Hương thơm có thể gợi lên ký ức của con người, khiến họ nhớ lại những sự kiện từ nhiều năm trước. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy hương thơm có thể giúp con người cải thiện các chức năng nhận thức như trí nhớ, và đặc biệt là những người lớn tuổi ngửi mùi hương khi ngủ vào ban đêm sẽ có những cải thiện đáng ngạc nhiên về chức năng nhận thức.

mui huong
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trí nhớ của người cao tuổi sẽ được cải thiện đáng kể nếu họ ngửi mùi thơm khi ngủ. (Ảnh: morrowlight/ Shutterstock)

Ainsley Hawthorn, một chuyên gia nghiên cứu cảm giác người Canada, đã viết trên trang web ‘Tâm lý học Ngày nay’ rằng từ quan điểm thần kinh học, hương thơm có khả năng ảnh hưởng đến trí nhớ, bởi vì hạch hạnh nhân và vùng hải mã trong não có chức năng quan trọng chính là xử lý mùi hương và thông tin liên quan. Ngoài ra, những khu vực này cũng chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và trí nhớ.

Cô Hawthorn lưu ý rằng hầu hết mọi người đã mất đi một số vị giác nhạy cảm khi có tuổi, tình trạng thiếu hụt này có liên quan mật thiết đến chứng mất trí nhớ, suy giảm nhận thức và thậm chí là trầm cảm. Nhưng khi người cao tuổi thường ngửi thấy những mùi hương khác nhau, điều này không chỉ gợi lên ký ức về quá khứ mà còn tăng cường chức năng cho não bộ.

Một nghiên cứu từ Đại học California, Irvine cho thấy những người lớn tuổi sử dụng máy khuếch tán hương thơm trong phòng ngủ 2 giờ mỗi đêm trong 6 tháng thì hiệu suất năng lực nhận thức của họ đã được cải thiện 226%.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thần kinh đã tiến hành thí nghiệm trên 43 người lớn tuổi từ 60 đến 85 tuổi, những người trước đây chưa được chẩn đoán mắc chứng suy giảm nhận thức hoặc chứng mất trí nhớ. Họ sử dụng chai khuếch tán chứa các gói tinh dầu khác nhau để tạo ra bảy mùi hương, bao gồm hoa hồng, cam, bạch đàn, chanh, bạc hà, hương thảo và hoa oải hương.

20 người lớn tuổi sử dụng túi tinh dầu phát huy hết tác dụng sẽ tỏa ra mùi thơm nồng, trong khi 23 người lớn tuổi còn lại sử dụng túi tinh dầu chỉ tỏa ra một chút hương thơm là nhóm đối chứng. Những người cao tuổi này cho các gói tinh dầu vào chai khuếch tán mỗi tối trước khi đi ngủ để mùi hương sẽ lan tỏa xung quanh.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngửi 40 mùi khác nhau hai lần một ngày có thể cải thiện trí nhớ và kỹ năng ngôn ngữ ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Irvine lại tin rằng đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị suy giảm nhận thức và một số bệnh nhân, thì việc mở và đóng chai 80 lần một ngày để ngửi có thể có chút khó khăn.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại trường đã đơn giản hóa các loại mùi hương thành bảy loại, mỗi lần chỉ ngửi một mùi, để những người lớn tuổi tham gia thí nghiệm sẽ không phải dành thời gian trong giờ thức để làm việc này.

ngui mui huong 2
Theo nghiên cứu, những người lớn tuổi sử dụng máy khuếch tán hương thơm trong phòng ngủ 2 giờ mỗi đêm trong 6 tháng thì hiệu suất năng lực nhận thức của họ đã được cải thiện 226%. (Ảnh: LightField Studios/ Shutterstock)

Mặc dù quá trình thí nghiệm này đã được đơn giản hóa rất nhiều nhưng sau 6 tháng, nhóm người lớn tuổi ngửi được mùi thơm đầy đủ vẫn cho thấy sự cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức. Những người này thực hiện bài kiểm tra từ vựng tốt hơn 226% và ngủ ngon hơn so với nhóm đối chứng. Bài kiểm tra từ vựng là để đánh giá việc học ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ và nhận dạng trí nhớ.

Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy những người lớn tuổi có thể ngửi được hết mùi thơm có sự kết nối trong hệ limbic tương đối nguyên vẹn.

Hệ thống limbic bao gồm các cấu trúc não như hạch hạnh nhân, hồi hải mã và vùng dưới đồi, đồng thời hỗ trợ các chức năng khác nhau như cảm xúc, hành vi và trí nhớ dài hạn. Đặc biệt là các limbic này sẽ thay đổi khi con người suy giảm tuổi thọ.

Cô Hawthorne cho biết nghiên cứu này chứng minh rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa hương thơm và trí nhớ. Đồng thời, có thể sử dụng các phương pháp đơn giản và không xâm lấn này để cải thiện chức năng trí nhớ của người cao tuổi và từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.

Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí ‘Frontiers in Neuroscience’.