Một đoạn đinh sắt hình chữ U, cạnh dài nhất 2 cm, đầu sắc nhọn được gắp ra từ thực quản của bệnh nhi trong tình trạng đã hoen gỉ.

dinh sat hinh chu u mac trong co benh nhi 8 tuoi 0
Hình ảnh chup Xquang dị vật trong thực quản của bệnh nhi. (Ảnh: Trung Tâm Y tế Huyện Tân Sơn/Facebook)

Theo tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), ngày 19/8, bệnh nhân P.H.M (SN 2015, ngụ xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), đến khám trong tình trạng đau rát vùng cổ, đau họng, nuốt vướng.

Qua thăm khám và chụp Xquang, các bác sĩ xác định dị vật là đoạn kim khí hình chữ U, cạnh dài nhất 2 cm, đầu sắc nhọn, vị trí tương ứng đoạn 1/3 trên thực quản.

dinh sat hinh chu u mac trong co benh nhi 8 tuoi 1
Nội soi dị vật trong thực quản của bệnh nhi. (Ảnh: Trung Tâm Y tế Huyện Tân Sơn/Facebook)

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xác định dị vật nằm ở thực quản. Ekip áp dụng phương pháp “Nội soi thực quản bằng ống mềm có gây mê”, lấy dị vật thành công, an toàn cho cháu bé.

dinh sat hinh chu u mac trong co benh nhi 8 tuoi
ĐInh sắt hoen gỉ, cạnh dài nhất dài 2cm. (Ảnh: Trung Tâm Y tế Huyện Tân Sơn/Facebook)

Bác sĩ CKI Cao Tiến Dũng – Phụ trách Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn cho hay đây là trường hợp hóc dị vật thực quản rất nguy hiểm, nếu không được xử trí nhanh chóng và kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng thực quản, tràn khí trung thất, áp – xe,…

Các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ khi có các dấu hiệu như đau rát họng, ho sặc sụa đột ngột, nghi ngờ hóc dị vật cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân mắc phải dị vật đường ăn ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta gặp phải tình trạng dị vật đường tiêu hóa trên ở trẻ em, xuất phát từ những thói quen ăn uống hàng ngày ví dụ như:

  • Do cách chế biến thực phẩm không hợp lý, ví dụ như các loại thực phẩm có xương khi chế biến được chặt quá nhỏ hoặc vằm quá lớn khiến cho món ăn dễ gây hóc;
  • Trong khi ăn hay cười đùa, nói chuyện, không tập trung nhai thức ăn dẫn đến việc nuốt luôn cả xương mà không hay biết;
  • Trẻ em thường có sở thích ngậm các dị vật nhỏ và những trường hợp vô tình nuốt phải cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh trạng này.

Ngoài một số nguyên nhân trên thì hẹp thực quản cũng chính là lý do làm cho tình trạng dị vật đường tiêu hóa trên xảy ra. Thông thường, sẽ có 3 chỗ hẹp sinh lý bao gồm:

  • Miệng thực quản cách cung răng trên của người lớn khoảng 15cm;
  • Vị trí bắt ngang qua của cung động mạch chủ khoảng 27cm cách cung răng trên ở người lớn và đoạn phế quản gốc trái vắt qua;
  • Thực quản chui qua cơ hoành hoặc còn có thể là điểm cuối cùng của thực quản ở tâm vị.

Hơn thế nữa còn có một số tình trạng hẹp thực quản mà chúng ta có thể mắc phải như: khối u, sẹo hẹp, túi thừa, co thắt..

Theo số liệu thống kê lâm sàng cho thấy, có đến 80% trên tổng các ca mắc phải dị vật ở đoạn thực quản cổ, đoạn thực quản ngực chiếm 12% và đoạn cơ hoành tâm vị chỉ chiếm 8%.

Nguyễn Sơn (t/h)