30 năm Liên Xô sụp đổ, Nghị sĩ Litva đăng ảnh “người xe tăng”
- Dương Thiên Tư
- •
Ngày 26/12 là ngày kỷ niệm 30 năm Liên Xô sụp đổ. Có phân tích cho rằng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), việc Liên Xô cũ tan rã chắc chắn là một tin xấu, vì nó tượng trưng cho sự thất bại hoàn toàn trong việc thực hiện chủ nghĩa Mác – Lê ở các nước phương Tây. Sự sụp đổ của Liên Xô, anh cả và cũng là hệ tư tưởng lớn nhất của ĐCSTQ, đã thúc đẩy Đảng này thực hiện âm mưu chiến lược phát triển kinh tế và sử dụng “quyền lực mềm” để thâm nhập vào các nền dân chủ phương Tây.
Ngày 23/8/1991, bức tượng Lenin bị phá bỏ ở Vilnius, thủ đô Litva, vì chính phủ cấm Đảng Cộng sản. (Ảnh: Getty)
Liên xô giải thể là sự cảnh báo đối với ĐCSTQ
Vào ngày 26/12/1991, đúng dịp lễ Giáng sinh, “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết” chính thức tan rã, và 15 quốc gia thành viên, bao gồm cả Nga, trở lại thành các quốc gia có chủ quyền của họ – “trở lại nguyện vọng ban đầu của họ”.
Ông Nadege Rolland, nhà nghiên cứu cấp cao của “Cục Nghiên cứu châu Á quốc gia” Mỹ (National Bureau of Asian Research), nói với Đài Châu Âu Tự do: “Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự tan rã của Liên Xô là một lời cảnh báo … Có rất nhiều lo lắng đằng sau các chính sách của Trung Quốc. Đây là nỗi lo sợ mất quyền lực và mong muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá.”
Vào tháng 5/1989, Gorbachev, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã có chuyến thăm 3 ngày tới Bắc Kinh. Đây là nhà lãnh đạo Liên Xô đầu tiên và cuối cùng đến thăm Trung Quốc trong 20 năm kể từ sự cố đảo Trân Bảo (Zhenbao Island Incident) vào tháng 3/1969.
Tiến sĩ Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), một cựu nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Cato, Mỹ, cho biết, khi đó chuyến thăm của ông trùng hợp với thời điểm xảy ra cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn: “Ông Gorbachev hiểu rõ phong trào của sinh viên ở Trung Quốc và thấy rằng không chỉ ở Liên Xô, mà còn ở Trung Quốc, nguyện vọng của người dân cũng là chống lại chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa chuyên chế, do đó ông đã chọn con đường sau này; còn ĐCSTQ luôn lấy Liên Xô làm bài học và sử dụng nó như một hình mẫu để phòng ngừa. Họ có cảm giác rằng sự kết thúc của Liên Xô là kết quả của việc nới lỏng kiểm soát ý thức hệ.”
Liên Xô giải thể 30 năm, Nghị sĩ Litva đăng bức ảnh “người xe tăng”
Ông Matas Maldeikis, chủ tịch Nhóm Quốc hội Litva thân thiện Đài Loan, đã đăng một bức ảnh cũ lên Twitter vào ngày 24/12. Đó là một bức ảnh cũ của những người Litva đứng trước xe tăng và chống lại sự áp bức của Liên Xô, mượn đó để khuyến khích Đài Loan cùng với Hồng Kông đứng lên chống áp bức độc tài toàn trị.
Dòng tweet của ông Matas Maldeikis nói rằng người Litva không sợ bất kỳ rủi ro nào chống lại những kẻ áp bức. “Chúng tôi đã đứng ra cách đây 30 năm và chúng tôi sẽ không ngồi xem mà không quản. Đây là bức ảnh mà Bắc Kinh không thể xóa.”
Bài đăng còn ghi các nhãn: “Đồng tại với Hồng Kông”, “Đồng tại với Đài Loan”, “Chúng tôi chưa bao giờ quên ở Hồng Kông và Đài Loan”, và “Không bao giờ quên.”
As you can see, Lithuanians are unafraid to stand up to oppressors, whatever the risks. We stood up for democracy 30 years ago and we're not going to sit back down.
This is a photo that Beijing cannot delete.#StandWithHongKong 🇭🇰#StandWithTaiwan 🇹🇼#NeverForget 🕯 pic.twitter.com/RJMKiuxgSx— Matas Maldeikis MP 🇱🇹 (@MatasMaldeikis) December 24, 2021
Dựa trên các dữ liệu lịch sử, Nhà nước Baltic Lithuania (Litva) tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào ngày 1/3/1990, và khởi xướng quá trình 15 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết vào tháng 12/1991.
Nhìn lại lịch sử, ngày 23/8/1989 là một dấu mốc quan trọng. Khi đó, 2 triệu người đã nắm tay nhau nối dài vượt qua 3 nước vùng Baltic là Estonia, Latvia, Litva để tạo thành một chuỗi người khổng lồ, dùng phương thức hòa bình yêu cầu độc lập khỏi Liên Xô.
Năm 1989, các chế độ xã hội chủ nghĩa của 6 nước thành viên Nhóm Đông Âu lần lượt sụp đổ. Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ. Ngày 11/3/1990, 10 ngày sau chiến dịch chuỗi người, Litva trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố độc lập giữa các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết.
ĐCSTQ âm thâm thâm nhập xã hội dân chủ tự do phương Tây
Sau khi Liên Xô cũ tan rã, ĐCSTQ tập trung vào phát triển kinh tế. Tiến sĩ Mã Hải Vân (Ma Haiyun), phó giáo sư tại Đại học Frostburg, Maryland, nói với Đài Châu Âu Tự do (RFE): “Sau khi mối đe dọa an ninh do Liên Xô cũ biến mất, ĐCSTQ có thể tự do đầu tư các nguồn lực và cuối cùng mở rộng sức ảnh hưởng ra phía Tây. Đây chính là thành quả chính của Bắc Kinh.”
Ông Daniel S.Markey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Hopkins (Mỹ) đã nói trong cuốn sách “Chân trời phía Tây của Trung Quốc” (China’s Western Horizon: Beijing and the New Geopolitics of Eurasia) rằng Trung Quốc luôn coi mình là một cường quốc đại lục vượt lên trên vai trò hàng hải và hướng về phía Tây. Các vấn đề an ninh của Tân Cương ngày nay đã làm trầm trọng thêm xu hướng này. Chính vì thế mà Bắc Kinh tìm kiếm ổn định khu vực phía Tây thông qua phát triển kinh tế trên khắp Âu – Á, đồng thời giảm thiểu các mối đe dọa bên ngoài có thể kích thích thêm tình trạng bất ổn trong nước.
Ông Dr.Richard Weitz, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson và là giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị và Quân sự, nói với VOA rằng sự sụp đổ của Liên Xô cũ đã dẫn đến sự xuất hiện của các nước nhỏ và yếu ở biên giới phía Tây của Trung Quốc thay vì Liên Xô hùng mạnh. “Khi Liên Xô cũ còn thống trị, nó đã chặn đường ra phía tây của Trung Quốc, không có tuyến đường thương mại đông tây, không có con đường tơ lụa. Bức màn sắt của Liên Xô cũ đã sụp đổ, và Trung Quốc đã có thể xây dựng các tuyến đường nối đông và tây ở Trung Á, xây dựng đường sắt v.v., đồng có được một số vũ khí trang bị của Liên Xô cũ.”
Ông Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng), chủ tịch Hội nghị liên tịch Phong trào Dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại và Quỹ Ngụy Kinh Sinh, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng sự sụp đổ của Liên Xô cũ “đã không để lại cho ĐCSTQ nhiều nguồn lực có thể sử dụng được về mặt vật chất. Điều quan trọng là không lâu sau đó Mỹ đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với ĐCSTQ. Cộng thêm việc Mỹ dành toàn bộ sức lực cho cuộc chiến chống khủng bố, sử dụng quân đội ở Afghanistan và Iraq, đây là lỗ hổng lớn nhất mà Mỹ để lại cho ĐCSTQ.”
Ông Ngụy Kinh Sinh còn nói: “Mỹ thậm chí còn hỗ trợ mạnh cho ĐCSTQ về kinh tế. Từ đó về sau, chính quyền ĐCSTQ có thể bảo toàn được chính là nhờ vào phát triển kinh tế, mua chuộc tầng lớp trung lưu.”
Ông Ngụy Kinh Sinh cho biết: “Năm xưa, Cộng sản Liên Xô cách ly kinh tế với phương Tây, không có bất cứ lực khống chế nào đối với chính trị phương Tây, và cũng không có lực không chế nào đối với kinh tế phương Tây. Do sự phản đối một cách không không đắn đo của phương Tây đối với Cộng sản Liên Xô, nên mới dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ phe Liên Xô. ĐCSTQ hiện nay đã vượt qua rất xa Cộng sản Liên Xô khi xưa.”
Dương Thiên Tư, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa ĐCSTQ Liên Xô Litva Dòng sự kiện Liên Xô sụp đổ mâu thuẫn Trung Quốc - Litva