Một thử nghiệm với 72 bệnh nhân cho thấy ustekinumab, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh vẩy nến, có thể giúp điều trị giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 1 ở thanh thiếu niên.

ustekinumab
Thuốc dùng để điều trị bệnh vẩy nến ustekinumab. (Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu mới cho thấy có một loại thuốc hiện đang được kê đơn để điều trị bệnh vẩy nến có thể giúp điều trị giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên mà không cần dùng insulin.

Nghiên cứu được công bố trên Nature Medicine (Tập san Y học Tự nhiên) cho thấy ustekinumab, một loại thuốc trị liệu miễn dịch được sử dụng từ năm 2009, có thể nhắm mục tiêu vào các tế bào miễn dịch gây ra bệnh tiểu đường loại 1.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1 là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin. Các lựa chọn điều trị truyền thống khiến mọi người phụ thuộc vào việc tiêm insulin, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát triển được cách giúp làm chậm hoặc ngăn chặn cuộc tấn công này vào hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff, King’s College London, Đại học Swansea và Đại học Calgary lưu ý rằng bệnh nhân có thể không cần tiêm insulin nếu phương pháp điều trị này có thể ngăn chặn được cuộc tấn công trước khi tất cả các tế bào sản xuất insulin bị phá hủy.

Đây chính là lúc ustekinumab phát huy tác dụng. Ustekinumab đã được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc các bệnh miễn dịch, bao gồm bệnh vẩy nến nặng, viêm khớp vẩy nến, bệnh Crohn nặng và viêm loét đại tràng nặng. Theo các nhà nghiên cứu, loại thuốc điều trị miễn dịch này hoạt động bằng cách làm giảm lượng tế bào miễn dịch Th17.1 trong máu.

Giáo sư và là đồng tác giả Tim Tree của King’s College cho biết trong một thông cáo báo chí rằng: “Những tế bào này chỉ chiếm 1/1.000 tế bào miễn dịch trong máu, ustekinumab dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin. Thuốc nhắm vào các tế bào gây rắc rối, đồng thời vẫn giữ nguyên 99% hệ thống miễn dịch – một ví dụ tuyệt vời về y học chuẩn xác.”

Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên

Mới đây đã có cuộc thử nghiệm bao gồm 72 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 18 được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1. Có 62 bệnh nhân được đưa vào phân tích, trong đó có 41 bệnh nhân được kê đơn ustekinumab và 21 bệnh nhân dùng giả dược. Sau 1 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ C-peptide – chỉ số cho biết về việc cơ thể đang sản xuất insulin – cao hơn 49% ở những bệnh nhân dùng ustekinumab.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thay vì nhắm mục tiêu vào insulin, ustekinumab sẽ nhắm vào hệ thống miễn dịch và các quá trình ức chế insulin của hệ thống này. Khi tế bào Th17.1 được nhắm làm mục tiêu, cơ thể của những người tham gia nghiên cứu vẫn tiếp tục sản xuất insulin.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Danijela Tatovic, một nghiên cứu viên lâm sàng tại Đại học Cardiff, cho biết trong thông cáo báo chí: “Nếu các phương pháp điều trị như vậy có thể được bắt đầu sớm, trước khi tất cả các tế bào sản xuất insulin bị mất thì có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhu cầu sử dụng insulin.”

Cần có thêm nhiều nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu chỉ bao gồm những bệnh nhân đã cần insulin. Cần có các thử nghiệm trên bệnh nhân tiền tiểu đường để xác định xem liệu ustekinumab có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nhu cầu sử dụng insulin hay không.

Giáo sư lâm sàng Colin Dayan từ Đại học Cardiff cho biết trong thông cáo báo chí: “Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể điều trị cho các bệnh nhân là trẻ em ở giai đoạn sớm hơn, khi trẻ vẫn còn khỏe và ngăn trẻ cần insulin.”

Một xét nghiệm kháng thể chích ngón tay đơn giản có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em nhiều năm trước khi chúng cần dùng đến insulin. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa như vậy với ustekinumab có thể giúp ngăn ngừa sự phụ thuộc vào insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng châm cứu và Trung y

Bên cạnh việc điều trị bệnh tiểu đường bằng Tây y, Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Cảnh Đoan (Jingduan Yang) còn giới thiệu các phương pháp điều trị bằng châm cứu và Trung Y.

Theo Tiến sĩ Dương, tiểu đường là một nhóm bệnh kinh niên khiến cơ thể không thể điều chỉnh mức đường máu một cách hợp lý. Trong đó bệnh tiểu đường loại 2 chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn là phổ biến nhất.

Bệnh nhân tiểu đường có tình trạng kháng insulin hoặc không tạo ra đủ insulin để duy trì mức đường máu phù hợp.

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 420 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9 trên toàn cầu.

Trung Y có phương pháp giải quyết độc đáo cho từng bệnh nhân tiểu đường. Từ châm cứu, thuốc thảo dược, các bài tập năng lượng, và thay đổi lối sống v.v. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để thầy thuốc lựa chọn, tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Việc điều trị tập trung vào điều hòa lưu thông khí huyết, đồng thời cân bằng các hệ cơ quan để cải thiện chức năng tuyến tụy và ngăn mất dịch do mức đường máu cao.

1. Dùng châm cứu để điều trị bệnh tiểu đường

Tổ chức Y tế Thế giới công nhận châm cứu là một phương thức điều trị hiệu quả đối với một số bệnh: đau kinh niên, đau nửa đầu, và tiểu đường.

Châm cứu là một phần thiết yếu của Trung Y, sử dụng những chiếc kim rất nhỏ và chủ yếu không gây đau để châm vào các điểm cốt yếu trên cơ thể.

Huyệt Tụy du – một điểm ở phía sau cạnh đốt sống ngực thứ 8, thường được dùng và đã được chứng minh là khá hữu ích trong điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra có thể châm cứu một số kinh mạch khác trên khắp cơ thể để điều trị bệnh tiểu đường.

Trong điều trị bệnh tiểu đường, có thể dùng các hình thức châm cứu khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, bao gồm: châm cứu truyền thống, điện châm, châm cứu cổ tay-mắt cá chân và châm cứu thảo dược.

2. Thảo dược Trung Y cho bệnh tiểu đường

Tầm quan trọng của thuốc thảo dược Trung Quốc không được nhấn mạnh quá nhiều trong điều trị bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường, người bệnh bị rối loạn chuyển hóa làm kinh mạch tắc nghẽn, vô tình khiến khí huyết lưu thông kém. Kết quả là làm tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch. Do đó, tuyến tụy bị mất dinh dưỡng và làm bệnh nặng hơn, dẫn đến các biến chứng.

Khi điều trị bệnh tiểu đường, các thầy thuốc dùng những bài thuốc khác nhau có hiệu quả cho từng người bệnh cụ thể. Trong đó có Lục Vị Địa Hoàng và Đại Bổ Âm Hoàn. Tác dụng của những bài thuốc này thường thể hiện rõ rệt trong vòng chưa đầy hai tháng.

Một bài thuốc khác tên là Ngọc Tuyền Hoàn, có tác dụng ích phế khí, giúp bổ phế và sử dụng đường thích hợp.

Một bài thuốc khác bao gồm Đan Sâm, Tam Lăng, Nghệ và Thương Truật làm giảm tình trạng ứ trệ hay sung huyết, cải thiện tuần hoàn, nuôi dưỡng tụy và khai mở các kênh vận chuyển dưỡng chất.

Dựa trên đặc thù của bệnh, thầy thuốc sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị cụ thể từng bước, có thể là điều trị hàng ngày hoặc hai lần một tuần nếu cần.

Các nghiên cứu cho thấy có rất ít rủi ro liên quan đến châm cứu và các loại thảo dược truyền thống của Trung Y điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài các tác dụng phụ nhỏ như đau nhức, thỉnh thoảng bị bầm tím hoặc chảy máu nhẹ, châm cứu bằng kim vô trùng đa số là an toàn.

Tuy nhiên, các tình trạng chảy máu như bệnh ưa chảy máu hoặc thiếu vitamin K, không phù hợp với hình thức điều trị này vì nguy cơ bầm tím sẽ tăng lên.

Nhiều chuyên gia châm cứu Trung Y cũng được đào tạo bài bản về y học hiện đại, và một số là bác sĩ Tây Y được cấp phép. Tuy nhiên, bạn có thể cần thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác trước khi bắt đầu châm cứu.

Bạn cũng nên biết rằng châm cứu có thể bổ sung cho các loại thuốc tân dược và đem lại hiệu quả tốt hơn nữa. Tuy nhiên, bạn nên thông báo bất kỳ tác động hoặc thay đổi bất thường nào mà bạn gặp phải với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình.

Tiến sĩ Dương Cảnh Đoan có bằng M.D (Bác sĩ y khoa), là thành viên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (F.A.P.A.) và là bác sĩ tâm thần có chứng nhận chuyên về Trung y cho các bệnh mạn tính về tâm thần, hành vi và thể chất. Tiến sĩ Dương cũng là người sáng lập Viện Y học Tích hợp Dương và Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc điều hành của Northern Medical Center, Middletown, New York. Ông đã đóng góp cho các cuốn sách “Tâm Thần Học Tích Hợp,” “Các Vấn Đề về Thuốc,”“Liệu Pháp Tích Hợp cho Bệnh Ung Thư.” Ông cũng là đồng tác giả “Hướng về Phương Đông: Bí Quyết Cổ Xưa về Sắc Đẹp+Sức Khỏe cho Thời Hiện Đại” của HarperCollins và “Châm Cứu Lâm Sàng và Trung Y” của Oxford Press.

Mời xem thêm bài liên quan: