Cách nhận biết cơ thể thiếu máu và dưỡng khí
- Thanh Xuân
- •
Chúng ta thường nghe nói phụ nữ thường hay thiếu máu và dưỡng khí, vậy thì triệu chứng này nguy hại như thế nào? Làm sao để nhận biết?
Thiếu máu và dưỡng khí, theo Trung y là chỉ “khí hư” và “máu hư”, đối với phụ nữ sẽ dẫn đến lão hóa sớm, thậm chí gây mãn kinh sớm. Bởi vì hầu hết phụ nữ có thể chất tính hàn (lạnh), dễ bị thiếu máu và dưỡng khí.
Biểu hiện ở ba khía cạnh
1. Mắt
Quan sát mắt thực tế là quan sát màu của tròng trắng mắt, có câu “cao tuổi mắt vàng”, trên thực tế dùng để chỉ màu tròng trắng của mắt biến thành đục, vàng, đỏ ngầu. Túi mắt rất lớn, mắt khô, mí mắt nặng, tất cả là do thiếu máu và dưỡng khí.
2. Nhiệt độ của bàn tay
Nếu bàn tay quanh năm ấm áp, cho thấy đó là người đầy đủ máu và dưỡng khí. Nếu lòng bàn tay đổ mồ hôi, tay lạnh, đây là hệ quả của việc thiếu máu và dưỡng khí.
3. Móng tay
Trong tình hình bình thường, ở chân móng tay luôn có hình bán nguyệt (phần màu trắng), trừ ngón út. Nếu chân móng tay không có hình bán nguyệt hoặc chỉ có ở ngón tay cái, cho thấy cơ thể nặng hàn khí, công năng tuần hoàn kém, thiếu máu và dưỡng khí, làm máu không đến được đầu mút ngón tay, nếu hình bán nguyệt quá nhiều, quá lớn, người đó dễ bị cường giáp, huyết áp cao.
Đối với người lớn, nếu móng tay xuất hiện những vân dọc thì phải thận trọng, cho thấy cơ thể thiếu cả máu và dưỡng khí, tượng trưng cho cơ thể lão hóa.
Lý do thiếu máu và dưỡng khí
Nói chung, có hai nguyên nhân chính gây thiếu máu và dưỡng khí, một là bị từ tiên thiên (bẩm sinh thể trạng đã yếu), hai là bị do môi trường sống sau này (hậu thiên). Bẩm sinh là điều kiện thể chất của cha mẹ trực tiếp di truyền lại cho thế hệ con cái. Tất nhiên, chúng ta không thể thay đổi về bẩm sinh, vì vậy sự hỗ trợ bồi bổ sau đó là rất quan trọng.
Khi bạn thấy mình thiếu máu và dưỡng khí, cần phải có cách bổ dưỡng cho cơ thể, nếu không sẽ tổn hại sức khỏe cũng như chất lượng sống rất lớn. Như chúng ta biết, gạo nếp than hay còn gọi nếp cẩm, long nhãn, táo đỏ có hiệu quả bổ máu rất tốt. Dưới đây xin giới thiệu ngắn gọn.
Bổ dưỡng khi bị thiếu máu và dưỡng khí
1. Cháo gạo nếp than bổ máu
Gạo nếp đen được gọi là “ngọc trai đen”, có chứa các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin. Gạo nếp đen có tác dụng bổ máu và nuôi dưỡng khí, có thể ăn bình thường hoặc ngâm rượu.
Chất liệu: táo đỏ, gạo nếp đen, long nhãn, đường nâu.
Phương pháp: Vo sạch gạo nếp đen, thêm táo đỏ, long nhãn, và đổ lượng nước vừa phải đun thành cháo, có thể thêm đường nâu theo khẩu vị.
2. Táo đỏ, đương quy và xương sườn
Bản thân táo đỏ có tác dụng bổ máu, nhưng chỉ dùng riêng lẻ thì hiệu quả khá hạn chế, nên ăn chung với nho khô, long nhãn.
Chất liệu: khoảng 4 miếng đương quy, xương sườn (bò hoặc dê), khởi tử, táo đỏ, hành, gừng
Cách làm: xương sườn chần qua nước, rửa sạch máu rồi cho vào hầm, thêm khởi tử, táo đỏ, đương quy, hành, gừng, đun lửa to cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi xương sườn thật nhừ, nêm thêm muối, gia vị.
3. Cháo củ từ với long nhãn
Long nhãn rất giàu đường glucose, sucrose và protein, hàm lượng sắt cao, giúp nâng cao năng lượng cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tái tạo protein máu, bổ máu.
Chất liệu: khoai từ, long nhãn, gạo nếp, đường đỏ.
Cách làm: Củ từ cắt miếng, nấu cháo với gạo nếp, cháo nhừ cho vào long nhãn, đường nâu, nấu thêm một lát là được.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa thiếu máu Thiếu dưỡng khí