Bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu luôn ở mức cao nên ăn gì?
- Vương Tâm Lôi
- •
Người mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol. Chú trọng đến lượng thức ăn hàng ngày là chìa khóa giúp giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như các vấn đề về tim mạch, ung thư hoặc đột quỵ. Trong quá trình ăn uống, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt nắm rõ một số thực phẩm nên tránh dưới đây.
Đường trong máu là glucose được tạo ra sau khi thức ăn được chuyển hóa và phân hủy qua đường tiêu hóa của con người. Nó sẽ vận chuyển đến các cơ quan khác nhau của cơ thể qua máu như một nguồn năng lượng hàng ngày. Mức đường huyết lúc đói của một người bình thường nằm trong khoảng từ 70 đến 110 mg/100 ml. Nếu cao hơn 126 mg/100 ml thì người đó sẽ mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù lượng đường trong máu sau bữa ăn không ổn định hơn nhưng nhìn chung vẫn ở mức từ 80 đến 140 mg/100 ml.
Một số người sẽ không mắc bệnh tiểu đường cho dù họ hay ăn nhiều đồ ngọt. Điều này là do bản thân họ không mắc bệnh tiểu đường và tuyến tụy của họ hoạt động bình thường và lượng insulin mà tuyến tụy tiết ra đủ để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người thừa cân cao gấp 2,9 lần so với người bình thường. Ngoài việc khó kiểm soát lượng đường trong máu, người béo phì còn mắc các biến chứng mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim, gút và viêm khớp…
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp tình trạng béo phì, chủ yếu là vì khi mô mỡ ở bụng tăng lên, tác dụng hạ đường huyết của insulin trong cơ thể sẽ trở nên rất kém. Hầu hết bệnh nhân đều là người già, lúc này lượng hormone tăng trưởng và hormone sinh dục đều giảm, tốc độ trao đổi chất cũng giảm, từ đó khiến cơ thể tăng cân. Ngoài ra, một số loại thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin cũng có thể gây tăng cân nên thực tế là những người mắc bệnh tiểu đường khó giảm cân hơn người bình thường.
Nhiều người cho rằng người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít tinh bột để lượng đường trong máu không tăng quá cao. Tuy nhiên, họ không biết rằng khi giảm tinh bột thì lượng chất béo và protein sẽ tăng lên tương đối. Khi mỡ thừa dẫn đến béo phì, bệnh lý mạch máu sẽ xảy ra sớm. Theo thống kê, 75% bệnh nhân tiểu đường tử vong chủ yếu do bệnh tim mạch, tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành ở người bị tiểu đường tuýp 2 cao gấp 3 lần người bình thường.
Ngược lại, nếu ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Những biến chứng mãn tính này còn khủng khiếp hơn cả lượng đường trong máu cao. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, carbohydrate nên chiếm từ 50 đến 60% tổng lượng calo, chất béo và dầu nên chiếm dưới 30% và protein chỉ nên chiếm từ 12 đến 20%.
Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn những thực phẩm béo, ngọt và đậm vị. Chất béo là thực phẩm giàu chất béo, vị ngọt là thực phẩm có hàm lượng đường cao, vị đậm là thực phẩm cay và nóng. Tuy nhiên, không phải không ăn đồ ngọt sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, thực tế chỉ cần có calo thì lượng đường trong máu sẽ tăng.
Ví dụ, đậu nành edamame không có vị ngọt nhưng lại chứa nhiều tinh bột. Các thực phẩm như miến, bún, mì, nước trái cây, soda cũng chứa nhiều đường và có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các loại rượu như rượu mận, rượu vang đỏ, rượu gạo, rượu nhân sâm, v.v.v cũng chứa nhiều đường nên bạn cần cẩn thận.
Các loại rau có hàm lượng calo thấp như bắp cải, cải dầu, mù tạt, hoa cúc, rau bina, lá khoai lang, bắp cải, rau muống, rau dền, măng tây, củ cải, ớt xanh, súp lơ, mướp đắng, dưa chuột, v.v. , thì bạn có thể yên tâm ăn. Các loại trái cây như củ sen, ổi, khế, cà chua chứa ít đường hơn cũng rất phù hợp.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng uống nước ép trái cây, vì trong nước ép trái cây không chứa chất xơ, bạn sẽ không cảm thấy no sau khi uống, đồng thời phải ép nhiều trái cây mới ra được một ly nước ép. Như vậy bạn sẽ vô tình nạp quá nhiều đường và khiến nó được hấp thụ nhanh chóng làm cho lượng đường trong máu tăng một cách khó kiểm soát.
Từ khóa Tiểu đường đái tháo đường