Các biểu hiện khác thường cho thấy sức đề kháng suy giảm
- Thanh Xuân
- •
Là tuyến phòng thủ của sức khỏe cơ thể, sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại những tác nhân độc hại từ bên ngoài như vi khuẩn và virus.
Trong thời kỳ nhạy cảm phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hiện nay, việc học và thực hành cách để giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng lại càng quan trọng hơn. Vì để giảm thiểu hiểm họa virus thì ngoài áp dụng những biện pháp hay được khuyến cáo như mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên, vấn đề cũng rất quan trọng là nâng cao sức đề kháng bên trong cơ thể. Mặc dù mọi người đều có sức đề kháng nhưng mức độ mạnh yếu của từng người khác nhau. Người có sức đề kháng mạnh thì cơ thể khó gặp phải các vấn đề, nhưng một khi sức đề kháng bị suy yếu thì cơ thể có thể xuất hiện hàng loạt thay đổi bất thường.
Sẽ ra sao nếu sức đề kháng của cơ thể suy giảm?
1 – Cảm cúm
Số lần bị cảm cúm sẽ dễ dàng gia tăng, đặc biệt là vào thời kỳ giao mùa thì biểu hiện rõ ràng hơn. Bình thường chúng ta bị cảm cúm cũng không thấy lo lắng lắm, nhưng giai đoạn đặc biệt này mà bị cảm thì dù chỉ nhẹ cũng lo lắng có thể bị nhiễm virus, trong khi người bị suy giảm sức đề kháng rất dễ bị cảm cúm. Nếu phát hiện bản thân dễ bị cảm cúm thì nên chú ý hơn đến việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
2 – Phát ban
Cơ thể cũng dễ bị phát ban, đặc biệt thường dễ xuất hiện vào mùa xuân. Nhiều người nghĩ đây là vấn đề về thể chất như da dễ dị ứng, hoặc do vấn đề vệ sinh kém gây ra, nhưng thực tế cũng có liên quan đến sức đề kháng. Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì cũng khó bị hoặc có bị cũng mau khỏi, trái lại nếu sức đề kháng kém thì phát ban sẽ dễ dàng tăng lên, cũng lâu khỏi hơn.
3 – Mệt mỏi
Cơ thể hay mệt mỏi cho thấy sức đề kháng không tốt, trong tình trạng này thì cơ thể dễ uể oải, không hứng thú làm việc; hoặc hay bị đau đầu, mất ngủ và đau nhức cơ bắp sau thời gian làm việc, muốn hồi phục trạng thái bình thường cần thời gian nghỉ ngơi dài hơn thường lệ.
4 – Vết thương chậm lành
Tốc độ chữa lành vết thương cũng chậm. Ví dụ khi bị trầy trầy xước ngoài da nhưng sau vài ngày cũng không lành, khi đụng chạm vết thương dễ bị thương tổn trở lại, thậm chí dễ xảy ra nhiễm trùng. Một trong những nguyên nhân không nhỏ là do sức đề kháng cơ thể yếu, kéo theo suy giảm khả năng liền miệng vết thương, máu khó đông hơn. Điều này rất dễ thấy ở những người lớn tuổi, trong khi đối với người trẻ tuổi thì mau lành hơn.
Mặc dù sức đề kháng của cơ thể chúng ta phần nhiều phụ thuộc vào di truyền, tuy nhiên các yếu tố khác như chế độ ăn uống hàng ngày, giấc ngủ và tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng. Về chế độ ăn uống, nên chú ý các loại nấm ăn được như nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết…; các loại củ như khoai, củ cải; bổ sung sữa, ăn nhiều trái cây và rau quả, bổ các loại vitamin và nguyên tố vi lượng; cố gắng hàng ngày ngủ trước 11 giờ để đảm bảo giấc ngủ đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ tốt; tập thể dục nhiều hơn và cố gắng bảo đảm cân bằng tâm lý sẽ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Tóm lại, trong điều kiện cơ thể bình thường (không bệnh tật) mà dễ gặp những bất thường nêu trên là cho thấy dấu hiệu sức đề kháng suy giảm. Nếu bạn nhận thấy có biểu hiện như vậy thì hãy cố gắng kịp thời khắc phục (như một số gợi ý nêu trên) để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa sức đề kháng mệt mỏi Cảm cúm dấu hiệu COVID-19 Phát ban