BBC tiết lộ về trại cưỡng bức lao động khổng lồ tại Tân Cương
- Huệ Anh
- •
Kể từ sau khi hệ thống trại cưỡng bức lao động của Trung Quốc ở Tân Cương bị phơi bày, quan điểm của cơ quan chức năng Trung Quốc từ mạnh mẽ phủ nhận chuyển thành biểu dương ủng hộ, xây dựng luật quản lý để hợp pháp hóa các trại cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, giới truyền thông của Anh quan sát phát hiện bố trí tinh vi của nhà cầm quyền không thể che giấu nội tình đen tối trong các trại lao động này.
Tội ác không thể che giấu
Cách đây vài ngày, Đài Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng một đoạn phim dài 15 phút giới thiệu một trung tâm giáo dục và đào tạo nghề tại địa phương. Nội dung phim quay cảnh các phòng học sạch sẽ, điều kiện sống ký túc xá rất tốt và các học viên bày tỏ cảm kích. Tuy nhiên, bộ phim tuyên truyền không đề cập đến việc học viên được chọn vào “trường học” như thế nào, và “khóa học” kéo dài bao lâu.
Nhật báo The Guardian của Anh chỉ ra, bố trí tinh vi của các nhà chức trách Cộng sản Trung Quốc vẫn không thể giấu được bản chất của việc bắt giữ cưỡng chế tại cơ sở này. Có thể nhận thấy qua hình ảnh chương trình của CCTV, xung quanh lớp học được bố trí nhiều camera để theo dõi mọi động thái trong lớp học. Nhà nghiên cứu Shawn Zhang thông qua hình ảnh vệ tinh cho biết, chương trình của CCTV được quay ở bên trại lao động Hòa Điền (Hetian) không có hàng rào dây thép gai, nhưng thực tế nơi này có lô cốt canh gác.
Hãng tin BBC của Anh cũng chỉ ra, đoạn phim của chính quyền đã phơi bày một số manh mối, ví dụ khi nghe người trả lời phỏng vấn cứ như đang thú tội: “Tôi hiểu rõ những sai lầm của tôi”, một học viên nam khác thề “Sau khi trở về, tôi sẽ là một công dân tốt”…
Phóng viên BBC đến trực tiếp tìm hiểu và bị cảnh sát ngăn chặn
Xưa nay nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc luôn phủ nhận những cáo buộc liên quan của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, sau khi phóng viên BBC đến trực tiếp tìm hiểu đã phát hiện thêm nhiều vấn đề về các trại lao động ở Tân Cương.
Ngày 24/10, BBC đã công bố bài viết chuyên sâu “Doanh trại bị Trung Quốc che giấu”, bài viết cung cấp hình ảnh vệ tinh một vùng mà ở thời điểm ngày 12/7/2015 chỉ là một nơi vắng vẻ, đến 22/4/2018 đã có một khu nhà khổng lồ với tường rào bao quanh bên ngoài dài đến 2 kilomet và có 16 tháp canh gác. Đến tháng Mười năm nay, trại lao động này đã tăng hơn gấp đôi diện tích khu bên trong, và không chỉ khu vực ban đầu nằm bên trong bức tường đã được bao phủ đầy các tòa nhà, thậm chí là khu doanh trại đã mở lớn hơn và bao phủ đầy các dãy nhà.
Khu kiến trúc trên là một trại lao động bên ngoài thị trấn Đạt Bản Thành (Dabancheng) ở Tân Cương. Cách đây vài ngày phóng viên BBC đã ghé thăm, để tránh bị cảnh sát đeo bám, phóng viên BBC đã đặc biệt chọn thời điểm đến Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) vào tờ mờ sáng, sau đó di chuyển đến Đạt Bản Thành. Tuy nhiên, khi phóng viên đến Đạt Bản Thành đã lập tức xuất hiện ít nhất 5 chiếc xe chở cảnh sát mang đồng phục và thường phục bám theo.
Bài viết cho biết, vùng trên bản đồ vệ tinh ban đầu cho thấy là vùng hoang vu nhưng hiện không còn là khu đất trống. Có một dãy các tòa nhà khổng lồ mọc lên, giống như một thành phố nhỏ mọc lên giữa sa mạc. Những khu kiến trúc màu xám khổng lồ hàng nối hàng, các tòa nhà có chiều cao khoảng 4 tầng.
Phóng viên BBC định chụp ảnh các tòa nhà nhưng đã bị cảnh sát ngăn chặn, yêu cầu họ tắt máy ảnh và rời đi. Tuy nhiên, phát hiện của phóng viên cũng đã đủ để chứng minh rằng vùng này đang có rất nhiều hoạt động diễn ra, nhưng thế giới bên ngoài không hay biết.
Xưa nay nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc luôn phủ nhận việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, còn gọi bằng ngôn từ đẹp đẽ là “giáo dục”. Nhưng phóng viên BBC chỉ ra rằng, ở mọi khía cạnh, khu tòa nhà khổng lồ này không phù hợp định nghĩa của trường học thông thường. Ở Tân Cương, cái gọi là “đi học” đã có ý nghĩa khác.
Nhà tù lớn nhất thế giới
Một số tài liệu đấu thầu do chính phủ Trung Quốc ban hành cũng đã trở thành bằng chứng thuyết phục về trại lao động ở Tân Cương. Adrian Zenz, chuyên gia chính sách về dân tộc thiểu số ở Đức, đã phát hiện tài liệu mời thầu của chính quyền địa phương trên internet, theo đó nhà cầm quyền cho mời các nhà thầu và nhà cung cấp tiềm năng đấu thầu xây dựng hàng chục tòa nhà nằm rải rác ở một số vùng tại Tân Cương.
Nhiều tài liệu đấu thầu cho thấy rằng quá trình xây dựng các tòa nhà được yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, bao gồm được trang bị các đài theo dõi, hàng dây thép gai, thiết bị giám sát và phòng bảo vệ. Qua đối chiếu các nguồn tài liệu, Adrian Zenz ước tính có ít nhất hàng chục ngàn hoặc thậm chí hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam tại các trại lao động.
Một phân tích của công ty xây dựng Guymer Bailey Architects (GBA) có trụ sở tại Úc, là công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết kế nhà tù đã chỉ ra, chỉ một trại lao động có thể chứa 130.000 người.
BBC giao hình ảnh vệ tinh một cơ sở ở Đạt Bản Thành cho GBA để phân tích. Đánh giá cho thấy, cứ tính mỗi người sống trong một căn phòng đơn thì khu vực này giam giữ ít nhất 11.000 người. Mặc dù vậy, quy mô này đã vượt qua nhiều nhà tù lớn nhất thế giới. Số người bị giam giữ trong nhà tù lớn nhất ở Mỹ nằm trên đảo Riker ở thành phố New York cũng chỉ 10.000 người. Nhà tù lớn nhất ở châu Âu là nhà tù Silivri ở vùng ngoại ô Istanbul, được thiết kế để chứa 11.000 người.
Theo phân tích của GBA, nếu cơ sở ở Đạt Bản Thành không xây dựng những phòng đơn mà phòng cho nhiều người thì số người bị giam giữ sẽ tăng lên rất nhiều, có thể cao tới 130.000 người.
Raphael Sperry – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư, Nhà thiết kế, Người lập kế hoạch Vì Trách nhiệm xã hội, (Architects/Designers/Planners for Social Responsibility, ADPSR) sau khi quan sát hình ảnh vệ tinh đã nói, “Đây chắc chắn là cơ sở giam cầm khổng lồ”, “Tôi nghĩ rằng suy tính 11.000 người vẫn còn thấp… Theo thông tin hiện nay có được, chúng tôi không thể nhận rõ được bên trong bố trí như thế nào, hoặc khu vực nào của vùng kiến trúc này được sử dụng để giam giữ. Dù vậy, điều đáng tiếc là ước tính 130.000 người là rất có khả năng.”
Công ty truyền hình vệ tinh GMV được nhiều hãng truyền thông ủy thác phân tích về trại lao động ở Tân Cương. Qua hình ảnh vệ tinh, sau khi phân tích đối với đài quan sát và hàng rào dây thép gai, GMV thấy rằng ở Tân Cương có ít nhất 44 địa điểm nhiều khả năng là trại cưỡng bức lao động. Mặc dù GMV không thể để xác định chính xác phạm vi sử dụng của các địa điểm này, nhưng có phát hiện rõ ràng trong vài năm qua chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh nghiêm ngặt trong các công trình xây dựng ở Tân Cương đang mọc lên với tốc độ chóng mặt, và việc xây dựng gần đây đang phát triển mạnh mẽ hơn. So với năm 2017, số cơ sở xây dựng mới trong năm nay đã giảm thiểu, nhưng xét về tổng diện tích xây dựng thì năm nay lớn hơn năm ngoái.
Theo đánh giá GMV, từ sau năm 2003, diện tích trại cưỡng bức lao động ở Tân Cương đã mở rộng ít nhất 440 héc-ta. Thông tin chỉ ra, 440 héc-ta là một con số rất lớn, có thể tưởng tượng diện tích nhà tù tháp đôi facility (Twin Towers Correctional Facility) ở Los Angeles chỉ có 14 héc-ta nhưng bên trong đã giam giữ 7.000 người.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Tân Cương lao động cưỡng bức bức hại nhân quyền