Cầu nguyện, thiền định và các bài tập có nền tảng tinh thần đã được chứng minh là có tác động tích cực đến sức khỏe.

Pray
Cầu nguyện, thiền định và các bài tập có nền tảng tinh thần đã được chứng minh là có tác động tích cực đến sức khỏe. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Đức tin có tác động sâu sắc đến sức khỏe. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khi mọi người cầu nguyện, thiền định hoặc thực hiện các bài tập tinh thần, họ có những trải nghiệm kỳ diệu về mặt sức khoẻ. Những phát hiện như vậy thực sự mang đến cho chúng ta thêm lựa chọn để chống chọi lại bệnh tật.

Trong y học, đức tin là một chủ đề thường bị bỏ qua nhưng có tiềm năng to lớn trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta. Các nghiên cứu khoa học và các ca lâm sàng ủng hộ những lợi ích thiết thực của tôn giáo và đức tin đối với sức khỏe.

  1. Giúp kiểm soát huyết áp

Một nghiên cứu khảo sát các nhóm chủng tộc khác nhau ở Hoa Kỳ và phát hiện thấy những phụ nữ thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo và thực hành lòng biết ơn có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động tôn giáo tập thể cũng đem lại nhiều lợi ích hơn so với cầu nguyện một mình. 

Có một số lý do giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên, các hoạt động tôn giáo thường mang lại sự bình yên giúp giảm căng thẳng, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức huyết áp. Ngoài ra, tương tác xã hội và hỗ trợ cảm xúc trong cộng đồng tôn giáo có thể làm giảm căng thẳng và lo âu.

Bà Li 70 tuổi, là một giáo viên đã nghỉ hưu. Bà bị huyết áp cao từ lâu. Sau ba tháng tham gia luyện tập tập thể và hoạt động thiền định một lần mỗi tuần, huyết áp của bà đã giảm đáng kể và bác sĩ đã giảm liều thuốc cho bà. Đối với bà Li, những hoạt động như vậy đã mang lại cho bà cảm giác bình yên nội tâm, đồng thời sức khỏe tổng thể cũng được cải thiện.

  1. Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Đức tin cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phát hiện những người thường xuyên tham gia các buổi lễ tôn giáo có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Nhìn chung, những người tín ngưỡng tôn giáo mạnh thường có lối sống lành mạnh hơn. Họ có xu hướng không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống cân bằng, do đó kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Các nghi lễ tôn giáo cũng thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn, đồng thời sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và tâm lý mà đức tin mang lại có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

Ông Zhang là một doanh nhân 50 tuổi, thường xuyên chịu áp lực công việc lớn và bị các vấn đề về tim. Theo lời khuyên của bác sĩ, ông bắt đầu tham gia các lớp thiền định hàng tuần. Sau một năm, sức khỏe tim mạch của ông cải thiện đáng kể, ông cảm thấy rằng việc thực hành dựa trên đức tin đã giúp ông giải tỏa căng thẳng trong công việc đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

  1. Hạnh phúc hơn

Đức tin và tôn giáo làm tăng cảm giác hạnh phúc tổng thể của chúng ta. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy những người lớn tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo có sức khỏe tinh thần về lâu dài tốt hơn và ít triệu chứng trầm cảm hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu không quan sát thấy tác động đáng kể nào đối với sức khỏe tinh thần trong dài hạn ở những người tham gia thể thao và công tác từ thiện.

Các hoạt động tôn giáo có thể tạo cơ hội tụ họp cho người cao tuổi, giúp họ đối phó với bệnh tật và căng thẳng, đồng thời duy trì các thói quen lành mạnh hàng ngày.

Bà Wang là một bà mẹ đơn thân thường xuyên bị lo âu và trầm cảm. Bà đã tham gia các buổi thiền theo nhóm và dần dần trở nên bớt bồn chồn, lo âu. Bà cũng thấy rằng loại hoạt động nhóm cộng đồng dựa trên đức tin này khiến cuộc sống của bà có ý nghĩa hơn.

  1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep (Giấc Ngủ) cho thấy thiền chánh niệm là một phương pháp điều trị khả thi cho người lớn bị mất ngủ mãn tính và có thể giúp họ ngủ ngon hơn.

Chất lượng giấc ngủ có thể được cải thiện thông qua các bài tập tinh thần yêu thích của chúng tôi và nhiều người bạn- Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cả thể chất và tinh thần dựa trên các nguyên tắc chân, thiện, nhẫn. Thông qua thiền định và thực hiện các bài tập, người học đã cải thiện được chứng rối loạn giấc ngủ và các vấn đề về cảm xúc.

Ông Liu là một kỹ sư bị chứng mất ngủ mãn tính và đã được hưởng lợi từ việc tập Pháp Luân Công. Ông bắt đầu thiền định mỗi đêm và ghi chép lại các thói quen ngủ của mình. Hai tháng sau, ông thấy chất lượng giấc ngủ của mình được cải thiện đáng kể. Ông cảm thấy rằng thiền định trước khi đi ngủ là cách tốt nhất để thư giãn và chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Health Behavior and Policy Review năm 2020 đã khảo sát hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công Đài Loan. Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình của sáu trong tám chỉ số, bao gồm “sức khỏe thể chất” và “sức khỏe tinh thần”, cao hơn đáng kể so với điểm trung bình của dân số nói chung. Đặc biệt, trong số các học viên Pháp Luân Công trên 65 tuổi, tất cả tám vấn đề về thể chất và tinh thần đều cao hơn đáng kể so với với người cùng lứa tuổi.

  1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thiền cũng có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng so với người khỏe mạnh bình thường, người tập Pháp Luân Công có hệ miễn dịch mạnh hơn, các tế bào miễn dịch của họ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn (thực bào) tốt hơn. Phân tích gen cho thấy bạch cầu trung tính (một loại tế bào bạch cầu) của những người tập Pháp Luân Công có tuổi thọ dài hơn trong điều kiện bình thường và có sức mạnh thực bào mạnh, giúp chúng bảo vệ cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, trong trạng thái viêm, sau khi bạch cầu trung tính loại bỏ mầm bệnh, chúng sẽ nhanh chóng trải qua quá trình apoptosis (chết tế bào), do đó tạo điều kiện cho quá trình viêm nhanh chóng được giải quyết.

Nhờ những lợi ích của thiền như giảm mức độ căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp chúng ta lựa chọn lối sống lành mạnh hơn, hệ thống miễn dịch của chúng ta theo đó trở nên cân bằng hơn và ít chịu tổn thương do các yếu tố bên ngoài.

Cô Zhang phải chịu áp lực rất lớn trong công việc và thường xuyên bị cảm lạnh. Sau khi thiền định hàng tuần, cô thấy mình ít bị cảm lạnh hơn, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy hệ thống miễn dịch của cô đã được cải thiện. Đối với cô Zhang, điểm quan trọng nhất cô nhận được là sự bình yên trong tâm hồn và giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

  1. Giảm đau

Đức tin cũng đóng vai trò trong việc kiểm soát cơn đau. Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Quản lý Đau cho thấy những người thường xuyên tham dự các buổi lễ cầu nguyện có khả năng bị đau mãn tính thấp hơn. Một phần là do những người bị đau mãn tính khó tham dự các buổi lễ tôn giáo hơn. Mặt khác, việc tham gia các buổi lễ tôn giáo có tác dụng phòng ngừa hoặc cải thiện các rối loạn về thể chất và tinh thần. Nghiên cứu cũng phát hiện thấy những bệnh nhân bị đau mãn tính thường xuyên tham dự các buổi lễ tôn giáo có sức khỏe tinh thần tốt hơn, chủ động hơn trong việc kiểm soát cơn đau và ít phụ thuộc vào thuốc giảm đau hơn.

Ngoài ra, những người bị đau mãn tính thường ít vận động hơn và có nhiều khả năng lạm dụng ma túy và rượu hơn so với dân số nói chung. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy những người có đức tin, đặc biệt là những người thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo, thường hay sử dụng các bài tập để cải thiện cơn đau hơn và ít dùng nghiện các chất như ma túy và rượu hơn.

Cầu nguyện, thiền định và các hoạt động tâm linh khác có thể tạo ra phản ứng thư giãn ở mức độ nhất định trong cơ thể chúng ta, làm giảm nhận thức của chúng ta về cơn đau và tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị cơn đau.

Cô Yang là một y tá bị đau lưng mãn tính. Bạn bè đã giới thiệu cô đến Khí công, thiền định và nghiên cứu tinh thần. Vài tháng sau, cô thấy rằng cơn đau của mình đã giảm đáng kể và chất lượng cuộc sống nói chung được cải thiện. Đối với cô Yang, các hoạt động tâm linh và đức tin đã giúp cô đối phó với cơn đau của mình.

Cơn đau có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố sinh học, văn hóa, tâm lý và đức tin. Do đó, kiểm soát cơn đau mãn tính dựa trên đức tin sẽ hữu ích.

Đức tin có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe thể chất, từ việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch cho đến tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của chúng ta. Về mặt này, tín ngưỡng là một lựa chọn chăm sóc sức khoẻ có cơ sở vững chắc.