Phan Hiểu Đình (Pan Xiaoting), một cô gái nổi tiếng trên Internet 24 tuổi đến từ Trung Quốc Đại Lục, đã ăn liên tục 10 tiếng đồng hồ trên một chương trình livestream vào giữa tháng này. Hiểu Đình đã nhét 10 kg thức ăn vào bụng, khiến cơ thể quá tải, kết quả cô đã đột tử trong khi đang livestream, khiến nhiều cư dân mạng bàng hoàng. Một số chuyên gia đã nói về sự nguy hiểm của việc ăn quá nhiều từ sự việc này.

Pan Xiaoting
Phan Hiểu Đình, một người nổi tiếng livestream ăn uống ở Trung Quốc Đại Lục, đột ngột qua đời do ăn quá nhiều trong buổi phát sóng trực tiếp vào ngày 14/7. (Ảnh/chụp từ weibo)

“Mukbang” hay truyền hình ăn uống có nguồn gốc từ Hàn Quốc, là một từ ghép của Hàn Quốc kết hợp giữa “ăn”“phát sóng” (livestream), có nghĩa là người livestream trong khi đang phát sóng trực tiếp ăn một lượng lớn đồ ăn, cũng đồng thời tương tác với khán giả, để thỏa mãn nhu cầu của khán giả.

Với sự lan rộng của nền văn hóa đại chúng này, những người nổi tiếng trên Internet ở các quốc gia khác cũng bắt đầu sản xuất các chương trình mukbang của riêng họ, bao gồm Phan Hiểu Đình và Nicholas Perry, một người nổi tiếng trên mạng với hơn 3,8 triệu người hâm mộ trên YouTube.

Trong trường hợp của Phan Hiểu Đình, cô vốn là một bồi bàn bình thường. Sau khi thấy các bạn cùng lớp và bạn bè khác kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua các chương trình livestream, nên cô cũng quyết định chuyển nghề sang livestream và thực hiện các chương trình mukbang sở trường của mình.

Khi số lượng người hâm mộ tăng lên, Phan Hiểu Đình bắt đầu thực hiện nhiều thử thách ăn uống và livestream cực đoan khác nhau để đạt được mức độ nổi tiếng cao hơn. Cô đã từ chỗ chỉ ăn vài kg thức ăn đến hơn 10 kg. Nhưng theo thời gian, sức khỏe của cô bắt đầu có dấu hiệu nguy hiểm, cô từng phải nhập viện do xuất huyết dạ dày do ăn quá nhiều.

Bất chấp tình trạng thể chất của mình, Phan Hiểu Đình không hề kiềm chế bản thân. Ngày thứ 2 sau khi xuất viện, cô bắt đầu đợt livestream ăn uống mới, cô ăn uống không ngừng nghỉ trong suốt chương trình livestream kéo dài 10 tiếng. Vào ngày 14/7, sức chịu đựng của cơ thể của cô cuối cùng đã đạt đến giới hạn và cô đột tử trong buổi livestream ăn uống.

Báo cáo khám nghiệm tử thi chỉ ra rằng bụng của Phan Hiểu Đình bị biến dạng nghiêm trọng, dạ dày của cô chứa đầy thức ăn chưa tiêu hóa.

Chuyên gia cảnh báo về mukbang

Ông Andrew Harris, giảng viên tâm lý học cấp cao tại Đại học Nottingham Trent ở Anh, nói với Daily Mail rằng livestream ăn uống tập trung vào việc tiêu thụ và phóng túng làm trung tâm, sự ham mê có thể làm trầm trọng thêm vòng luẩn quẩn ăn uống quá độ hoặc ăn uống không lành mạnh.

Ông Harris cho biết: “Trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng việc xem video mukbang có thể làm giảm bớt sự cô đơn bằng cách mang lại cảm giác kết nối xã hội hoặc tình bạn, thì các nghiên cứu khác cho thấy rằng việc xem quá nhiều những video này tương tác xã hội ảo hời hợt này để thay thế cho tương tác xã hội trong đời sống hiện thực một cách sâu sắc, khiến cho cảm giác cô độc ngày càng tồi tệ hơn.”

Chuyên gia dinh dưỡng Katie Lopez đã đăng ký cho biết, mukbang đã trở thành một biểu hiện quái đản của việc ăn quá nhiều và tự làm hại bản thân.

Cô nói: “Đáng buồn thay, đây là một ví dụ khác về việc tôn vinh hành động tự làm hại bản thân. Cụ thể hơn, những người này có nguy cơ bị thủng dạ dày, lượng đường và lipid trong máu tăng cao đáng kể, mất cân bằng axit-bazơ, thay đổi điện giải, mất nước và nhịp tim bất thường.”

Ông Gareth Nye, giảng viên cao cấp tại trường y thuộc Đại học Chester, nói với Daily Star rằng việc xem người khác ăn những thực phẩm không lành mạnh là một xu hướng đáng lo ngại và có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho thế hệ tiếp theo.

Ông cho biết, ăn quá nhiều thường sẽ đi kèm với nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là thói ăn uống cạnh tranh hoặc cực đoan, hiện phổ biến trên khắp thế giới.

Ông nói: “Có một số mối nguy hiểm rất cụ thể của việc ăn quá nhiều, những nguy cơ cơ bản như buồn nôn và nôn, nhưng cũng có bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Bạn cũng có nguy cơ bị nghẹn vì thức ăn đi vào khí quản thay vì vào thực quản… Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt như thủng dạ dày.”

Ông lưu ý rằng những người ăn uống quá độ sẽ căng bụng hơn người bình thường và có nhiều khả năng bỏ qua các tín hiệu từ não rằng họ đã no.

Nói về việc cơ thể sẽ xảy ra những thay đổi gì, ông cho biết cơ thể căng ra để chứa thức ăn, nhưng việc giải phóng thức ăn từ dạ dày xuống ruột lại được kiểm soát chặt chẽ. Cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng calo nhất định nên hầu hết thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa trong ruột.

Ông nói: “Một vấn đề với thức ăn không tiêu hóa là dư thừa glucose. Điều này có thể dẫn đến phản ứng căng thẳng gọi là hội chứng Dumping (hội chứng dạ dày rỗng), bao gồm đổ mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, buồn nôn và tiêu chảy.”

Ông cho rằng người xem các chương trình mukbang có thể bị mê hoặc hoặc ghê tởm một cách bệnh hoạn, giống như việc mọi người xem nặn mụn.

Ông nói thêm: “Theo ý kiến ​​​​của tôi, đó là tô điểm cho thói quen ăn uống không lành mạnh cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Tôi lo ngại rằng khi con cái chúng ta lớn lên và phát triển, điều này sẽ dẫn đến nhiều nhóm người hơn nữa xuất hiện vấn đề này.”