5 triệu chứng cơ thể đang thải độc, không cần vội đi khám
- Thanh Xuân
- •
Theo hệ thống y dược của Thiếu Lâm Tự, trong nhiều trường hợp các bộ phận trên mặt chính là nơi thải độc của cơ thể khi bị bệnh.
Nhiều chứng bệnh phát sinh là kết quả của việc tự cơ thể chiến đấu chống lại bệnh tật, hoàn toàn không cần thiết hễ có triệu chứng liền lập tức đi khám. Sự can thiệp quá sớm của y học lâu dần sẽ khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể rơi vào trạng thái ngủ quên, khiến cơ thể quá ỷ lại vào những yếu tố bên ngoài, điều này cũng sẽ tạo ra nhiều khe hở khiến bệnh tật xâm nhập vào.
Khi mắc một trong số các triệu chứng bệnh sau, bạn có thể không cần phải lập tức đi khám bệnh.
Ho
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp của hệ hô hấp, đây là một cách tự bảo vệ và có lợi cho cơ thể. Khi đường hô hấp bị kích thích bởi dị vật, bị viêm, chất nhờn hoặc quá nhạy cảm, theo phản xạ sẽ gây ho để giúp loại bỏ dị vật hoặc chất nhờn cũng như những yếu tố kích thích bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Nếu cứ ho là dùng thuốc ho thì sẽ giữ những chất bẩn làm triệu chứng viêm nặng hơn trong đường hô hấp gây bất lợi cho việc tiêu viêm.
Khi bị ho, bạn nên giữ ấm, đồng thời bổ sung nhiều nước, tránh những món ăn cay nóng kích thích đường hô hấp như tiêu, hành. Nếu ho có kèm theo các triệu chứng như sốt, đau ngực, sụt cân thì nên đi khám ngay.
Cảm và ho chia làm hai loại, một loại là do bị nhiễm virus, loại còn lại được xem là cách mà cơ thể tự thải độc.
Nôn ói
Nôn là để nhanh chóng loại bỏ những chất có hại cho cơ thể, là phản xạ phòng thủ của cơ thể. Nếu lúc này mà dùng thuốc để ngưng nôn thì sẽ khiến những chất có hại bị giữ lại trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe. Nếu chỉ nôn bình thường thì nên bổ sung nhiều nước, tránh trộn nước với chất điện giải. Nếu có kèm theo khó chịu ở bụng thì nên vừa bổ sung nước vừa mát xa vùng bụng và dạ dày.
Sau khi nôn đừng nên ăn ngay, hãy vận động nhẹ nhàng, sau khi cảm thấy thoải mái rồi mới nên ăn. Tuy nhiên, nếu bị nôn nhiều lần hoặc kèm theo đau bụng, sốt thì phải đi khám ngay.
Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, hoặc khi chất bài tiết có mùi lạ thì cũng là lúc cơ thể đang đào thải chất độc trong thức ăn hoặc từ những yếu tố khác. Bị tiêu chảy, tuyệt đối đừng “chữa” sai chỗ, ví dụ như: uống thuốc cầm khi bị tiêu chảy; cho rằng bị tiêu chảy tức là bị viêm nên uống thuốc tiêu viêm; uống thuốc giảm đau để giảm cơn đau do tiêu chảy; khi bị nặng thì uống thuốc, không bị nữa là ngưng thuốc; khi tiêu chảy uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi; khi bị tiêu chảy thì ăn ít, hết rồi lại ăn nhiều v.v.. Bạn nên dùng cách nương nhẹ theo triệu chứng như uống một ly nước để hỗ trợ đường ruột nhanh chóng đào thải hết chất độc.
Tiêu chảy chia làm hai dạng: một là do nhiễm vi khuẩn, dạng còn lại được xem là cách cơ thể tự đào thải chất độc. Nếu bị tiêu chảy nặng, đi liên tục, phân ít, hậu môn đau rát hoặc trong phân có máu hoặc kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt, nôn ói thì nên đi khám ngay.
Chảy máu mũi
Chúng ta có thể xem việc chảy máu mũi là một cách tự “khứ hỏa”. Khi chúng ta uống ít nước, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng và môi trường khô hanh, trong người bị “phát hỏa” thì cơ thể thường sẽ lựa chọn niêm mạc mũi vốn yếu để “khứ hỏa”. Vì vậy khi chảy máu mũi thì không cần lo lắng, nó sẽ tự ngưng trong một khoảng thời gian ngắn.
Thế nhưng, nếu qua một lúc mà máu vẫn không ngừng thì cần phải nhanh chóng làm kiểm tra. Lúc này bạn có thể cúi người về phía trước, thuận theo hướng máu chảy, dùng giấy nhẹ nhàng thấm máu chảy ra từ mũi. Nếu máu chảy nhiều, có thể bóp chặt mũi trong vài phút hoặc giơ cao cánh tay đối diện với bên mũi bị chảy máu để giúp cầm máu.
Nếu chảy máu không ngừng thì phải đi khám ngay, việc này thường là do xơ cứng động mạch, huyết áp quá cao v.v..
Sốt
Thân nhiệt cao hơn 37 độ C nghĩa là đã bị sốt. Nghiên cứu y học chứng minh rằng khả năng chống chọi của tế bào miễn dịch sẽ tăng lên theo thân nhiệt, đồng thời thân nhiệt cao cũng làm giảm nồng độ ion sắt trong máu, gây ra việc ion sắt cung cấp không đủ cho nguồn bệnh, từ đó ức chế sự phát triển của nguồn gây bệnh, đây mới là chủ lực của việc kháng bệnh, thuốc chỉ là hỗ trợ bên ngoài. Vì vậy, nếu vừa mới sốt mà đã dùng thuốc hạ sốt thì có thể làm bệnh nặng hơn. Thân nhiệt không quá 38 độ và tinh thần, việc ăn uống không bị ảnh hưởng thì có thể dùng đá chườm lên trán để giảm cảm giác khó chịu, đồng thời uống nhiều nước, bổ sung vitamin và chất khoáng phù hợp, cũng có thể ăn những món dinh dưỡng và thanh đạm.
Nếu thân nhiệt cao đến 38,5 độ hoặc sốt liên tục không giảm hay kèm theo các triệu chứng như phát ban, nhức đầu, đau khớp, co giật thì phải lập tức đi khám.
Sốt được xem là biểu hiện cơ thể tự thải độc, tùy theo tình trạng để chọn cách chữa thích hợp.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa sốt cao tiêu chảy thải độc Thiếu Lâm Tự Cơ chế miễn dịch chữa bệnh triệu chứng