Mùa thu, 5 loại người sau không nên ăn cua!
- Minh Dũng
- •
Gió thu thổi, mùa cua béo, mới đấy mà đã đến mùa cua. Có lẽ đây là món khoái khẩu của bạn, tuy nhiên hãy thận trọng vì có thể còn nhiều điều về ăn cua mà bạn chưa biết.
Dưới đây là tổng kết một số lời giải đáp thường thấy cho mọi người.
Người dễ bị tiêu chảy, thống phong khi ăn hải sản có thể ăn cua hay không?
Những người thuộc hai nhóm này đều có thể ăn được cua, nhưng trước khi ăn phải dùng trước một chén cháo ngũ cốc thô nóng. Người dễ bị tiêu chảy thường là do lạnh bụng, mà cháo nóng có tác dụng làm ấm dạ dày. Tuy hàm lượng purin ở cua khá cao, nhưng hàm lượng kali trong cháo có thể thúc đẩy sản sinh ra axit puric.
Ngoài ra, ăn cháo trước sẽ làm tăng cảm giác no, như vậy thì khi ăn cua sẽ ăn ít đi, làm giảm bớt áp lực cho đường ruột. Bên cạnh đó, khi ăn cua, tốt nhất là nên kết hợp với gừng, dấm, bởi vì cua có tính lạnh, còn gừng tươi có tính ấm, có khả năng làm ấm giải độc, dấm thì ngoài công dụng nêm nếm ra thì còn có thể kháng khuẩn.
Cua không ăn hết thì nên bảo quản thế nào?
Đối với cua, tốt nhất nên ăn đến đâu hấp đến đấy. Cua chín ăn không hết thì có thể cho vào hộp kín, để vào ngăn thực phẩm chín trong tủ lạnh hoặc bảo quản ở ngăn đông lạnh, và nên ăn sớm nhất có thể. Cua chín chỉ nên để 1-2 ngày trong ngăn đá, bởi vì nội tạng của cua dễ bị hỏng, để lâu mới dùng sẽ không an toàn.
Nếu bạn muốn giữ lâu, phải lấy thịt và gạch cua ra ngoài, cho vào hộp kín sạch, rồi để vào tủ đông thì có thể bảo quản trên 1 tháng, chú ý phải làm nóng lại trước khi ăn.
Tại sao ăn xong cua lại nhanh đói?
Những loại hải sản có chứa protein cao, ít chất béo như cua, tôm, sò, dinh dưỡng của chúng dễ được cơ thể tiêu hóa, hấp thu và sử dụng. Có người ăn nhiều hải sản, khi mới ăn xong thì cảm giác rất no, qua hai ba giờ đã lại thấy đói. Do đó dù là cua, tôm, sò hay các loại cá dù ngon miệng thì đều không thể thay cơm.
Vì vậy đề nghị mọi người khi ăn cua, nên ăn một chút cơm hoặc các món chính, như vậy sẽ không gặp vấn đề thừa protein và cũng sẽ không cảm thấy nhanh đói sau khi ăn, đồng thời có thể đáp ứng cân bằng dinh dưỡng.
Những ai không nên ăn cua?
Hàm lượng cholesterol và purine trong cua khá cao, vì thế có những người không thích hợp ăn cua:
1. Người bị bệnh về đường tiêu hóa, như tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật v.v.
2. Người bị bệnh gan và thận, đặc biệt là trong thời gian viêm gan và chức năng gan thận yếu.
3. Người bệnh thống phong.
4. Người bệnh về tim mạch như cholesterol cao, cao huyết áp v.v.
5. Người có cơ địa quá mẫn cảm, dặc biệt là dị ứng với hải sản.
Chú ý khi ăn cua
Thứ nhất, chọn cua tươi, còn sống, không ăn cua sống, cua ngâm rượu. Cua là động vật ăn tạp, thậm chí ăn cả xác hoặc phân của động vật khác, vỏ, mang và nội tạng của cua có rất nhiều vi khuẩn, bùn và thậm chí là còn có thể ký sinh trùng. Vì thế trước khi ăn cua nhất định phải chà rửa sạch sẽ, không được ăn các nội tạng như mang và ruột v.v, đồng thời phải hấp chín rồi mới được ăn.
Thứ hai, không được ăn quá nhiều. Cua có hàm lượng protein và cholesterol trong gạch khá cao, một lần ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, vì thế người bình thường không nên ăn quá nửa ký cua, một tuần không ăn hơn ba lần.
Minh Dũng
Xem thêm:
Từ khóa thừa protein purine Ẩm thực cholesterol cao