Báo cáo của Quỹ Bảo vệ Dân chủ: Cách ĐCSTQ lôi kéo các thống đốc Mỹ
- Trình Văn
- •
Tổ chức nghiên cứu tư vấn tại Washington, Quỹ Bảo vệ Dân chủ (FDD), hôm 15/11 đã công bố một báo cáo về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với cấp bang và địa phương, bao gồm cả cách thức làm sa ngã và lôi kéo thống đốc các bang của Mỹ. Báo cáo nghiên cứu cho thấy chính quyền ĐCSTQ cấu thành mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ và có tham vọng định hình cấu trúc toàn cầu.
“Quỹ Bảo vệ Dân chủ” (Foundation for the Defense of Democracy, FDD) là một tổ chức phi đảng phái đặt tại Washington, DC, được thành lập sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, tập trung quan tâm đến các chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại của Mỹ.
Ngày 15/11, FDD đã công bố báo cáo nghiên cứu của 2 nhà nghiên cứu cấp cao đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với Trung Quốc và sức ảnh hưởng của ĐCSTQ là Emily de La Bruyère và Nathan Picarsic. Báo cáo nghiên cứu có tên “Bản đồ phân bố – Lợi ích địa phương của ĐCSTQ tại Mỹ” (All Over the Map-The Chinese Communist Party’s Subnational Interests in the United States).
Hai nhà nghiên cứu nói rằng: “Trong toàn bộ lĩnh vực chính trị, người Mỹ đang đạt được đồng thuận, tức chính quyền độc tài Trung Quốc (ĐCSTQ) cấu thành mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của ĐCSTQ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thể hiện ra sự thách thức vượt xa lĩnh vực quân sự, thậm chí là công nghệ. Bắc Kinh cố gắng định hình cấu trúc toàn cầu, đồng thời thông qua việc này để duy trì sự kiểm soát toàn cầu. Dã tâm của Bắc Kinh thể hiện ở việc họ nỗ lực đặt ra tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu và kiểm soát cơ sở hạ tầng mới nổi, thay đổi sự phụ thuộc của nước ngoài đối với nguồn tài nguyên và năng lực sản xuất của Trung Quốc thành sức mạnh thị trường, đồng thời thông qua tin tức giả và tuyên truyền để ảnh hưởng đến dư luận toàn cầu.
Báo cáo này chỉ ra, sức ảnh hưởng toàn cầu của ĐCSTQ nỗ lực nhằm vào các khu vực công và tư nhân của các quốc gia, bao gồm chính phủ các nước. Đối với nước Mỹ, nó không chỉ hạn chế ở tầng diện quốc gia, mà còn bao gồm cả chính quyền các tiểu bang và địa phương, hơn nữa là thông qua các phong trào có tính hệ thống để gây ra sự ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Báo cáo này trích dẫn một báo cáo liên quan đến điều tra về thái độ của các thống đốc Mỹ đối với Trung Quốc do Viện Nghiên cứu Dân trí Quốc tế có trụ sở tại Bắc Kinh và Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu của Đại học Thanh Hoa công bố vào tháng 6/2019. Báo cáo của viện nghiên cứu tại Bắc Kinh này đã trình bày rõ logic về cách ĐCSTQ bồi dưỡng quan chức tiểu bang và địa phương của Mỹ, đồng thời lợi dụng họ để chống lại nhìn nhận rằng “ĐCSTQ là mối đe dọa” của Washington.
Báo cáo điều tra của Viện nghiên cứu Dân trí và Đại học Thanh Hoa nói: “Tại Washington, tiếng nói chủ trương chọn lập trường cứng rắn với Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như đã thành tiếng nói chính, và có xu hướng ngày càng lớn. Nhưng trong chính trị Mỹ, ngoài Nhà Trắng và Quốc hội ra, còn có một chức vụ có vai trò định tính khác: thống đốc tiểu bang. Do chế độ liên bang của Mỹ, thống đốc có thể không màng tới mệnh lệnh của Nhà Trắng … Mỗi một thành viên liên bang đều có sự độc lập ngoại giao ở mức độ nhất định … Do đó, cùng với thái độ nói chung đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) của Washington ngày càng cứng rắn, thì thái độ của các tiểu bang cũng vô cùng quan trọng.”
Căn cứ vào biểu đạt thái độ công khai của thống đốc các tiểu bang Mỹ, điều tra của Viện Nghiên cứu Dân trí và Đại học Thanh Hoa phát hiện, “Trong số 50 thống đốc, 17 người có thái độ thân thiện đối với Trung Quốc (ĐCSTQ), 14 người có thái độ chưa rõ ràng đối với Trung Quốc (ĐCSTQ), 6 người có thái độ cứng rắn với Trung Quốc (ĐCSTQ), 14 người không biểu đạt rõ ràng hoặc công khai.”
Các tiểu bang có 17 thống đốc có thái độ thân thiện đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) lần lượt là các tiểu bang Alabama, Arizona, Colorado, Delaware, Idaho, Indiana, Maine và Massachusetts., Montana, New Hampshire, Bắc Carolina, Bắc Dakota, Oregon, Tennessee, Utah, Vermont và Tây Virginia.
Báo cáo của FDD chỉ ra rằng “phương pháp điều tra của Viện Nghiên cứu Dân trí và Đại học Thanh Hoa quá đơn giản, hoàn toàn dựa vào các tuyên bố công khai, thiếu tính chặt chẽ hoặc tính toàn diện”. Tuy nhiên, cuộc khảo sát này cho thấy ĐCSTQ đang “lợi dụng các mối quan hệ địa phương để tác động đến nền kinh tế, công nghệ và các hệ sinh thái khác của Mỹ”, ĐCSTQ “coi các mối quan hệ địa phương là một công cụ tiềm năng để gây ảnh hưởng lên Washington”. Điều mà ĐCSTQ mong đợi là “trong ngắn hạn, chính quyền tiểu bang và địa phương có thể gây áp lực lên chính phủ liên bang; về lâu dài, Bắc Kinh sẽ coi các quan chức địa phương (ở Mỹ) như những nhà lãnh đạo quốc gia (Mỹ) trong tương lai.”
Báo cáo của FDD đề cập đến, các tiểu bang và địa phương của Mỹ thường “ưu tiên cân nhắc tạo cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế, chứ không quá quan tâm đến rủi ro an ninh quốc gia”, do đó điều này đã “mở rộng cánh cửa lớn” đối với ĐCSTQ và thực thể của ĐCSTQ.
Báo cáo của FDD nói, “chiến dịch và cơ quan thực thi sức ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với tiểu bang và địa phương của Mỹ đã có từ lâu”. Báo cáo lấy ví dụ một số thực thể và hành động thực thi sức ảnh hưởng của ĐCSTQ, chẳng hạn thúc đẩy các hoạt động và diễn đàn về mối quan hệ Mỹ – Trung như thành phố thân thiện, diễn đàn mạng internet, diễn đàn tỉnh trưởng / thống đốc, v.v. Báo cáo còn ghi chép và phân tích tình huống nhà lãnh đạo ĐCSTQ thăm thành phố Seattle (tiểu bang Washington) hồi năm 2015, chuyến thăm Seattle khi đó đã định nghĩa cho chính quyền Tập Cận Bình “phương hướng chiến lược, mục tiêu to lớn và đa dạng hóa công cụ để thực hiện chiến dịch sức ảnh hưởng tại Mỹ”.
Điều may mắn là, báo cáo của FDD cho biết: “Chính phủ Mỹ đã bắt đầu thừa nhận nhận những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng đến các địa phương (Mỹ). Vào tháng 8/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ định trụ sở tại Mỹ của Viện Khổng Tử là cơ quan đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở nước ngoài, … Hai tháng sau, Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành một chỉ định cơ quan đại diện nước ngoài khác, lần này là nhắm vào 6 công ty truyền thông đã đăng ký của Trung Quốc hoạt động tại Mỹ. Vài ngày sau, đương nhiệm Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đó đã tuyên bố trong biên bản ghi nhớ rằng ông sẽ ngừng tham gia ‘Diễn đàn Thống đốc / Tỉnh trưởng Trung – Mỹ’.”
Để ngăn chặn chiến dịch sức ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các tiểu bang và địa phương của Mỹ, báo cáo của FDD đã kiến nghị Quốc hội Mỹ ủng hộ việc chế định một kế hoạch thu thập thông tin chuyên phân tích sức ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các cơ quan địa phương của Mỹ và cách mà nó vào Mỹ. Coi “Đạo luật Đăng ký đại diện nước ngoài” (FARA) là một công cụ hữu hiệu, tăng cường cơ chế kiểm tra các khoản đầu tư vào Mỹ liệu có sức ảnh hưởng của nước ngoài hay không, và cả việc kiểm tra mối quan hệ với ĐCSTQ của các nhà đầu tư nước ngoài xin thẻ xanh của Mỹ.
Trình Văn, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa ĐCSTQ xâm nhập Hoa Kỳ Quỹ Bảo vệ Dân chủ Thống đốc Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung