Theo một báo cáo nghiên cứu, quân đội Trung Quốc đang phát triển vũ khí chiến tranh tấn công não người, nhằm phá vỡ chức năng của não, từ đó gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính phủ hoặc công dân nước ngoài.

shutterstock 686742907
Ngày 30/7/2017: Các vũ khí quân sự được trưng bày trong cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Bảo tàng Quân đội Bắc Kinh. (Ảnh: testing/ Shutterstock)

Báo cáo được viết bởi ông Ryan Clarke, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore; ông Lâm Hiểu Húc (Xiaoxu Sean Lin), cựu Chủ nhiệm Khoa Virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ; và ông LJ Eads, cựu sĩ quan tình báo Không quân, hiện là chuyên gia trí tuệ nhân tạo trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ.

Bộ ba này cảnh báo rằng giới lãnh đạo Trung Quốc coi các cuộc tấn công hệ thần kinh và chiến tranh tâm lý là những thành phần cốt lõi của chiến lược chiến tranh bất đối xứng chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thời báo Washington Times đã nhận được một bản sao của báo cáo. Báo cáo cảnh báo rằng sự nguy hiểm của vũ khí chiến tranh não của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không còn giới hạn về lý thuyết.

Những vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công trực tiếp hoặc kiểm soát não, sử dụng vi sóng trong súng lục hoặc vũ khí năng lượng trực tiếp khác hoặc vũ khí lớn hơn bắn ra chùm điện từ.

Báo cáo dài 12 trang cho biết nhiều người không biết rằng Trung Quốc và quân đội của họ đã trở thành những nhà lãnh đạo thế giới trong việc phát triển vũ khí tấn công hệ thần kinh.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc và 11 tổ chức có liên quan vào tháng 12/2021. Bộ Thương mại nói rằng những tổ chức này đang sử dụng các quy trình công nghệ sinh học để hỗ trợ các mục đích sử dụng và người dùng cuối của quân đội Trung Quốc, bao gồm cả vũ khí điều khiển não bộ.

Tấn công hệ thần kinh là một thuật ngữ quân sự, được định nghĩa là mục tiêu được thiết kế nhằm vào não của quân nhân hoặc thường dân bằng công nghệ phi động học. Mục tiêu của nó là làm suy giảm khả năng suy nghĩ, giảm nhận thức, gây tổn thương hệ thần kinh lâu dài, và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bình thường.

Báo cáo cho biết khả năng tấn công hệ thần kinh là một phần trong những khả năng quân sự tiêu chuẩn của quân đội, và không nên được coi là vũ khí đặc biệt chỉ được sử dụng trong các tình huống khắc nghiệt.

Loại vũ khí này có thể được sử dụng tại các khu vực như Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và biên giới Trung-Ấn đang tranh chấp.

Mối đe dọa không chỉ giới hạn ở việc sử dụng vũ khí vi sóng. Báo cáo viết, mô hình phát triển tấn công hệ thần kinh mới của [Trung Quốc] bao gồm việc sử dụng các giao diện người-máy được phân phối ồ ạt, nhằm kiểm soát toàn bộ dân số và một loạt vũ khí được thiết kế nhằm gây thiệt hại về nhận thức.

Nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng vũ khí chiến tranh tấn công não người trong thời gian ngắn, và có thể được sử dụng trong cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc vào Đài Loan. Các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ cho rằng đây có thể là mục tiêu cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong tương lai.

Báo cáo cũng cho biết, bất kỳ bước đột phá nào trong nghiên cứu này sẽ mang lại cho ĐCSTQ những công cụ chưa từng có, để áp đặt một trật tự thế giới mới. Đây là mục tiêu cả đời của ông Tập Cận Bình.

Về mặt quân sự, chiến tranh tấn công não người có thể được sử dụng trong chiến lược quân sự “chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Lầu Năm Góc nói.

Báo cáo nêu rõ, giả dụ (ít nhất một phần) quân đội đã tiêm chủng được gửi đến một khu vực, để chuẩn bị mặt bằng và loại bỏ các điểm kháng cự. Nhưng trước khi họ tiến vào, nơi này đã thả một chủng vi khuẩn được vũ khí hóa.

Những nguồn kháng cự còn lại đều được giải quyết thông qua vũ khí tấn công hệ thần kinh của Trung Quốc. Điều này sẽ gieo rắc nỗi sợ hãi tột độ. Những kiểu gây nhận thức bất ổn khác cũng có thể khiến đối thủ không thể hành động.

Một kịch bản như vậy sẽ cho phép quân đội Trung Quốc thiết lập quyền kiểm soát tuyệt đối đối với một quốc gia như Đài Loan, đồng thời làm suy yếu bất kỳ lựa chọn chiến lược nào để Hoa Kỳ có thể can thiệp và gửi quân đến hỗ trợ Đài Loan.

Quân đội Trung Quốc có thể làm xói mòn ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ không có biện pháp khắc phục ngắn hạn.

Báo cáo nhận định kịch bản này dựa trên những gì đã biết về các chương trình nghiên cứu hiện có của ĐCSTQ, và các mục tiêu chiến lược đã nêu của các chương trình đó.

Báo cáo cũng cho biết, Bộ Thương mại đã đưa Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc vào danh sách đen về các công ty bị cấm mua hàng hóa của Hoa Kỳ. Bởi học viện này đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển khả năng chiến tranh não bộ.

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) có khả năng là lực lượng chính chịu trách nhiệm cho cuộc chiến tấn công não của ĐCSTQ.

Cảnh giác với chiến lược “3 cuộc chiến” của ĐCSTQ

Năm 2014, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi 3 kiểu chiến tranh, gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý. Lực lượng đặc nhiệm hải quân là những người đi đầu trong chiến lược “3 cuộc chiến”  của ĐCSTQ sử dụng vũ khí phi động lực trong chiến tranh.

Báo cáo viết, các khả năng tấn công hệ thần kinh bổ sung có thể làm suy yếu, gây nhầm lẫn, thậm chí kiểm soát nhận thức của đối phương ở cấp độ dân sự. Vì vậy Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược sẽ đại diện cho sự leo thang theo cấp số nhân của hành vi xâm lược của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các tác giả của báo cáo cảnh báo rằng các hoạt động “3 cuộc chiến” chống lại Đài Loan, Hồng Kông, Biển Đông và biên giới Trung-Ấn đang được tiến hành, và nguy cơ sử dụng chiến tranh tấn công não người mới đang gia tăng.

Báo cáo cho biết, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) hiện đóng vai trò là cấu trúc thượng tầng, vượt trên nền tảng đang phát triển và ngày càng tích cực của các tài sản quân sự Trung Quốc (trên bộ, trên biển, trên không, mạng Internet và không gian) tại nhiều khu vực ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời cũng đóng vai trò là nền tảng cho việc triển khai chính các vũ khí tấn công hệ thần kinh mới.

Để chống lại khả năng chiến tranh tấn công não người, báo cáo kêu gọi quân đội Hoa Kỳ trước tiên hãy tiết lộ mối đe dọa của vũ khí tấn công thần kinh, cũng như kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế và biện pháp khắc phục chính sách, như đánh giá đạo đức về khoa học thần kinh và nghiên cứu khoa học nhận thức.

Hoa Kỳ nên chủ động phá vỡ chuỗi cung ứng quan trọng của các tổ chức hoặc công ty cụ thể tham gia vào nghiên cứu chiến tranh tấn công não người.

Năng lực mạng Internet cũng nên được sử dụng để nhắm mục tiêu và phá vỡ các chương trình tấn công hệ thần kinh của Trung Quốc, đồng thời tăng cường trừng phạt đối với tất cả các chương trình dân sự và quân sự của Trung Quốc liên quan đến chiến tranh tấn công não người.

Báo cáo cho biết mục tiêu của các nỗ lực chống chiến tranh tấn công não người là ngăn chặn giới lãnh đạo Trung Quốc triển khai các công nghệ mới. Hơn nữa, Trung Quốc hiện không có cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết để thực hiện chương trình tấn công hệ thần kinh, điều này cũng tạo cơ hội cho Hoa Kỳ và đồng minh.