Chất làm ngọt nhân tạo có mặt trong hàng nghìn loại thực phẩm và chúng ta thường lầm tưởng chúng là lựa chọn thay thế tuyệt vời thay cho đường. Sự thật là chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…

chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì… (Ảnh minh họa: Pixel-Shot/ Shutterstock)

Tuy nhiên, chi phí thực sự liên quan đến việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể đến từ các vấn đề sức khỏe. Bạn nghĩ rằng bạn đang thực hiện hiệu quả chế độ ăn ít calo và bạn đang tiết kiệm được một khoản phí lớn, nhưng thực chất trong tương lai bạn sẽ phải đối mặt với những mối nguy về bệnh tật.

Chất làm ngọt nhân tạo và bệnh tim mạch

Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 9/2022 với sự tham gia của hơn 100.000 người cho thấy việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch vành. Cụ thể, những người tiêu thụ aspartame có nguy cơ đột quỵ cao hơn, những người sử dụng acesulfame kali và sucralose có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn.

Các tác giả đã xem xét các chất làm ngọt nhân tạo phổ biến như aspartame (Equal, NutraSweet), acesulfame kali (Sunett, Sweet One) và sucralose (Splenda), thường được sử dụng trong bánh nướng, nước ngọt, thanh đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, sữa chua có hương vị , siro, trái cây đóng hộp…Họ cũng đánh giá cyclamate, saccharin và một số chất làm ngọt ít phổ biến khác.

Nhìn chung, các tác giả kết luận rằng các chất phụ gia thực phẩm này không nên được coi là một chất thay thế lành mạnh và an toàn thay cho đường. Các nghiên cứu trước đây (bao gồm Women’s Health Initiative, the Nurses’ Health Study, the Framingham Offspring cohort) cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường nhân tạo với các biến cố tim mạch.

Chất làm ngọt nhân tạo và bệnh tiểu đường

Kháng insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt ngày nay có rất nhiều người trẻ tuổi cũng mắc căn bệnh này. Liệu chuyển sang ăn chất làm ngọt nhân tạo có giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh? Theo một nghiên cứu gần đây, sử dụng chất thay thế đường có thể khiến vi khuẩn đường ruột thay đổi và làm tăng lượng đường trong máu.

Bạn có biết rằng lưỡi của bạn không thể phân biệt giữa đường thật và chất làm ngọt nhân tạo? Khi bạn ăn thứ gì đó chứa đường giả, tuyến tụy vẫn phản ứng bằng cách đưa insulin vào máu, giống như khi đường đi vào cơ thể. Nếu loại phản ứng này cứ liên tục lặp lại theo thời gian, thì tuyến tụy có thể sẽ ngừng phản ứng với những báo động sai, ngay cả khi bạn ăn đường. Kết quả cuối cùng là lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao và tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện dấu hiệu tiền tiểu đường và cuối cùng là bệnh tiểu đường.

Chất làm ngọt nhân tạo và giảm cân

shutterstock 1810368301
Trên thực tế, các chất làm ngọt nhân tạo thậm chí còn làm bạn tăng thêm cân. (Ảnh: Pormezz/ Shutterstock)

Bạn nghĩ rằng tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn? Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, các chất làm ngọt nhân tạo thậm chí còn làm bạn tăng thêm cân. Trong một đánh giá và phân tích tổng hợp bao gồm dữ liệu từ hơn 407.000 cá nhân và 37 thử nghiệm và nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo sẽ dẫn đến kết quả chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng lên.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, Mathilde Touvier, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp, nhóm nghiên cứu của cô đã xác định được một lượng lớn chất làm ngọt nhân tạo mà mọi người ăn mỗi ngày – khoảng 77 miligam – tương đương gần 2 gói chất tạo ngọt.

Trong danh sách các mặt hàng chứa chất làm ngọt nhân tạo thì nước giải khát đứng đầu, khoảng 1/3 là chế phẩm của chất làm ngọt, khoảng 10% có liên quan đến thực phẩm làm từ sữa có đường (như sữa chua trái cây).

Vậy bạn có nên ăn chất làm ngọt nhân tạo không?

đá lạnh sắc màu
Trái cây nhỏ đông lạnh thành đá viên trái cây là một ý tưởng hay để thay thế cho các loại topping. (Ảnh: 279photo Studio/ Shutterstock)

Lời khuyên cho bạn là hãy tránh xa chúng hết sức có thể (và cũng đừng ăn nhiều đường). Sự thay thế tốt nhất cho những thứ ngọt ngào này là trái cây tươi và đông lạnh tự nhiên. Để thỏa mãn nhu cầu đồ uống ngọt, bạn hãy uống nước tinh khiết hoặc nước tinh khiết có ga thả thêm vài lát trái cây.