4 lý do khiến nhiều nước châu Phi tẩy chay Trung Quốc
- Huệ Anh
- •
Trong nhiều năm qua đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường tấn công ngoại giao ở châu Phi, vào tháng Chín năm nay đã công bố đầu tư 60 tỷ USD (đô la Mỹ) viện trợ cho các nước châu Phi. Tuy nhiên, có chuyên gia phân tích rằng ĐCSTQ ngày càng không được hoan nghênh ở các nước châu Phi, nhiều người châu Phi phản đối vì bốn lý do.
Nhiều năm qua ĐCSTQ phát động cuộc tấn công ngoại giao ở châu Phi, vào tháng Chín năm nay đã công bố đầu tư 60 tỷ USD viện trợ cho các nước châu Phi (Ảnh minh họa từ Getty Images)
Richard Aidoo, Phó Viện trưởng kiêm phó giáo sư chính trị của Viện Nghệ thuật và Nhân văn (Thomas W. and Robin W. Edwards College of Humanities and Fine Arts) Đại học Coastal Carolina (Coastal Carolina University) đã công bố bài viết trên tờ Washington Post cho biết, cuộc bầu cử tại Zimbabwe mùa hè này có hiện tượng một số ứng cử viên chống Cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ, gây tranh luận nóng trong một bộ phận cử tri.
Thực tế, hồi bầu cử tổng thống ở Zambia được tổ chức vào năm 2011, trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đối lập Michael Sata thường lên án các doanh nhân Trung Quốc là “gian thương”. Quan điểm chống Cộng sản của Sata cũng đã gây tiếng vang trong cử tri và giúp ông đánh bại Tổng thống đương nhiệm khi đó là Rupiah Banda.
Bài viết của Aidoo chỉ ra rằng tâm lý chống ĐCSTQ của người dân nhiều nước châu Phi này có thể quy về bốn lý do.
Trung Quốc không mang lại việc làm
Thứ nhất, mặc dù trong một thời gian dài ĐCSTQ không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế của họ ở châu Phi nhưng lại không làm tăng cơ hội việc làm và thu nhập của người dân địa phương. Ví dụ, Nam Phi là đối tác quan trọng nhất và thành công nhất của ĐCSTQ ở châu Phi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước này vào năm 2018 lên đến hơn 26%.
Tổng thống Julius Maada Bio của Sierra Leone mới nhậm chức tháng Ba năm nay, vào đầu tháng Mười đã hủy bỏ một dự án xây dựng sân bay trị giá 400 triệu USD do Trung Quốc tài trợ. Khi cựu Tổng thống Ernest Bai Koroma của nước này ký hiệp thương vay vốn đầu tư với Trung Quốc trong dự án này, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo rằng dự án sẽ gây ra gánh nặng nợ nần nặng nề cho đất nước. Khi Biot tranh cử đã lên án mạnh mẽ dự án này, ông cho rằng nó không tạo cơ hội việc làm cho đất nước.
ĐCSTQ muốn chiếm tài nguyên của châu Phi
Ở châu Phi, nơi có trữ lượng khoáng sản phong phú, ngành khai khoáng là mạch máu kinh tế của các nước châu Phi. Vì ĐCSTQ chiếm hữu khoáng sản của châu Phi nên khiến người dân châu Phi chống đối, cộng thêm nhiều bê bối thường xuất hiện liên quan đến giới chủ Trung Quốc khai thác khoáng sản phi pháp và ngược đãi công nhân mỏ địa phương đã kích thích xu thế chống Cộng của người dân địa phương ngày càng mạnh mẽ.
Nhà xã hội học Ching Kwan Lee cho biết, vì các thợ mỏ Zambia bị giới khai thác mỏ Trung Quốc đối xử bất công đã kích động tinh thần chống cộng sản trong nước, đây là lý do giúp ông Sata thắng cử tổng thống vào năm 2011.
Bối cảnh tương đồng cũng thấy ở Ghana. Nhà đầu tư Cộng sản Trung Quốc khai thác vàng bất hợp pháp tại Ghana khiến người dân địa phương bất mãn, giúp Nana ông Akufo-Addo với cam kết đối phó với vấn nạn Cộng sản Trung Quốc được bầu làm Tổng thống nước này vào năm 2016.
Hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập
Theo khảo sát của Afrobarometer trong năm 2016 đối với 35 nước châu Phi, 35% số người được hỏi cho rằng hàng hóa Trung Quốc có chất lượng kém. Mặc dù thu nhập của người tiêu dùng châu Phi là không cao, nhưng họ không muốn phải chứng kiến vật liệu kém chất lượng trong các cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư, hoặc phải mạo hiểm để mua thuốc giả giá rẻ từ Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà khai thác ở các nước châu Phi không hài lòng với hàng dệt may và các mặt hàng giá rẻ khác của Trung Quốc nhập vào châu Phi để cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước.
Chủ nghĩa thực dân mới trong quan hệ Trung-Phi
Đối với các chính trị gia phương Tây, việc Cộng sản Trung Quốc tăng cường tham gia vào các vấn đề ở châu Phi là “chủ nghĩa thực dân mới”, vấn đề lớn hơn là nợ của các nước châu Phi đối với Cộng sản Trung Quốc đang không ngừng phát triển. Với người châu Phi luôn bất ổn lớn về kinh tế và chính trị, việc ĐCSTQ tăng cường đầu tư và cho vay gây cảnh giác là Bắc Kinh có thể tác động đến kết quả bầu cử trong tương lai, khiến người châu Phi không thể không cảnh giác, phải thận trọng đối phó với tình trạng này.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa châu Phi quan hệ Trung Quốc - châu Phi tẩy chay Trung Quốc