Getty Images

Năm ngoái, thị phần của Trung Quốc trong thị trường hàng dệt may của Mỹ đã rớt xuống mức thấp nhất trong thập kỷ là 23% tính theo giá trị, theo dữ liệu từ Văn phòng Hàng dệt may Bộ Thương mại Mỹ.

Ngược lại, thị phần kết hợp của các đối thủ cạnh tranh lớn của Trung Quốc ở châu Á, gồm có Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, India và Cambodia, tăng vọt lên mức hơn 42% trong năm 2020, tức hơn 7% so với năm trước.

Bên cạnh tác động lan rộng từ đại dịch virus corona và một loạt sắc thuế trừng phạt do chính quyền TT Trump áp đặt lên hàng hoá Trung Quốc từ năm 2018, một loạt lệnh cấm và hạn chế của Mỹ đối với các sản phẩm sợi bông được sản xuất tại khu tự trị người Duy Ngô ở Tân Cương vì cáo buộc lao động cưỡng bức cũng đóng vai trò to lớn trong việc sụt giảm thị phần dệt may của Trung Quốc tại Mỹ.

Trong khi toàn bộ xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Mỹ giảm hơn 30% vào năm ngoái so với năm trước tính theo giá trị, thì các chuyến tàu chở hàng sợi bông liên quan đến các mặt hàng xuất sang Mỹ cũng giảm gần 40%, theo dữ liệu chính phủ Mỹ.

Cụ thể, năm ngoái chỉ 15% hàng dệt may Trung Quốc xuất tới Mỹ, giảm từ 22% so với năm 2019, trong khi nhập khẩu sản phẩm dệt bằng sợi bông từ Trung Quốc giảm khoảng 4% từ 27% trong năm ngoái.

 

“Chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của các nhân tố phi kinh tế đối với viễn cảnh Trung Quốc trở thành một điểm đến cung ứng hàng may mặc năm 2021. Rõ ràng, vấn đề lao động cưỡng bức được báo cáo liên quan tới Tân Cương, Trung Quốc, và một loạt hành động của chính phủ Mỹ đã tác động đáng kể tới nhập khẩu hàng may mặc sợi bông từ Trung Quốc,” ông Sheng Lu, phó giáo sư nghiên cứu về thời trang và hàng may mặc tại Đại học Delaware, nói.

Đầu tháng trước, chính phủ Mỹ (khi đó vẫn dưới thời chính quyền Trump) đã ban hành lệnh giữ tại cảng nhập cảnh các sản phẩm bông và cà chua được sản xuất tại Tân Cương do nghi ngờ liên quan đến lao động cưỡng bức. Lệnh này áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được làm từ bông và cà chua của Tân Cương, gồm cả hàng dệt may.

Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất với Mỹ cả về số lượng và giá trị. Ông Lu cho rằng việc Trung Quốc phục hồi nhanh chóng năng lực sản xuất và có đủ các nhà cung cấp hàng dệt may địa phương là điểm lợi thế chính của họ.

Với Trung Quốc, các nhà bán lẻ Mỹ hiếm khi phải lo lắng khi đặt hàng, trong khi ở các nước châu Á khác, các sản phẩm dệt may phải nhập khẩu, đôi khi từ Trung Quốc, ông nói thêm.

“Nói cách khác, chuỗi cung ứng hàng dệt may địa phương tương đối hoàn chỉnh của Trung Quốc có thể giúp các công ty thời trang Mỹ giảm bớt nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch,” ông Lu nói.

Dữ liệu thương mại Mỹ cũng cho thấy điểm lợi thế nguồn hàng ở châu Á không thể dễ dàng thay thế bằng các nước ở gần Mỹ trong đại dịch, ngay cả khi các nguồn gần kề cũng đang dần dần được ưa chuộng.

Tính theo giá trị, năm ngoái hơn 70% nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ vẫn đến từ các nước châu Á, mức ổn định gần cả thập kỷ.

Giá trị và số lượng nhập khẩu hàng may mặc Mỹ từ Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) và từ cộng hòa Dominica – thành viên Hiệp định thương mại tự do Trung Mỹ (CAFTA-DR) tiếp tục mất thị phần trong năm 2020 do sản phẩm của họ ít có lợi thế hơn về chi phí và sự đa dạng so với các nhà cạnh tranh châu Á.

“Trong cái gọi là chuỗi cung ứng Tây bán cầu, các thành viên của USMCA và CAFTA-DR thường phụ thuộc vào cung ứng vải từ Mỹ, và tất nhiên, cũng hạn chế cơ bản các kiểu quần áo họ có thể sản xuất,” ông Lu nói.

“Và hầu hết các công ty thời trang Mỹ không có nguồn tài chính để đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng phía Tây bán cầu trong đại dịch, nên việc thu được lợi nhuận đáng kể đối với nguồn cung mới gần kề dường như không có khả năng xảy ra vào năm 2021,” ông Lu kết luận.

Ngân Hà (theo SCMP)

Xem thêm: