Lời khuyên của chuyên gia về cách ăn uống cho người bị bệnh gút và cắt bỏ túi mật
Trong ngày lễ tết thường không thể thiếu món hải sản, nhưng người bệnh gút cần hết sức tránh ăn để bệnh không bị phát tác. Những lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia về chế độ ăn uống sẽ giúp người mắc bệnh này có một kỳ nghỉ khỏe mạnh.
Lời nhắc nhở của chuyên gia ăn kiêng Lại Vũ Phàm đối với người mắc bệnh gút:
1. Những người bị bệnh gút cần chú ý đến tiêu hóa
Chú ý đến thói quen nhai, đồng thời hiểu rõ quá trình tiêu hóa của bản thân bằng cách quan sát hình dạng và mùi của phân để điều chỉnh và hỗ trợ tiêu hóa, điều này cũng sẽ có tác động tích cực đến sự cân bằng axit uric.
2. Uống nhiều nước
Nếu không uống nước, cơ thể sẽ không giải phóng nước và dẫn đến axit uric sẽ không được đào thải ra ngoài. Do đó, luôn đảm bảo rằng dây thần kinh khi khát của bạn nhạy bén và lắng nghe cơ thể để bổ sung nước là cơ sở quan trọng đảm bảo sự cân bằng của axit uric.
3. Thực phẩm giải độc gan, túi mật và thận
Vì axit uric được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu và phân. Cho nên nước tiểu và phân phải được đào thải một cách thuận lợi thì axit uric mới được đào thải ra ngoài. Trong trường hợp axit uric tăng cao, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm để hỗ trợ hoạt động của gan, túi mật và thận.
Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh gút tức là đã hình thành các tinh thể, lúc này ngoài việc hỗ trợ gan, túi mật, thận thì việc điều chỉnh chế độ ăn nhằm loại bỏ tình trạng viêm nhiễm càng sớm càng tốt là điều vô cùng quan trọng. Omega 3 trong dầu gan cá tuyết là chất dẫn đầu của quá trình chống viêm và giúp giảm viêm. Dầu hạt lanh cũng chứa nhiều Omega 3 nên rất thích hợp cho những người ăn chay.
4. Những người đã cắt bỏ túi mật nên ăn ít và ăn nhiều bữa
Túi mật và thận không tốt, thức ăn không tiêu hóa được, khiến hình thành sỏi và dễ vỡ túi mật gây ra đau đớn. Dù có túi mật không tốt hay đã cắt túi mật, thì cũng nên chú ý 3 điểm sau trong chế độ ăn uống của mình:
Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn
Không có túi mật đồng nghĩa với việc gan và tuyến tụy cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu ăn quá nhiều một lúc rất dễ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, những người không có túi mật cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi không ăn, vì mật cứ nhỏ giọt gây tiêu chảy hoặc khó chịu ở ruột. Vì vậy, những người có tình trạng này tốt nhất là nên ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày.
Nhai thức ăn lâu hơn
Vì túi mật là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, nếu bị cắt bỏ đồng nghĩa với việc giảm đi một chức năng quan trọng trong tiêu hóa, lúc này các bộ phận khác sẽ phải chịu thêm gánh nặng. Một trong những bộ phận có thể khiến cơ thể giảm bớt gánh nặng chính là hàm răng. Nếu người không có túi mật thì nên nhai lâu hơn một chút sẽ giúp toàn bộ đường tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn nhiều, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
Bổ sung muối mật
Vì những người không có túi mật khó phân hủy chất béo hiệu quả, cho nên hãy bổ sung muối mật trong bữa ăn. Nếu bữa ăn nhiều dầu mỡ thì uống thêm vài viên, bữa ăn ít chất béo thì uống ít viên hơn. Cách tốt nhất để đánh giá liệu việc bổ sung muối mật đã đủ hay chưa là nhìn vào các triệu chứng tiêu chảy có biến mất, hoặc phân không còn nổi trên mặt nước.
Hãy chú ý nhiều hơn đến tiêu hóa, đường huyết, giải độc, nội tiết tố để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa các bệnh mãn tính bạn nhé.
Bài viết này được chỉnh sửa và trích từ cuốn sách “Chế độ ăn kiêng chữa bệnh triệt để giúp bạn khỏi bệnh mãn tính” của chuyên gia về chế độ ăn uống Lại Vũ Phàm, bài viết chỉ thể hiện quan điểm và lập trường cá nhân của tác giả.
Văn hóa Tianxia, Vision Times