Những năm gần đây, tình trạng đột tử đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành mối lo ngại trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, đột tử ở người trẻ thường xảy ra đột ngột và nặng hơn ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa đột tử ở giới trẻ?

dot tu
Đột tử do tim chiếm khoảng 75% tổng số ca tử vong đột ngột. (Ảnh: eggeegg/ Shutterstock)

Đột tử do tim chiếm đa số

Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn (có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ) đối với một người đang khỏe mạnh bình thường.

Đột tử do tim chiếm khoảng 75% tổng số ca tử vong đột ngột. Thời gian từ khi khởi phát đến khi tử vong thường chỉ trong vòng một giờ. Theo thống kê, tỉ lệ đột tử tại Việt Nam chiếm từ 50 – 100 trường hợp/100.000 dân mỗi năm. Còn tại Trung Quốc, có gần 550.000 người chết vì đột tử do tim mỗi năm, trung bình mỗi phút có 1.500 người chết vì ngừng tim đột ngột.

Nguyên nhân dẫn đến đột tử?

Đột tử được xem là “lưỡi hái tử thần” bởi rất rất ít trường hợp có thể may mắn sống sót sau khi lên cơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột tử, trong đó có cả do di truyền, tuy nhiên yếu tố này chỉ chiếm một phần nhỏ. Đa phần đều là những “nguyên nhân có điều kiện”. Chúng ta có thể tạm gọi rằng đột tử là một “phản xạ có điều kiện”, bởi nó được hình thành nên từ những tác động và quá trình hình thành thói quen của cơ thể con người.

1. Trạng thái mệt mỏi đạt đến cực điểm

Trong trường hợp mệt mỏi quá mức hoặc thức khuya, hệ thần kinh giao cảm, hệ nội tiết và các hệ thống khác sẽ rơi vào tình trạng quá tải hoặc quá hưng phấn, từ đó khiến cho chức năng tim bị rối loạn và dẫn đến đột tử.

thuc khuya
Thức khuya kéo dài, thường xuyên thiếu ngủ sẽ làm tăng khả năng đột tử. (Ảnh: Chay_Tee/ Shutterstock)

2. Tinh thần căng thẳng quá mức

Khi con người rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng quá mức sẽ khiến các tế bào não bộ bị thiếu oxy, nhịp tim tăng lên và đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim. Từ đó gây ra những bất thường trong hoạt động tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm nhất chính là tình trạng đột tử.

3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như chế độ ăn uống không điều độ, hút thuốc và lạm dụng rượu, tập thể dục quá mức hoặc ít vận động đều có thể dẫn đến đến đột tử.

4. Hệ thống tim mạch bất thường

Tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành và bệnh thấp tim cũng có thể gây tử vong đột ngột. Những người có bệnh lý này được xếp vào nhóm có nguy cơ cao và nên cảnh giác.

Ngoài ra, một trong những đặc điểm đáng sợ nhất của đột tử là nó thường đến mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Tuy nhiên, nếu để ý, chúng ta vẫn có thể tìm ra một số “manh mối” cụ thể báo trước điều đó.

Các dấu hiệu cảnh báo trước

1. Rụng tóc nhiều, bạc tóc sớm, da nhờn, mụn trứng cá và rối loạn nội tiết.

2. Đánh trống ngực và nhịp tim không đều.

3. Bắt đầu hãy quên đồ, trí nhớ của não suy giảm.

4. Khi mệt mỏi, lượng thức ăn nạp vào tăng lên rất nhiều, dễ ăn quá mức kiểm soát.

5. Hôi miệng, chảy máu nướu răng, răng bị lung lay.

6. Dễ tức giận và thường xuyên mệt mỏi quá mức.

7. Kinh nguyệt không đều.

8. Não bị thiếu chất dinh dưỡng.

9. Mắt đau nhức, đôi khi mắt chuyển sang màu đen.

10. Vận động yếu và giảm sức mạnh cơ bắp.

11. Đau nhức khớp.

12. Nhịp tim nhanh, khó thở, mệt mỏi và huyết áp tăng cao.

13. Dễ bị sưng tấy và bụng nhỏ đột ngột.

14. Ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ và mệt mỏi.

15. Phản ứng chậm và trạng thái rất uể oải.

Khi có những dấu hiệu này, bạn cần thật sự chú ý và đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

Cần làm gì khi phát hiện một bệnh nhân lên cơn đột tử?

Khi phát hiện bệnh nhân lên cơn đột tử thì việc cần làm là tiến hành ứng cứu tại chỗ ngay. Các biện pháp sơ cứu chính bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi sơ cứu

Gọi ngay số cấp cứu, đồng thời cho bệnh nhân nằm ngửa xuống đất (nếu bệnh nhân ngã xuống ghế sofa hoặc giường thì cần chuyển bệnh nhân xuống sàn), sau đó nhanh chóng cởi cúc quần áo và nới lỏng thắt lưng (nếu có).

Bước 2: Tiến hành đánh giá ngừng tim và ngừng hô hấp

– Vỗ vào vai bệnh nhân và gọi lớn để đánh giá ý thức của bệnh nhân. Nếu không có phản ứng, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

– Bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn để đánh giá tình trạng tuần hoàn. Nếu khó bắt hoặc không thấy mạch đập thì nạn nhân có thể sắp ngừng tim.

– Quan sát nhịp đập lên xuống của lồng ngực để đánh giá tình trạng hô hấp.

(Thực hiện 3 bước đánh giá trên tổng thời gian không được vượt quá 10 giây).

Bước 3: Quy trình cụ thể hồi sức tim phổi thủ công

Cuối cùng tiến hành cấp cứu khẩn cấp tình trạng ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân. Quy trình cấp cứu bao gồm 3 phương pháp: Ép tim, Khai thông đường thở và Hỗ trợ hô hấp.

1. Phương pháp hồi sức ép tim phổi thủ công

– Người nhà quỳ một bên cơ thể bệnh nhân, hai tay chồng lên nhau, sau đó tiến hành xác định chính xác vị trí ép tim tại 1/3 dưới xương ức (Dùng ngón giữa miết dọc bờ sườn về phía mũi ức, sau đó đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 đốt ngón tay)

– Dùng hai bàn tay chồng lên nhau, sau đó dùng sức vừa đủ để ấn thẳng xuống ngực với độ sâu khoảng 1/3 ngực (khoảng 6cm). Cứ mỗi một lần nhấn xuống và thả ra là 1 lần ép tim phổi, cần đảm bảo ép thẳng xuống xương ức.

– Ép tim với tần số 100 – 120 lần/phút và không rời bàn tay khỏi xương ức trong quá trình ép tim.

2. Phương pháp khai thông đường thở

Nâng đầu và cằm để loại bỏ các chất nhầy và vật lạ (bao gồm dị vật, đờm dãi và cả răng giả) khỏi miệng và khoang mũi của bệnh nhân nhằm giữ cho đường hô hấp thông thoáng. Nâng hàm dưới của bệnh nhân lên và nghiêng đầu bệnh nhân ra sau để mở đường thở. Nghiêng đầu ra sau sao cho đường giữa hàm dưới và dái tai của bệnh nhân vuông góc với mặt đất, tay kia nâng hàm dưới của bệnh nhân lên trên.

3. Phương pháp hô hấp nhân tạo (hỗ trợ hô hấp)

– Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp lỗ mũi của bệnh nhân, lòng bàn tay tì lên trán bệnh nhân. Sau đó thổi vào miệng bệnh nhân một hơi trong 1 giây và thể tích bơm hơi phải đạt 500ml-600ml cho đến khi ngực bệnh nhân được nâng lên.

– Sau khi thổi hãy thả tay ra và để miệng bệnh nhân ở trạng thái mở, sau đó quan sát sự hồi phục của lồng ngực rồi tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo tiếp theo.

– Thực hiện 30 lần ép tim ngoài ngực và thực hiện 2 lần hô hấp nhân tạo trong một chu kỳ, với thời gian gián đoạn của các lần ép tim ngoài ngực dưới 10 giây.

– Đánh giá tác dụng của hồi sức tim phổi: Quan sát ý thức, màu da, nhịp thở tự nhiên, nhịp đập động mạch chủ và phản xạ ánh sáng của đồng tử.

Hoạt động hồi sức tim phổi không thể dừng lại cho đến khi nhân viên sơ cứu chuyên nghiệp đến. Cố gắng nỗ lực thực hiện cứu sống bệnh nhân lâu nhất có thể và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.

Nên làm gì để phòng tránh đột tử?

Nếu không muốn trở thành mục tiêu của nó, mỗi người đều cần cố gắng rút ​​ngắn thời gian thức khuya, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu, ăn uống điều độ đúng giờ, tập thể dục theo thể trạng…

Hãy giải tỏa căng thẳng một cách hợp lý, giảm lo lắng, suy nghĩ tích cực, thực hành lòng biết ơn và thiền định mỗi ngày.

"Tôi đã học được gì từ Blaise Pascal về sức mạnh của sự tĩnh lặng"
Thiền định là phương pháp hiệu quả để tránh tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch. (Ảnh: Epochtimes)

Thái độ tích cực có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ. Để đầu óc trống rỗng và tập trung một cách có ý thức không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn ngăn ngừa và trì hoãn bệnh tim, huyết áp cao.

Bác sĩ tim mạch Benson tại Trường Y Harvard, đã hướng dẫn bệnh nhân thiền 20 phút mỗi ngày, kết quả cho thấy huyết áp, nhịp tim và mức tiêu thụ oxy của bệnh nhân thấp hơn 17% so với bình thường.

Một phương pháp thiền định kết hợp tu tâm đang thu hút hàng triệu người trên thế giới tham gia là môn khí công Phật gia Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Môn khí công này kết hợp rèn luyện thân thể theo 5 bài công pháp khí công (trong đó có 1 bài ngồi thiền ) và tu luyện tâm tính theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống hàng ngày.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Tuệ Di (t/h)