Thân nhiệt tăng 1 độ, khả năng miễn dịch tăng 30% – 4 mẹo giữ ấm cơ thể
- Hoa Lài
- •
Vào mùa đông lạnh giá, khả năng miễn dịch của cơ thể bắt đầu suy giảm, dễ mắc bệnh. Bác sĩ Nhật Bản khuyên bạn 4 mẹo làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch và giảm tác hại của các loại bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ người Nhật Bản Ishihara Shinsai, người đã viết nhiều cuốn sách về sức khỏe, tin rằng con người cứ tăng 1°C thân nhiệt thì khả năng miễn dịch sẽ được nâng cao 30%. Một ví dụ rõ ràng là khi một người bị sốt do cảm lạnh, các tế bào bạch cầu bắt đầu hoạt động, khiến nhiệt độ cơ thể của người đó tăng lên, tốc độ lưu thông máu tăng lên, các tế bào miễn dịch được kích hoạt và khả năng miễn dịch được cải thiện.
Và tại sao khả năng miễn dịch của mọi người có xu hướng giảm trong mùa đông? Một trong những nguyên nhân là do “lạnh và khô”, khi không khí lạnh đi vào phổi, khả năng miễn dịch của phổi bị suy giảm. Ngoài ra, chất nhầy trong mắt, mũi, miệng, phế quản, phổi… có chứa một chất miễn dịch gọi là “kháng thể IgA”, có thể bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Khi chất nhầy này giảm đi, chất miễn dịch cũng giảm đi, cho phép virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào.
Chìa khóa để đánh bại cảm lạnh và cải thiện khả năng miễn dịch là làm ấm cơ thể.
Bác sĩ Ishihara Shinsai giới thiệu rằng, chìa khoá để đánh bại cảm lạnh và cải thiện sức đề kháng là làm ấm cơ thể. Để kích hoạt miễn dịch, 2 phương pháp phổ biến hiện nay là “phương pháp đầu lạnh chân nóng” và “phương pháp đổ mồ hôi hằng ngày”.
Phương pháp đầu lạnh chân nóng
Phương pháp “đầu lạnh chân nóng” có nghĩa là để duy trì độ ấm của đầu, cần chú ý tăng cường giữ ấm cho phần dưới cơ thể, để làm ấm toàn thân, giữ cho khí huyết toàn thân thông suốt, từ đó làm tăng nhiệt độ cơ thể. Biện pháp áp dụng là mang miếng đệm đầu gối, đồ giữ ấm chân, vớ giữ ấm v.v.
Ngoài ra, việc giữ ấm vùng cổ, cổ tay, cổ chân cũng rất quan trọng. Vì ba phần này rất ít mỡ nên khi thời tiết lạnh dễ bị thất thoát nhiệt. Vì vậy, khi ra ngoài vào mùa đông cần mang vớ giữ ấm và đồ giữ ấm chân, đeo khăn quàng cổ và găng tay.
Bác sĩ Ishihara Shinsai nhấn mạnh rằng vì tử cung và buồng trứng của phụ nữ nằm ở phần dưới cơ thể nên việc giữ phần ấm phần dưới cho phụ nữ là đặc biệt quan trọng.
Phương pháp đổ mồ hôi hàng ngày
Khi đổ mồ hôi lúc tập thể dục hoặc lúc tắm, nhiệt độ cơ thể của một người tạm thời tăng lên và hoạt động của các tế bào miễn dịch tăng lên gấp 5-6 lần. Mặc dù trạng thái này chỉ kéo dài từ 1-2 giờ nhưng trong thời gian này các tế bào miễn dịch sẽ chống lại virus và vi khuẩn.
Đồng thời, khi tắm, hơi nước trong bồn tắm có tác dụng “làm ẩm niêm mạc” có lông mao trong đường hô hấp, phế quản, khí quản, xoang mũi, bộ phận này có chức năng đào thải vật lạ. Sau khi niêm mạc được làm ẩm thì bụi hít vào hay virus xâm nhập sẽ được đẩy ra ngoài trước khi vào trong tế bào. Cho dù đó là tập thể dục hay tắm, hãy để cơ thể đổ mồ hôi ít nhất một lần để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài các phương pháp trên, giữ ấm cơ thể từ ngoài vào trong cũng rất quan trọng, ăn uống đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch:
Thức ăn ấm người
Bác sĩ Ishihara Shinsai khuyên bạn khi mới bị cảm lạnh thì nên thêm nhiều gừng và hành lá vào súp miso, cố gắng làm ấm cơ thể trước khi bị sốt và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Cô cũng khuyên ăn lẩu để làm ấm người trong mùa đông. Thêm các thành phần tăng cường miễn dịch vào lẩu, chẳng hạn như cà rốt chứa β-caroten có thể chuyển hóa thành vitamin A và tạo ra kháng thể IgA; hành lá chứa allicin, một loại gia vị kích thích các tế bào miễn dịch và thúc đẩy lưu thông máu, và nấm có chứa vitamin D, có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Bắp cải cũng rất giàu vitamin C và chất xơ, có thể cải thiện đường ruột. Nếu cho thêm tỏi và gừng thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà để làm ấm người. Trong số các loại trà có tính ấm, một trong những loại phổ biến nhất là trà đen gừng. Gừng và trà đen đều là những thực phẩm có tính ấm, chỉ cần thêm gừng tươi mài nhỏ vào một tách trà nóng. Bạn cũng có thể thêm đường nâu vào nếu muốn. Lượng gừng khuyến nghị cho một tách trà là khoảng bằng ngón tay cái, bạn cũng có thể tăng giảm lượng gừng tùy theo khẩu vị của mình.
Gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột, gừng và đường nâu kết hợp có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi nhẹ, giúp tránh phong hàn vào mùa đông.
Tăng cường lợi khuẩn đường ruột
Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất, 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể nằm ở ruột, làm ấm ruột có thể giúp ruột hoạt động tốt hơn. Khi lợi khuẩn trong ruột tăng lên, các tế bào miễn dịch được kích thích, làm tăng khả năng miễn dịch. Kim chi, súp miso, sữa chua… đều là những nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào.
Từ khóa giữ ấm trà đen gừng mùa đông bắp cải sữa chua Cà rốt khả năng miễn dịch