Bệnh răng miệng ngày một nhiều, lý do có thể nằm ngay trong kem đánh răng
Không ít người tự hỏi: tại sao đánh răng nhiều lần trong ngày mà miệng vẫn hôi, bệnh răng miệng vẫn tăng đều, thậm chí là ung thư miệng? Có nhiều lời giải thích, nhưng nhất định không được bỏ qua việc truy xét kem đánh răng, vì chúng có thể chứa các chất độc hại.
Khi ngậm thuốc dưới lưỡi, thuốc thấm qua tĩnh mạch dưới lưỡi và tĩnh mạch hàm trong, đi vào tĩnh mạch cảnh ngoài, qua tĩnh mạch chủ trên, qua tim vào đại tuần hoàn, tránh bị chuyển hoá qua gan lần đầu. Do đó thuốc xuất hiện tác dụng nhanh.
Kem đánh răng thông thường có thể khiến răng bạn trông trắng sáng hơn nhưng lại dần dần ăn mòn men răng và lợi, rất độc đối với miệng. Không những vậy, khi vào miệng, chúng nhanh chóng thấm qua tĩnh mạch dưới lưỡi đi vào hệ tuần hoàn… tung hoành gây hại khắp cơ thể, gây ung thư và đủ các vấn đề khác.
Hãy nhận diện những chất sau, và không nên mua dùng những loại kem đánh răng có chứa chúng:
1. Triclosan
Triclosan được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm khử mùi, thuốc tẩy quần áo, trong đệm, các vật dụng trong nhà vệ sinh, nước rửa tay, kem đánh răng… Hóa chất này có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm mạnh, nhưng đi kèm với nó là nhiều vấn đề sức khỏe. Triclosan cản trở hoạt động của tuyến giáp, có thể gây rối loạn nội tiết và ung thư.
Hồi tháng 9/2016, FDA đã quyết định cấm dùng Triclosan trong các sản phẩm tẩy rửa. Tại Việt Nam, chất này vẫn đang được dùng tràn lan trong các loại hóa mỹ phẩm bày bán trên thị trường, bao gồm cả xà phòng, nước rửa tay, kem đánh răng…
2. Sodium Lauryl Sulfate
Một thành phần phổ biến trong kem đánh răng và cũng là chất có khả năng góp phần gây ung thư, sodium lauryl sulfate (SLS) có tác dụng làm kem đánh răng đặc hơn, và tạo bọt cho kem. SLS được cho là làm phân hủy cao răng. SLS là chất gây kích ứng da, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, độc với cá và các sinh vật dưới nước khác, đồng thời cũng là một loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng để diệt thực vật và côn trùng.
Các nhà sản xuất SLS gần đây đã đệ đơn xin đưa chất này vào danh sách thuốc trừ sâu được chấp thuận dùng trong nông nghiệp, nhưng may thay là yêu cầu đã bị bác bỏ vì khả năng gây ô nhiễm và tàn phá môi trường. Quá trình sản xuất chất này cũng gây ô nhiễm nặng nề, vì giải phóng ra các hợp chất hữu cơ gây ung thư dễ bay hơi và hợp chất sulfur.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy SLS có thể góp phần gây ung thư, các vấn đề về răng và lợi, cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
3. Chất tạo vị ngọt Aspartame, Saccharine
Đây là những chất tạo vị ngọt nhân tạo, thường hiện diện trong công thức kem đánh răng và nhiều thực phẩm không đường khác. Mỗi chất ít nhiều đều liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và nên tránh hoàn toàn.
Đối với Aspartame, trong cuốn sách “Excitotoxins: the Taste That Kills”, TS Blaylock xếp Aspartame vào diện excitotoxin độc nhất, có thể gây ra các rối loạn thần kinh, kích thích quá mức các neuron đến chết. Đối với trẻ em thì màng rào máu não (bảo vệ não khỏi các chất độc) chưa phát triển đầy đủ thì lại càng nhạy cảm.
4. Flo
Flo là một chất gây rối loạn nội tiết, gây vôi hóa tuyến tùng, và có thể làm suy giảm chức năng tuyến thượng thận và tuyến giáp. Flo làm tăng nguy cơ gây ung thư, gây tổn thương ADN, bất hoạt những enzym trong cơ thể, thúc đẩy quá trình lão hóa, làm rối loạn hệ miễn dịch; bạn nên tránh flo cả ở trong nước sinh hoạt lẫn kem đánh răng.
5. Propylene Glycol
Propylene glycol là một dạng dầu khoáng, có một vài loại và nhiều cách sử dụng khác nhau. Đối với loại công nghiệp thì đây là hoạt chất trong chất lỏng làm nguội động cơ, chất chống đông, trong sơn, lớp men (đồ sứ, răng), và véc-ni. Loại dùng trong dược phẩm được sử dụng trong nhiều sản phẩm, gồm cả kem đánh răng.
Chưa có thử nghiệm tương xứng với propylene glycol, nhưng Cơ quan bảo vệ môi trường – EPA (Mỹ) coi propylene glycol là một hóa chất rất độc hại và phải đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, kính bảo hộ khi tiếp xúc và sử dụng đúng quy cách. Sự thật là điều này đúng với hầu hết các hóa chất khác trong kem đánh răng, cũng như trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể khác, và nhiều thành phần trong thực phẩm của chúng ta. Rõ ràng là nếu bạn muốn răng miệng khỏe mạnh thì đừng cho những hóa chất đó lên bàn chải. Hầu như chúng đều gây ra vấn đề nếu dùng trong dài hạn.
6. Glycerin
Bản thân glycerin không độc. Vấn đề nằm ở chỗ khi glycerin được chà lên bề mặt răng, thì nó để lại phần “bã” rất khó rửa đi. Bạn có thể phải súc miệng 20-30 lần mới có thể đẩy nó đi.
Canxi và phốtpho là những khoáng chất cần thiết cho răng, bình thường luôn có trong nước bọt, liên tục chảy qua răng. Phần bã của glycerin ngăn cản dòng chảy tự nhiên này. Điều này khiến sâu răng và các vấn đề nha khoa khác đến nhanh hơn.
7. Diethanolamine
Diethanolamine (DEA), có trong những sản phẩm tạo bọt như kem đánh răng. DEA gây rối loạn hooc-môn và hình thành nên các nitrat gây ung thư. Bác sĩ Samuel Epstein, giáo sư về khoa học môi trường tại Đại Học Illinois, tuyên bố rằng da tiếp xúc nhiều lần với DEA có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và thận.
8. Sorbitol
Sorbitol được sử dụng để làm đặc và giữ ẩm cho kem đánh răng, nhờ đó nó không bị cứng lại khi mở nắp hay khi kem đánh răng tiếp xúc với không khí. Sorbitol là một alcohol đường được sử dụng để làm ngọt trong một số “thực phẩm lành mạnh”. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sorbitol trong kẹo cao su có thể gây tiêu chảy mạn tính. Có rất ít nghiên cứu về hóa chất này.
9. Các vi hạt nhựa
Polypropylene, poly-e-terephthalate, và polymethyl methacrylateis là những mảnh nhựa nhỏ có trong kem đánh răng đóng vai trò như chất mài mòn. Tuy những hạt nhựa nhỏ này có thể giúp chà những mảng bám khỏi răng của bạn, chúng cũng làm tổn thương men răng và lưu trú lại ở mô lợi nhạy cảm. Tệ hơn nữa, chúng hấp thu cả vi khuẩn và các hóa chất công nghiệp, và được tin là một chất gây rối loạn nội tiết.
Nhiều chuyên gia sức khỏe tự nhiên cảnh báo người tiêu dùng không nên mua những nhãn hàng có chứa các thành phần kể trên. Điều này thật khó nhưng hãy thử sử dụng bột đánh răng hoàn toàn tự nhiên có thể tự làm cho riêng mình! Bạn sẽ không thất vọng đâu. Dưới đây là một công thức rất đơn giản:
- Cho lượng bằng nhau dầu dừa và thuốc muối (baking soda-NaHCO3)
- Cho thêm tinh dầu để tạo mùi vị (có thể là tinh dầu bạc hà)
- Cho thêm đường stevia để tạo vị ngọt
- Thêm một nhúm muối biển chưa tinh chế để tăng lượng khoáng chất
- Trộn tất cả lại, rồi đánh quậy lên là có được loại kem đánh răng theo đúng nghĩa: chắc răng, thơm miệng, ngừa sâu răng và quan trọng nhất là an toàn.
Kiên Thành
Xem thêm:
Từ khóa đánh răng sức khỏe răng miệng kem đánh răng hóa chất