Đội ngũ Trung tâm nghiên cứu bộ gen thuộc Viện Khoa học Trung ương Đài Loan đã phát hiện, protein FRIL chiết xuất từ đậu ván ngoài có tác dụng ức chế virus cúm ra, nó cũng có thể ức chế cảm nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán, SARS-CoV-2), nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí quốc tế. 

p2743173a138207656
Hôm 29/7/2020, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan đã tổ chức cuộc họp báo công bố thành quả nghiên cứu, đội ngũ nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu bộ gen phát hiện protein FRIL chiết xuất từ đậu ván có hiệu quả ức chế virus cúm, mà còn có thể ức chế virus Trung Cộng. (Ảnh: CNA)
p2743174a49326372
Ông Mã Triệt, nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu bộ gen Đài Loan giải thích, chất protein FRIL trong đậu ván ngoài tác dụng ức chế virus cúm ra, nó cũng có thể ức chế cảm nhiễm virus Trung Cộng. (Ảnh: CNA)
p2743171a914279658
Trong sách cổ y học Trung Quốc, ví dụ như Bản Thảo Cương Mục, Dược Tính Thảo Bản và Bản Thảo Đồ Kinh, đều có ghi chép về đặc tính “trừ độc” của đậu ván. Hình ảnh đậu ván và mô hình protein FRIL chiết xuất từ đậu ván. (Ảnh: CNA)

Đậu ván kháng cảm cúm, có thể ức chế virus Trung Cộng, nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan được vinh dự đăng trên tạp chí quốc tế

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, trong các sách cổ về y học Trung Quốc, bao gồm Bản Thảo Cương Mục, Dược Tính Thảo Bản và Bản Thảo Đồ Kinh, đều có ghi chép về tính “trừ độc” của đậu ván. Kỹ sư Chiêm Gia Quỳnh của Trung tâm nghiên cứu bộ gen thuộc Viện Hàn lâm khoa học Đài loan, người có thời gian dài tìm kiếm giải pháp khoa học cho bệnh truyền nhiễm trong thuốc Trung y, đồng thời thông qua thực nghiệm đã phát hiện chiết xuất từ đậu ván có thể ức chế virus cúm, hơn nữa hiệu quả tương đương với các loại thuốc thường dùng, về sau tiếp tục hợp tác với nghiên cứu viên Mã Triệt của Trung tâm nghiên cứu bộ gen, hy vọng có thể tìm hiểu được nguyên nhân đậu ván có thể ức chế virus cúm. 

Hôm 30/7, Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan tổ chức cuộc họp báo để chia sẻ thành quả nghiên cứu, ông Mã Triệt cho biết, đội ngũ nghiên cứu đã bỏ ra thời gian 2 – 3 năm để có được phát hiện quan trọng đó là protein FRIL chiết xuất từ đậu ván có thể ức chế virus, ngoại quan của FRIL giống như khối giảm sóng (Tetrapod), kích thước khoảng 7 nano mét khối, 4 đỉnh của nó và phân tử đường có năng lực kết hợp tương đối mạnh, có thể bắt được phân tử đường trên virus cúm, tiến thêm bước nữa ức chế virus cúm, ngăn cản virus đi vào nhân tế bào. 

Ông Mã Triệt cho biết, đội ngũ nghiên cứu thông qua thực nghiệm trên chuột, phun FRIL vào khoang mũi của chuột, rồi tiếp tục cho lượng virus cúm đủ để khiến chuột bị chết, chuột có FRIL bảo vệ có thể chống lại virus cúm một cách hiệu quả. 

Sau đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán năm nay, đội ngũ nghiên cứu bắt đầu hiếu kỳ rằng liệu FRIL có thể có hiệu quả ức chế đối với virus Trung Cộng hay không, ông Mã Triệt nói, đội ngũ nghiên cứu lấy mẫu virus từ Bệnh viện Đại học Quốc lập Đài Loan và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan cung cấp vào tháng Tư, và bắt đầu thử nghiệm năng lực ức chế virus Trung Cộng của FRIL. Đội ngũ nghiên cứu sau khi thực nghiệm đã phát hiện, FRIL cũng rất có hiệu quả trong việc ức chế SARS-CoV-2 cảm nhiễm tế bào. 

Ông Mã Triệt nói, thành quả hiện tại vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, vẫn cần phải đi một đoạn đường dài để chuyển thành quả nghiên cứu thành dược phẩm điều trị hoặc dự phòng bệnh. Phòng Tài sản trí tuệ của Viện Hàn lâm khoa học Đài loan sẽ chuyển thành quả nghiên cứu này thành kỹ thuật có thể chuyển nhượng, để tiếp sau sẽ do nhà sản xuất thực hiện.

Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan cho biết, luận văn nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí quốc tế “Báo cáo Tế bào” (Cell Reports) vào ngày 24/7. Tác giả số 1 của luận văn này là Lưu Hữu Dân – nghiên cứu sinh Tiến sĩ của chương trình hợp tác miễn dịch vi mô của Viện Hàn lâm Khoa học và Đại học Dương Minh. Các tác giả khác bao gồm Hạ Hòa Đức, Trần Hiểu Nhụy, Trần Đình Hoa, La Tiệp Ninh, Ngô Dật Dân, Liêu Quốc Vũ, Hà Mạnh Tiều, Ngô Tôn Ích, Chiêm Gia Quỳnh, Ông Khởi Huệ và Mã Triệt.

Screen Shot 2020 07 30 at 4.27.58 PM
(Ảnh chụp màn hình sciencedirect.com)

Trước khi Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan công bố thông tin protein FRIL chiết xuất từ đậu ván có thể ức chế virus, giới y học Đài Loan cũng nghiên cứu loại thuốc Trung y “Thanh Quán số 1” có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể.

p2743172a561374010
Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan cho biết, luận văn nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí quốc tế Cell Reports vào ngày 24/7. Tác giả số 1 của luận văn này là Lưu Hữu Dân – nghiên cứu sinh Tiến sĩ của chương trình hợp tác miễn dịch vi mô của Viện Hàn lâm Khoa học và Đại học Dương Minh. Các tác giả khác bao gồm Hạ Hòa Đức, Trần Hiểu Nhụy, Trần Đình Hoa, La Tiệp Ninh, Ngô Dật Dân, Liêu Quốc Vũ, Hà Mạnh Tiều, Ngô Tôn Ích, Chiêm Gia Quỳnh, Ông Khởi Huệ và Mã Triệt. (Ảnh từ CNA).

“Thanh Quán số 1 Đài Loan” ra mắt, có thể ngăn chặn virus xâm nhập cơ thể

Tạp chí CommonWealth đưa tin, ông Tô Dịch Chương (Su, Yi-Chang), Giám đốc Viện nghiên cứu Trung y quốc gia Đài Loan dẫn đầu nghiên cứu phát triển “Thanh Quán số 1” đã công bố tại cuộc họp báo ngày 10/6 rằng, Thanh Quán số 1 đã trải qua 3 giai đoạn kiểm tra bao gồm tính ổn định thuốc, đối kháng virus, điều tiết và kiểm soát cytokine, đã được chứng thực có thể “ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể người, hình thành tác dụng giống như vắc-xin”. 

Bà Khâu Văn Tuệ (Chiou, Wen-Fei), Phó Giám đốc Viện nghiên cứu cũng giải thích thêm, trong phòng thí nghiệm phát hiện thuốc sắc của bài thuốc thảo dược Trung y này có thể can thiệp và ức chế sự liên kết của protein dằm (spike protein) và ACE2, “thực ra có thể coi là một loại thuốc có tính dự phòng”. Còn với các cytokine được tiết ra bởi các đại thực bào phế nang, nó cũng sẽ bị ức chế và giảm tổn thương phổi và xơ phổi.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Khoa Trung y Bệnh viện Đa khoa Tam Quân Đài Loan (Tri-Service General Hospital) Hoàng Di Gia giải thích, tác dụng của đơn thuốc phối hợp Trung y là cần “tăng cường chức năng tim phổi, dạ dày đường ruột, quan trọng là cuộc chiến đoàn thể. Không sai, một võ tướng có thể rất mạnh, nhưng tác dụng của 10 binh lính của chúng ta có thể mạnh hơn cả võ tướng đó.”

Ông Khâu Thắng Khang, Giám đốc Trung tâm cách ly áp lực âm của Bệnh viện Tam Quân đã quan sát trong quá trình tham gia điều trị cho biết, mục đích của điều trị Tây y là tiêu diệt virus, còn Trung y lại chú trọng điều chỉnh khí và thể chất của người bệnh, hiệu quả khi dùng Trung y đối kháng virus là “chắc chắn có, nhưng uống thuốc thế nào để an toàn và có hiệu quả nhất, thì hiện vẫn là vấn đề còn tương đối thiếu”.

Mặc dù nghiên cứu phát triển ra Thanh Quán số 1, nhưng nó chưa được đưa vào trong “Hướng dẫn tạm thời về Xử lý lâm sàng lây nhiễm virus corona mới” do Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch bệnh Trung ương lưu hành, do đó không cách nào trở thành liệu trình tiêu chuẩn được chính thức xác nhận. Còn về việc gặp phải khó khăn này, nguyên nhân chủ yếu là thiếu dữ liệu thực nghiệm lâm sàng để đối chiếu. 

Mặc dù hiện giờ gặp phải vấn đề, nhưng hiệu quả Thanh Quán số 1 vẫn rất được quan tâm. Sở dĩ đội ngũ nghiên cứu có thể nghiên cứu phát triển ra phương thuốc này, nguyên nhân chủ yếu là trước đó, người nhà của một bệnh nhân nguy kịch đang được điều trị tại Khoa Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Tam Quân, vào khoảng tháng 3 – 4, sau khi đọc được thông tin Trung Quốc Đại Lục sử dụng thuốc Trung y để điều trị virus Trung Cộng, đã đem phương thuốc Trung y nổi tiếng chống dịch của của Trung Quốc là “Thanh phế bài độc thang” đến Bệnh viện Tam Quân, hy vọng phía bệnh viện có thể dùng phương thuốc này. 

Khi Chủ nhiệm Khoa Trung y của bệnh viện là bác sĩ Hoàng Di Gia đánh giá phương thuốc này quá lạnh nên không thích hợp dùng, do đó bắt đầu tiến hành điều trị Trung – Tây y kết hợp, và chuyển sang dùng phương thuốc Thanh Quán số 1 sau khi qua sửa đổi. 

Trong “Chỉ dẫn trị liệu virus corona mới phân theo thời kỳ lâm sàng trong Trung y” do Viện nghiên cứu thuốc Trung y công bố hồi đầu tháng 6, có nhắc đến các nguyên liệu của phương thuốc Thanh Quán số 1 như rễ bản lam, rau diếp cá, hoàng cầm, thạch cao, v.v, có thể “kháng virus”, “điều tiết miễn dịch”, đơn thuốc cũng căn cứ theo triệu chứng nhẹ, nặng, nguy kịch và thời kỳ phục hồi mà có sự khác biệt.

Hiện tại, Thanh Quán số 1 là phương thuốc Trung y sắc uống đầu tiên tại Đài Loan có thể dùng để điều trị viêm phổi Vũ Hán, phương thuốc này được Viện nghiên cứu thuốc Trung y quốc gia thuộc Bộ Y tế Phúc lợi Đài Loan hợp tác cùng Bệnh viện Đa khoa Tam Quân Đài Loan hợp tác nghiên cứu phát triển. 

Ất Hân

Xem thêm: