Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi ăn quả lựu
- Minh Minh
- •
Quả lựu có vị chua ngọt dễ ăn, lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nhưng bạn có biết rằng, không chỉ hạt lựu mà các bộ phận khác như vỏ lựu, vỏ thân, vỏ rễ, hoa lựu đều có thể dùng để chăm sóc sức khỏe?
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe bạn nhận được khi ăn quả lựu:
1. Ngăn ngừa thiếu máu
Bạn bị thiếu máu khi cơ thể gặp phải một hoặc nhiều vấn đề sau: thiếu chất sắt, giảm sản xuất máu tại tủy xương, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, do tán huyết miễn dịch… Hiểu đơn giản thì thiếu máu xuất hiện khi cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ. Ăn lựu sẽ giúp bạn bổ sung lượng sắt dồi dào cho máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
2. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong lựu chứa nhiều polyphenol – chất hóa học giúp làm giảm quá trình sưng phù ở bệnh tim. Polyphenol xuất hiện nhiều ở rau củ quả và các loại hạt, sở dĩ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp chúng ta tươi trẻ hơn là nhờ vi chất này. Các hợp chất polyphenols có khả năng làm chậm lại quá trình oxy hóa nhờ vào sự kết hợp với các enzyme có trong thực vật. Lựu còn có thể làm giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bán và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
3. Ngừa và chống ung thư
Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), nước ép áo hạt lựu và vỏ lựu có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm và chống ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất áo hạt lựu có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú ở người. Vitamin C trong lựu sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ các tế bào của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư. Chất polyphenol và các chất chống oxy hóa trong lựu sẽ cản trở sự hình thành các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài quả lựu, bạn có thể ăn các loại trái cây sau nếu muốn bổ sung polyphenol: Cam, táo, nho, đào, nước ép bưởi, anh đào, quả việt quất, quả mâm xôi, hoa anh đào đen, mận, dâu tây, mơ.
4. Chống béo phì
Trong lựu có nhiều chất xơ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Margaret, Edinburgh, Scotland đã cho các tình nguyện viên ăn trái lựu mỗi ngày, sau 3 tuần các tình nguyện viên uống 1 cốc nước ép lựu trước mỗi bữa ăn. Nhóm ăn lựu mỗi ngày ít cảm giác đói, thèm ăn hơn so với nhóm dùng giả dược.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng
Lựu chứa vitamin C, chất xơ, kali giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn mới bị bệnh dạ dày hay vừa mới bị kiết lỵ, táo bón, tiểu đường thì không nên ăn quả lựu. Ngoài ra, bổ sung lựu vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
6. Chống ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là tuyến có ở nam giới và là hệ thống sinh sản. Tuyến này nằm quanh niệu đạo ở lối ra từ bàng quang của nam giới. Tuyến tiền liệt vô cùng quan trọng bởi vì giúp sản sinh chất dịch là tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy hợp chất chiết xuất từ quả lựu có thể làm chậm quá trình phân chia tế bào ung thư, thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hàm lượng oxy hóa trong lựu có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây ức chế lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục. Tin đồn ăn lựu gây vô sinh đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cả.
7. Tốt cho bà bầu
ong lựu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng. Ăn lựu cũng tốt cho hệ xương của cả mẹ lẫn con. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bạn có làn da tươi sáng, trắng trẻo. Hợp chất phytochemical trong lựu tốt cho hệ tim mạch của bà bầu. Nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được hạn chế tối đa khi bà bầu ăn lựu.
8. Tốt cho trẻ em
Lựu giúp tạo ra hồng cầu trong cơ thể, làm tăng lượng haemoglobin trong máu, bổ sung chất xơ, vitamin, kali hàng ngày cho trẻ. Nhưng ăn nhiều lựu sẽ làm trẻ bị nóng trong người và đen răng. Bạn nên cho con súc miệng sau khi ăn lựu để không làm răng bị tổn thương. Khi con bị viêm phế quản cũng không được cho ăn lựu. Con sẽ bị ho nặng hơn, sinh điều đờm làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
9. Làm thuốc
Nước sắc hoa lựu được dùng để điều trị thổ huyết. Đắp hoa lựu đã được phơi khô, tán bột sẽ giúp bạn cầm máu. Vỏ lựu tính ấm, có tác dụng cầm máu, điều trị lỵ, tiêu chảy. Bạn có thể sắc uống khoảng 3-6g mỗi ngày. Giã nát, ép lấy nước của vỏ lựu dùng để điều trị khí hư, lòi dom cũng rất tốt. Vỏ rễ cây lựu có vị đắng và chát, tính ấm, có tác dụng ức chế trực khuẩn gây ra bệnh lỵ, thương hàn. Nước sắc vỏ rễ có tác dụng sát trùng, trừ giun sán, chữa sâu răng.
Lựu rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn tối đa 3-4 quả lựu một tuần. Bởi vì trong lựu có chứa nhiều đường, sẽ làm bạn bị nổi mụn hoặc nóng trong. Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn lựu. Ép lựu thành nước sẽ giúp bạn hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt và hạt của quả, sau khi ép hãy loại bỏ cặn cứng. Một quả lựu ngon, ngọt nước, hạt mẩy sẽ có vỏ hơi rám, cầm chắc tay, có hạt lồi lên lớp vỏ (không bị trơn nhẵn).
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa thực phẩm tốt cho tim mạch Thực phẩm tốt cho sức khỏe Quả lưu