7 triết lý dưỡng sinh của các bậc thánh hiền xa xưa
Người xưa không có khoa học hiện đại, y học hiện đại hay đủ loại sản phẩm dưỡng cơ bổ bắp như thời nay, mọi triết lý dưỡng sinh đều dựa vào chính mình, hòa thuận với tự nhiên mà thân tâm khỏe mạnh.
1. Lão Tử
Lão Tử là nhà tư tưởng, người sáng lập Đạo gia thời Xuân Thu, Trung Quốc. Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tên chữ là Bá Dương, là người làng Khúc Nhân, xã Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông đã làm quan sử, giữ kho sách của nhà Chu, sau này ông từ chức về ở ẩn.
Tương truyền Lão tử thọ đến 160 tuổi. Bí quyết trường thọ của ông là tam bảo (từ, kiệm, khiêm): “thuận theo tự nhiên; điềm nhiên quả dục; khí công dưỡng thần; nuốt nước bọt dưỡng sinh” là câu cách ngôn trường thọ của Lão Tử.
>> Trí huệ của Lão Tử: “Thuận theo tự nhiên” là đạo sinh tồn của nhân loại
2. Khổng Tử
Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Hưởng thọ 73 tuổi, cách ngôn của ông: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, nghĩa là trời vận động mạnh mẽ, người quân tử noi theo đó mà luôn luôn cố gắng vươn lên.
Khổng Tử được suy tôn như nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất Á Đông. Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự “Vạn thế sư biểu”.
>> Phương pháp dạy con thành người tài đức của mẹ Khổng Tử
3. Mạnh Tử
Mạnh Tử (372-289 TCN) là người theo Nho giáo, thuộc dòng dõi họ Công Tộc Mạnh Tôn ở nước Lỗ. Mạnh Tử người gốc ở đất Trâu đời Xuân Thu, thuộc nước Lỗ, nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông, Trung quốc.
Hưởng thọ 74 tuổi, cách ngôn của ông là: “chăm chỉ động não, du ngoạn tứ xứ, ẩm thực thanh đạm”.
4. Trang Tử
Trang Tử họ Trang tên Châu, người nước Lương ở Mông huyện, dưới thời Lục quốc làm Tất viên lại cho nước Lương. Ông là người nổi tiếng trong Đạo gia, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Trung Hoa.
Hưởng thọ 83 tuổi, triết lý dưỡng sinh của ông là: “tâm tình thản đãng, khí đủ thần tĩnh, biết đủ thường vui”.
>> Lòng người như nước trong bát, rót nhẹ thì nước mới trong
5. Lương Vũ Đế
Lương Vũ Đế (464-549), tên thật là Tiêu Diễn, sinh ra tại Nam Lan Lăng Trung Đô Lý vào thời Nam triều (420-589). Ông là vị vua xuất gia đầu tiên của Trung Quốc, rất nổi tiếng.
Hưởng thọ 85 tuổi. Ông đam mê đọc sách, hết lòng tin theo Phật học, khổ đọc kinh Phật, luyện tập cầm kì thư họa.
Theo Tư Trị Thông Giám, một quyển sách cổ ghi chép lịch sử Trung Quốc, vua Vũ Đế “có một kiến thức uyên bác và thông thạo trong các lĩnh vực văn chương, thuyết âm dương ngũ hành, cưỡi ngựa, bắn cung, âm nhạc, viết chữ thư pháp và cờ vây”.
6. Đào Hoằng Cảnh
Đào Hoằng Cảnh, tự Thông Minh, hiu Hoa Dương Ẩn Cư, người Đơn Dương, Mạt Lăng (nay là Giang Tô, Nam Kinh). Ông là nhà y dược học trứ danh của thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, người thứ nhất chỉnh lý hệ thống bản thảo học của y học sử Trung Quốc.
Cách ngôn của ông là: “điều dưỡng tình chí, thuận theo bốn mùa; điều dưỡng tình chí, ăn uống điều độ”.
Tình chí gồm: Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi – Khủng – Kinh. “Hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “tư” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, “thất tình” được sử dụng để chỉ 7 loại “tình chí” (tình cảm, tinh thần) – có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật.
>> Đông y: Làm sao để trị bệnh “thất tình”?
7. Tôn Tư Mạc
Tôn Tư Mạc sinh ra trong triều đại Tây Ngụy. Tương truyền ông sống đến 141 tuổi mới tạ thế mà lên tiên cảnh. Tôn Tư Mạc thuở nhỏ thường hay bị bệnh nên mới đi học làm y sĩ. Ông là người tinh thông kinh sử và học thuyết của cả trăm trường phái.
Ông là 1 trong 4 đại danh y nổi tiếng nhất thời Trung Quốc cổ đại. Tôn Tư Mạc cũng là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra thuật dẫn niệu. Hưởng thọ 101 tuổi, ông chủ trương là: “tứ chi chăm chỉ vận động, ăn uống điều độ, nhai kỹ nuốt chậm, sau ăn rửa mặt súc miệng, giấc ngủ đầy đủ”.
Tôn Tư Mạc, được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại của Trung Hoa. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh.
Minh Hòa
Xem thêm:
Từ khóa Khổng Tử dưỡng sinh Đạo gia Nho gia Tôn Tư Mạc Lão Tử