Những quốc gia nào phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga?
- Trình Văn
- •
Cuộc chiến của Nga với Ukraine đã đẩy giá dầu toàn cầu lên cao. Hãy cùng xem những quốc gia nào mua nhiều dầu của Nga nhất, những quốc gia nào phụ thuộc nhiều hơn vào dầu của Nga và những quốc gia nào có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng và tác dụng đòn bẩy dầu mỏ của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất trên thị trường toàn cầu và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Ả Rập Xê Út. Nga xuất khẩu khoảng 2,85 triệu thùng dầu mỗi ngày qua các tuyến đường biển và đường ống dẫn.
Các quốc gia châu Âu là khách mua dầu chung lớn nhất của Nga, trong khi Trung Quốc là quốc gia đơn lẻ mua dầu lớn nhất của Nga. Năm 2021, châu Âu mua khoảng 42% tổng sản lượng dầu của Nga, Trung Quốc mua 14% và Nga giữ lại cho mình 30%.
Các quốc gia đơn lẻ khác mua nhiều dầu hơn của Nga bao gồm Đức, Hà Lan, Mỹ, Ba Lan và Hàn Quốc.
Tháng 11/2021, các nước châu Âu nhập khẩu dầu của Nga nhiều hơn Mỹ khoảng 7 lần, họ phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu của Nga so với Mỹ, một số nước Đông Âu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu của Nga.
Ví dụ, 83% nhập khẩu dầu của Lithuania (Litva) đến từ Nga, tiếp theo là Phần Lan (80%), Slovakia (74%), Ba Lan (58%), Hungary (43%) và Estonia (34%).
Tiếp theo là Đức (30%), Na Uy (25%), Bỉ (23%), Thổ Nhĩ Kỳ (21%), Đan Mạch (15%) và Tây Ban Nha (11%).
Trong danh sách trên, chỉ có Na Uy có ngành công nghiệp dầu mỏ khổng lồ của riêng mình. Na Uy là nhà sản xuất dầu lớn thứ 13 thế giới với công suất sản xuất hơn 2 triệu thùng/ ngày. Năm 2021, lượng dầu mỏ mà Na Uy nhập khẩu từ Nga chỉ là 45.000 thùng/ ngày.
Nga không chỉ là nhà sản xuất mỏ, tiêu thụ và xuất khẩu dầu lớn, nước này còn sản xuất than và khí đốt tự nhiên, cũng như các sản phẩm tinh chế khác nhau được làm từ những nguyên liệu thô này. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của Nga đã sản xuất tương đương 11 tỷ thùng dầu vào năm 2019.
Năm 2019, Nga đã xuất khẩu khoảng 54% lượng than, 31% lượng khí đốt tự nhiên và 70% lượng dầu mỏ. Trong đó, than chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc cho các ngành công nghiệp luyện kim và điện, còn dầu mỏ và khí tự nhiên chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu.
Đối với nhiều nước châu Âu, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga là nguồn cung cấp điện và hệ thống sưởi quan trọng. Khí đốt tự nhiên của Nga chiếm ⅓ lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của châu Âu, và dầu mỏ của Nga cũng nguồn cung cấp chủ yếu cho sản phẩm xăng và các dầu tinh chế khác được tiêu thụ ở châu Âu.
Điều này khiến châu Âu khó theo Mỹ trong việc cấm nhập khẩu dầu của Nga để ảnh hưởng sâu hơn đến nền kinh tế Nga. Trước khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga chiếm hơn ⅓ doanh thu tài khóa của nước này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào ngày 8/3, mục đích là “hành động để tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến vô cớ và không chính đáng nhắm vào Ukraine”.
Mỹ không nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Nhập khẩu sản phẩm dầu của Mỹ từ Nga vào năm 2021 chiếm khoảng 8% nhập khẩu nhiên liệu lỏng của Mỹ.
Từ khóa Nhập khẩu dầu Nga Chiến tranh Nga - Ukraine xuất khẩu dầu của Nga