Lựa chọn loại sữa thực vật tốt nhất cho sức khỏe của bạn
- Minh Minh
- •
Sữa bò là món uống quen thuộc với đời sống của chúng ta. Nhưng với một số hạn chế như không có lợi cho môi trường, bò mẹ không được chữa bệnh đúng cách, một số người dị ứng với sữa bò… thì nhu cầu sử dụng các loại sữa thực vật ngày càng tăng lên.
Tất nhiên mỗi loại sữa đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vậy hãy cùng xem đâu mới là lựa chọn phù hợp cho bạn và gia đình nhé.
Một cốc sữa bò chứa khoảng: 150 calo, 8 gram chất béo, 12 gram carbohydrate trong sữa bò nguyên chất là đường sữa, rất khó tiêu hóa đối với bất cứ ai thiếu enzyme tiêu hóa sữa hoặc lactase (cần thiết để có thể tiêu hóa hoàn toàn sữa nguyên chất; chúng giúp phân giải lactose, một đường đặc trưng trong sữa). Sữa bò chứa protein casein, một chất gây dị ứng phổ biến cho nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em và một số người lớn. Những đứa trẻ bị dị ứng với sữa có xu hướng mắc bệnh hen suyễn cao hơn. Ngoài ra, trong nghiên cứu như được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư, các nhà khoa học phát hiện ra rằng casein có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.
Những ứng cử viên sáng giá nhất để thay thế cho sữa bò là sữa hạnh nhân, dừa, cây gai dầu, yến mạch, gạo hoặc sữa đậu nành:
1. Sữa hạnh nhân
Một cốc sữa hạnh nhân (tùy thương hiệu) chứa khoảng:
– 30 đến 60 calo
– 1 gram carbohydrate
– 3 gram chất béo
– 1 gram protein
– Sữa hạnh nhân là nguồn sữa thuần chay, do đó những người bị dị ứng toàn phần với sữa bò hoàn toàn có thể uống sữa hạnh nhân. Đây là nguồn cung cấp canxi, magiê, vitamin A, E, và nhiều chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn bị dị ứng với các loại hạt thì không nên uống sữa hạnh nhân. Khi chọn sữa, bạn cũng nên mua của hãng có uy tín, vì sữa có nhiều chất phụ gia quá sẽ gây ra vấn đề tiêu hóa cho dạ dày của bạn.
2. Sữa dừa
Không giống như kem dừa và nước dừa đóng trong lon, sữa dừa có kết cấu loãng hơn rất nhiều. Trong một cốc sữa dừa thường chứa khoảng:
– 50 calo
– 2 gram carbohydrate
– 5 gram chất béo
– 0 gram protein
Sữa dừa thường không có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nhiều nhãn hàng sẽ thêm thành phần vào để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Rất ít người bị dị ứng với dừa, và đây cũng là thức uống yêu thích của những người cần giảm cân.
3. Sữa gai dầu
Sữa gai dầu được làm từ cây gai dầu nên tất nhiên đây là thực phẩm thuần chay, không có lactose. Một cốc sữa gai dầu chứa:
– 110 calo
– 6 gram carbohydrate
– 7 gram chất béo (chỉ 1 gram chất béo bão hòa)
– 5 gram protein
Sữa gai dầu là nguồn cung cấp chất sắt tốt và bổ sung canxi dồi dào. Vì có chứa protein tự nhiên, sữa gai dầu rất phù hợp với những người tập thể thao (muốn lên cơ bắp) và cần bổ sung protein cân bằng đường trong máu để thay thế sữa. Rất ít người bị dị ứng với sữa gai dầu.
4. Sữa yến mạch
Một cốc sữa yến mạch có chứa:
– 120 calo
– 16 gram carbohydrate
– 5 gram chất béo
– 3 gram protein
Sữa yến mạch là nguồn bổ sung vitamin A, B2, B12, D, canxi, kali. Yến mạch tự nhiên chứa beta glucans có tác dụng tăng cường sức khỏe của tim. Còn yến mạch không chứa gluten, thường bị nhiễm lúa mì dễ gây dị ứng nên bạn cần đọc kỹ thành phần trước khi mua nhé.
Gluten là một protein gồm gliadin và glutenin. Các chất này liên kết với tinh bột và tồn tại trong nội nhũ của hạt của một số loại cây hoà thảo, đặc biệt là lúa mì, yến mạch và lúa mạch .
5. Sữa đậu nành
Một cốc sữa đậu nành chứa khoảng:
– 80 đến 100 calo
– 4 gram carbohydrate
– 4 gram chất béo
– 7 gram protein
Sữa đậu nành là nguồn sữa tự nhiên không có lactose và là nguồn cung cấp vitamin A, B12, canxi, kali, isoflavone dồi dào. Đậu nành cũng là một nguồn cung cấp coenzyme dinh dưỡng Q10 (thiếu chất này sẽ dẫn đến các bệnh về phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Đậu nành thường xuyên bị biến đổi gen nên tốt nhất là bạn chọn loại được chứng nhận không có GMO. Đây là chất gây dị ứng phổ biến và hầu hết những người bị dị ứng thông thường đều mắc phải.
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa sữa bò sữa đậu nành Sữa thực vật