Giá vắc-xin Trung Quốc cao ngất ngưởng
- Mộc San
- •
Sau khi được các cơ quan hữu quan phê duyệt, giá vắc-xin bất hoạt ngừa virus viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc cao nhất sẽ là 600 Nhân dân tệ (NDT). Mức này cao hơn rất nhiều so với giá vắc-xin sản xuất ở các nước khác, khiến dư luận chú ý.
Tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) của Hồng Kông gần đây đưa tin, nếu đơn đăng ký của hai loại vắc-xin bất hoạt Trung Quốc được cơ quan quản lý dược phẩm phê duyệt, giá vắc-xin cao nhất sẽ là 600 NDT (khoảng 88 USD). Hiện tại, hai loại vắc-xin bất hoạt này cần phải tiêm hai mũi, tức là giá trung bình mỗi mũi tiêm là 300 NDT (khoảng 44 USD).
Mức giá này cao hơn nhiều so với các loại vắc-xin ở Anh và Mỹ. Một số nguồn tin cho biết, vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển chỉ có giá vài USD một liều, vắc-xin của Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức và hãng dược Pfizer của Hoa Kỳ vào khoảng 19,5 USD/liều. Giá ban đầu của Công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna vào khoảng 32 – 37 USD/liều, tuy mức giá này tương đối cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 44 USD/liều vắc-xin của Trung Quốc.
Trước đó, Chủ tịch Tập đoàn Sinopharm, ông Lưu Kính Trinh (Liu Jingzhen) từng tiết lộ, liều lượng của một mũi vắc-xin là 4 microgam, cần phải tiêm hai mũi và giá nằm trong khoảng 1.000 NDT. Hiện nay, mặc dù giá dự kiến của vắc-xin là 600 NDT, khoản thu từ vắc-xin trên số lượng ít nhất 100.000 người tiêm chủng hiện tại cũng đã là một con số khủng.
Theo thống kê mới nhất của WHO vào ngày 17/9, trên thế giới hiện có 182 loại vắc-xin ngừa viêm phổi Vũ Hán đang được thử nghiệm, trong đó 9 loại vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, có 4 loại là do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, gần đây, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn tuyên bố, ý tưởng có được vắc-xin trong năm nay là “quá lạc quan.“
Tờ Apple Daily Hồng Kông dẫn lời người phát ngôn của WHO Margaret Harris cho biết, không có vắc-xin nào đã trải qua giai đoạn cuối thử nghiệm lâm sàng có mức hiệu quả thấp nhất đạt 50%. Bà cũng thẳng thắn chỉ ra, trước khi tiêm chủng rộng rãi thì phải có các nghiên cứu để hiểu rõ về hiệu quả và độ an toàn của vắc-xin. Do vậy, không nên kỳ vọng vắc-xin này sẽ được tiêm rộng rãi trước giữa năm sau.
Trong một cuộc phỏng vấn với Apple Daily, chuyên gia về hệ thống hô hấp Lâm Băng (Lin Bing) cũng đã đề cập, ngay cả khi vắc-xin vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, thì vẫn phải quan sát xem sau khi được bán trên thị trường, vắc-xin có gây ra tác dụng phụ lâu dài không xác định hay không. “Nếu bạn đã tự thực hiện tốt việc phòng dịch cá nhân, và không thuộc nhóm nguy cơ cao, thì không cần quá gấp việc tiêm phòng”.
Tuy nhiên, tính hiệu quả, tính an toàn của vắc-xin, các tác dụng phụ, hay những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra…, đây đều là những điều mà dường như giới chức trách Trung Quốc Đại Lục không hề để tâm.Truyền thông Đại Lục trước đó đã đưa tin, hai loại vắc-xin bất hoạt do Tập đoàn Sinopharm phát triển đã tiêm chủng cho hàng trăm ngàn người.
Trước đó, vắc-xin cũng đã được cung cấp khẩn cấp cho nhiều nhân viên làm việc ở nước ngoài, nhân viên ngoại giao và nhân viên y tế tuyến đầu. Vào đầu tháng Sáu, một loại vắc-xin khác do Cansino Biologics 6185.HK phát triển đã được phê duyệt để sử dụng trong quân đội ĐCSTQ.
Tại Trung Quốc Đại Lục, một số người được Tập đoàn Sinopharm tiêm phòng đã phản ánh các phản ứng bất lợi mà họ gặp phải sau khi tiêm phòng, ví dụ họ có triệu chứng như say rượu khi lái xe. Vắc-xin do CanSino Biologics phát triển đã gặp phải những phản ứng phụ nghiêm trọng. Trong số 108 người đầu tiên tiêm vắc-xin này, 70% đến 80% có phản ứng phụ.
Mộc San
Xem thêm:
- TT Putin khoe vắc-xin Sputnik V, đề nghị cung cấp miễn phí cho nhân viên LHQ
- Cảm giác như say xe sau khi tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 TQ
MỜI NGHE PODCAST: “Phù chính khu tà: Triết lý dưỡng sinh Đông Tây hội ngộ”
Từ khóa vắc-xin Trung Quốc virus corona viêm phổi Vũ Hán giá vắc-xin COVID-19