Bác sĩ: Tóc đã bạc trắng thì nên bổ sung đủ 4 loại dưỡng chất sau
- Nghi Hiên
- •
Vấn đề tóc bạc trắng có thể là do bẩm sinh hoặc các nguyên nhân khác, có một số người từ khi còn trẻ đã bắt đầu có tóc bạc. Thật ra điều này không thể xem nhẹ, trên thực tế, cơ thể đang báo tín hiệu cho bạn.
Tóc bạc ngày càng nhiều có thể là những lý do này:
1. Lão hóa và di truyền
Thân thể con người già yếu và lão hóa là một hiện tượng tự nhiên. Khi này các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm dần, nguồn cung cấp của nang tóc không thể đáp ứng được nhu cầu của các hạt melanin, do đó tóc sẽ dần chuyển sang màu trắng, đó là hiện tượng lão hóa bình thường.
Nếu tóc bạc vào cuối độ tuổi 30 và 40, thì thường là do di truyền hoặc các yếu tố khác, và tỷ lệ này khá cao ở người thuộc khu vực châu Á. Ngoài ra nếu bố mẹ tóc bạc sớm thì thường con cũng sẽ bị tóc bạc sớm.
2. Yếu tố bệnh tật
Sự gia tăng của tóc trắng có thể liên quan đến các bệnh như thiếu máu, bạch biến, bệnh tim mạch, cường giáp hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa. Nếu bạn còn trẻ nhưng tóc bạc ngày càng nhiều, bạn nên đi khám.
3. Căng thẳng tinh thần
Nếu bị áp lực, lo lắng, căng thẳng, cáu gắt và các loại cảm xúc tiêu cực khác trong thời gian dài hoặc bị kích thích tinh thần đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, cản trở quá trình bài tiết melanin, dễ dẫn đến hiện tượng tóc bạc. Đặc biệt hiện nay hầu hết các bạn trẻ đều phải chịu áp lực cuộc sống và công việc, nếu để lâu ngày tóc càng dễ bị bạc.
4. Ít vận động
Ít vận động trong một thời gian dài là trạng thái bình thường của người hiện đại, nhưng điều này sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự bài tiết melanin và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Vì thế, hãy tập thể dục 40 phút mỗi ngày để có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp cơ thể tiết ra sắc tố melanin.
Bác sĩ có lời khuyên cho chúng ta rằng, nếu tóc đã mọc bạc trắng thì hãy chú ý bổ sung đầy đủ 4 loại dưỡng chất sau đây:
1. Vitamin nhóm B
Sự hình thành sắc tố melanin trong cơ thể liên quan nhiều đến vitamin B. Nếu cơ thể con người thiếu vitamin B và thiếu nguồn melanin tổng hợp thì tóc sẽ dần dần chuyển sang màu trắng.
Trong cuộc sống hàng ngày, nên bổ sung một lượng vừa phải các thực phẩm giàu vitamin B, bao gồm sữa, nấm, đậu phộng, ngô, khoai tây, cam, quýt, cà chua, thịt bò, thịt gà, cá biển, tảo bẹ, ngũ cốc nguyên hạt..v.v. Thịt và rau tốt nhất nên ăn kết hợp với nhau, cân bằng dinh dưỡng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.
2. Theo dõi các nguyên tố như đồng và sắt
Khi cơ thể thiếu các nguyên tố vi lượng như đồng và sắt, tóc bạc sẽ tăng dần. Do đó, ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như các loại hạt, gan động vật thì có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và giúp giảm bớt tình trạng tóc bạc.
3. Tyrosine
Tyrosine là một axit amin thiết yếu và là một chất cơ bản giúp tổng hợp melatonin, nếu thiếu thì có thể gây ra tóc bạc ở thanh thiếu niên. Để cải thiện tình trạng tóc bạc, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu tyrosine như đậu, các loại hạt, chuối, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, hải sản..v.v. điều này không chỉ giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, mà còn làm cho tóc đen hơn.
4. Chất đạm
Như chúng ta đã biết, protein là chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe con người, ngoài ra, thiếu protein cũng có thể dẫn đến tóc bạc ngày càng nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày, lượng đạm ăn vào cần hợp lý, chú ý bổ sung đầy đủ.
Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm được quảng cáo là có thể trị được tóc bạc, dùng “thuốc đặc trị” như một chiêu trò quảng cáo. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ ra rằng: Nếu là do yếu tố tâm lý hay do quá căng thẳng dẫn đến tóc bạc, thì chỉ cần điều chỉnh trạng thái cảm xúc là có thể cải thiện tình trạng. Hơn nữa, thông thường thì tóc trắng rất khó để đen trở lại, vì vậy nên kết hợp ăn uống hợp lý và cố gắng đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện màu tóc.
Từ khóa tóc bạc sớm