Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm 7/1 cho biết, thật “rất đáng tiếc và không thể chấp nhận được” khi 4 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đồng loạt xâm phạm lãnh hải xung quanh Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở tỉnh Okinawa. “Việc xâm phạm lãnh hải là vi phạm luật pháp quốc tế, phía Nhật Bản mạnh mẽ yêu cầu họ rời đi ngay lập tức”, đồng thời đã phản đối mạnh mẽ thông qua các kênh ngoại giao đối với phía Trung Quốc.

r shutterstock 694668448
Ảnh minh họa. Tàu Hải cảnh Trung Quốc ở khu vực Đảo Điếu Ngư, chụp ngày19/5/2017 (Nguồn ảnh: Igor Grochev / Shutterstock)

Ông Yoshimasa Hayashi chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên có 4 tàu được xác nhận trang bị vũ khí loại đại bác xâm chiếm lãnh hải: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cảnh giác cao độ, dốc toàn lực để tăng cường cảnh giác và giám sát xung quanh Quần đảo Senkaku, đồng thời giữ bình tĩnh với Trung Quốc,  và đáp trả bằng thái độ kiên quyết”.

Theo Lục lượng bảo vệ bờ biển quận Nhật Bản, khoảng 10h30 phút ngày 7/6, 4 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) lần lượt xâm chiếm vùng lãnh hải xung quanh Quần đảo Senkaku (thành phố Ishigaki) từ 12h10 đến 12h25 mới rời lãnh hải và đi vào khu vực liền kề.

Theo Bộ chỉ huy Cảnh sát biển khu vực 11, đây là lần đầu tiên 4 tàu chở súng xuất hiện quanh Quần đảo Senkaku. Các tàu cảnh sát biển của ĐCSTQ đi quanh khu vực Senkaku thường đi theo nhóm 4 chiếc, nhưng thông lệ trước đây thì chỉ có một tàu được trang bị súng máy.

Nhật Bản cho rằng việc thay thế toàn bộ tàu bằng tàu mang súng đồng nghĩa với việc ĐCSTQ đã tăng cường trang bị vũ khí cho tàu quanh Quần đảo Senkaku.

Tờ Yaeyama Nippo của Nhật Bản đăng bài viết ngày 8/6 với tựa đề “’Đe dọa sử dụng vũ lực với Nhật Bản’, các tàu của ĐCSTQ đang tăng cường vũ khí xung quanh Quần đảo Senkaku”. Bài viết nêu rõ:

Tại vùng biển xung quanh Quần đảo Senkaku thuộc thành phố Ishigaki, ngày 7/6 lần đầu tiên 4 tàu ĐCSTQ xâm nhập lãnh hải (của Nhật Bản) cùng lúc, việc mang theo vũ khí tương tự súng máy, cho thấy xu hướng tăng cường trang bị vũ khí của Trung Quốc. Ông Yoshihiko Yamada, giáo sư tại Đại học Tokai, phân tích rằng điều này có thể xuất phát từ việc Trung Quốc không hài lòng với việc Nhật Bản tăng cường ứng phó đối với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, “Dường như họ đang gửi đi một thông điệp đe dọa rằng ‘việc sử dụng vũ lực sẽ không bị loại trừ’”.

Theo báo cáo trên tài khoản công khai WeChat của “Cảnh sát biển Trung Quốc”: Người phát ngôn của Cảnh sát biển Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho biết, ngày 7/6, Hạm đội Cảnh sát biển Trung Quốc 2501 đã thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ quyền lợi theo luật pháp trong phạm vi lãnh thổ. Đây là hành động thường lệ của chúng tôi nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, các quyền và lợi ích hàng hải, là những biện pháp cần thiết để chúng tôi duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và chống lại hàng loạt hành động tiêu cực gần đây của Nhật Bản. “Quần đảo Điếu Ngư và các đảo phụ thuộc khác là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Chúng tôi khuyên phía Nhật Bản nên thận trọng trong lời nói và hành động của mình, tự kiểm điểm và ngừng hành động khiêu khích. Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi pháp luật trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, kiên quyết chống lại mọi mưu đồ khiêu khích xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc”.