“Báo cáo năm 2020 về sức mạnh quân sự Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố đã phơi bày toàn diện sự phát triển quân sự và tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ năm 2019. Báo cáo tiết lộ quá trình hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ đã triệt để tận dụng chiến lược kết hợp quân sự – dân sự, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước và tận dụng công nghệ cùng thành quả nghiên cứu phát triển của “công ty tư nhân” phục vụ cho quân sự, đồng thời thu về công nghệ tiên tiến của phương Tây bằng cách cưỡng ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

1005042228151012
Ngày 1/9 Lầu Năm Góc đã ban hành “Báo cáo năm 2020 về sức mạnh quân sự  của ĐCSTQ” (Ảnh: Không quân Hoa Kỳ).

Ngày 1/9, Lầu Năm Góc đã ban hành “Báo cáo năm 2020 về sức mạnh quân sự ĐCSTQ”. Báo cáo dài 200 trang với nội dung bao gồm chiến lược tổng thể, mục tiêu, nhiệm vụ và khả năng của quân đội ĐCSTQ. Báo cáo phân tích bố cục toàn cầu sức mạnh quân sự của ĐCSTQ và tình hình phát triển của tài nguyên công nghệ cho nhu cầu hiện đại hóa.

Theo báo cáo, ĐCSTQ vẫn dựa vào nhập khẩu thiết bị, công nghệ và kiến ​​thức nước ngoài để thu hẹp một số khoảng cách chủ chốt. Bài này chủ yếu tập trung vào chiến lược hợp nhất doanh nghiệp quân sự-dân sự của ĐCSTQ, dùng các công ty tư nhân Trung Quốc giúp ĐCSTQ xây dựng sức mạnh quân sự và trở thành doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ. 

Chi tiêu quân sự, kết hợp quân sự – dân sự để tiếp thu công nghệ

Để đạt được mục tiêu, trước tiên, ĐCSTQ đã tăng cường đầu tư vào chi tiêu quân sự. Theo báo cáo, đầu năm 2019, ĐCSTQ tuyên bố tăng ngân sách quân sự hàng năm lên 6,2% thành 174 tỷ USD (đô la Mỹ), chiếm xấp xỉ 1,3% GDP, trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Báo cáo cũng đặc biệt chỉ ra ngân sách quân sự của ĐCSTQ đã lược bớt vài hạng mục chi tiêu chính, bao gồm R&D (nghiên cứu và phát triển) và mua sắm vũ khí nước ngoài. Thực tế các khoản chi liên quan đến quân sự của ĐCSTQ trong năm 2019 có thể vượt quá 200 tỷ USD, cao hơn nhiều so với ngân sách dự toán.

Nhưng do ĐCSTQ không minh bạch về tài chính nên rất khó tính toán được thực tế các khoản chi tiêu. Từ góc độ R&D, ĐCSTQ đã điều chỉnh các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt chú trọng phát triển kết hợp quân-dân sự.

Báo cáo của Lầu Năm Góc chỉ ra năm 2016, Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã thành lập Ủy ban Khoa học và Công nghệ, là một cơ quan nghiên cứu quốc phòng cấp cao độc lập trực thuộc Quân ủy Trung ương. Ủy ban Khoa học và Công nghệ tổ chức và hướng dẫn việc đổi mới công nghệ mũi nhọn, tìm cách nâng cao phát triển công nghệ quân sự, tận dụng nguồn lực công nghệ dân sự và quân sự để hiện đại hóa quân đội ĐCSTQ.

Chiến lược phát triển kết hợp quân sự – dân sự của là một phần quan trọng trong cải cách khu vực quốc phòng. ĐCSTQ nhấn mạnh việc tích hợp đổi mới của khu vực tư nhân vào nền tảng công nghiệp quốc phòng. Năm 2017 với việc thành lập Ủy ban phát triển tích hợp quân-dân trung ương (trực thuộc của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ) thì trách nhiệm về hội nhập quân-dân đã được tập trung hóa.

Những tổ chức quan trọng trong quyết sách và tài trợ khoa học – công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, đổi mới khoa học, tích hợp công nghiệp quân sự-dân dụng trên khắp Trung Quốc là Quỹ Khoa học Quốc gia (NSFC), Viện Hàn lâm Khoa học (CAS) và Bộ Khoa học và Công nghệ của ĐCSTQ.

 

Thúc đẩy “nhà vô địch AI” phục vụ cho quân sự

Trong cải cách quốc phòng của ĐCSTQ thì chiến lược phát triển kết hợp quân sự – dân sự là một phần quan trọng. Theo báo cáo, trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, ĐCSTQ đã tổ chức lại trên quy mô lớn nhằm cải thiện hoạt động R&D, mua lại, thử nghiệm, đánh giá và sản xuất các hệ thống vũ khí. Các lĩnh vực chính bao gồm động cơ hàng không (gồm công nghệ động cơ phản lực cánh quạt, tuabin khí); thông tin liên lạc và điện toán lượng tử, sáng tạo sản phẩm và phần mềm điện tử; tự động hóa và robot; vật liệu và ứng dụng đặc biệt; công nghệ nano, khoa học thần kinh, nghiên cứu thần kinh và trí tuệ nhân tạo (AI); thăm dò vũ trụ và hệ thống bảo trì và dịch vụ trên quỹ đạo. ĐCSTQ cũng đang ứng dụng rộng rãi về công nghệ tổng hợp hạt nhân, vũ khí siêu thanh, tăng cường mở rộng các nguồn lực như chòm sao vệ tinh đa chức năng.

Nhưng báo cáo nhấn mạnh ĐCSTQ chú trọng AI là thiết yếu cho các lực lượng quân sự và công nghiệp trong tương lai. ĐCSTQ đang phấn đấu trong toàn xã hội để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI, bao gồm việc chỉ định một số công ty AI Trung Quốc thuộc sở hữu tư nhân là “vô địch AI” để tập trung R&D cả về dân sự và quân sự.

Báo cáo đề cập các công ty tư nhân của Trung Quốc mà dẫn đầu như Internet Baidu, Alibaba và Tencent, cũng như các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và ZTE Telecom, đang bằng cách thành lập các trung tâm sáng tạo và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ để thúc đẩy phát triển các công nghệ mới nổi như nhận dạng khuôn mặt và 5G, cạnh tranh xây dựng các thế hệ mạng internet tiếp theo. Năm 2017, ĐCSTQ đã chỉ định Alibaba, Baidu, iFLYTEK và Tencent là “nhà vô địch AI”, và năm 2018 có thêm SenseTime. Năm 2019 đã thêm 10 công ty mới vào danh sách “vô địch AI”, bao gồm Huawei, Hikvision, Megvii Technology và Yitu Technology. Tháng 11/2017, công ty khởi nghiệp Yitu Technology của Trung Quốc đã giành chiến thắng trong một cuộc thi do Chính phủ Mỹ tài trợ liên quan đến công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Trung Quốc là thị trường công nghệ giám sát video lớn nhất thế giới.

“Luật Tình báo Quốc gia 2017” yêu cầu các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE phải hỗ trợ và hợp tác với hoạt động tình báo quốc gia của ĐCSTQ, bất kể họ hoạt động ở đâu.

Năm 2019, ĐCSTQ có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái được trang bị AI để tuần tra Biển Đông và củng cố các tuyên bố lãnh thổ của mình.

 

Tài trợ “nhà vô địch AI” để giúp phát triển quân sự

Ngoài phát triển doanh nghiệp AI tư nhân trong lĩnh vực AI để phục vụ quân đội, ĐCSTQ cũng có chính sách tương tự trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc theo truyền thống do quân đội quản lý đang được nhanh chóng mở rộng nhưng hướng nhiều hơn đến việc quản lý phi tập trung và đa dạng hóa nhằm tăng cường cạnh tranh, điều này dẫn đến phức tạp hóa cấu trúc của quân đội, chính trị, công nghiệp quốc phòng và lĩnh vực thương mại. ĐCSTQ đã phát triển phương tiện vận tải hàng không vũ trụ “phản ứng nhanh” (SLV) để tăng sức hấp dẫn với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh nhỏ thương mại, đồng thời đẩy mạnh xây dựng lại khả năng không gian quỹ đạo Trái Đất tầng thấp (Low Earth orbit); các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp của ĐCSTQ cung cấp các dịch vụ viễn thám, phóng và liên lạc.

ĐCSTQ đang thúc đẩy ngành hàng không nội địa thông qua hai công ty hàng không quốc doanh lớn là Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và Tổng công ty Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC). Ngành công nghiệp hàng không thiết kế và sản xuất máy bay quân sự của Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu J-20 thế hệ thứ 5, máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 và trong tương lai là máy bay ném bom tàng hình H-20. COMAC sản xuất máy bay chở khách cỡ lớn và được xác định nhằm cạnh tranh trên thị trường máy bay chở khách thương mại. COMAC đang sản xuất máy bay đường nhánh ARJ21, tiến hành bay thử nghiệm máy bay chở khách C919, hợp tác với Nga để phát triển máy bay chở khách thân rộng CR929.

ĐCSTQ cũng nỗ lực hỗ trợ cho “nhà vô địch” là doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy chiếm lĩnh thị trường trong một loạt các lĩnh vực kỹ thuật nhằm hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ. Kế hoạch chú trọng làm chủ các công nghệ tiên tiến phục vụ các mục tiêu hiện đại hóa quân đội.

ĐCSTQ đã sử dụng nhiều nguồn lực để tài trợ cho nghiên cứu và trợ cấp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chiến lược; đồng thời gây áp lực lên các công ty tư nhân, trường đại học và chính quyền tỉnh nhằm hợp tác với quân đội phát triển công nghệ tiên tiến. ĐCSTQ vẫn dựa vào một số loại công nghệ nước ngoài, nhưng cũng đã có được công nghệ nước ngoài từ việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức các công ty nước ngoài trên quy mô lớn.

ĐCSTQ đang tìm kiếm nhiều khả năng quân sự tiên tiến có tiềm năng hủy diệt, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, súng điện từ, vũ khí năng lượng định hướng. Về công nghệ mũi nhọn, ĐCSTQ nỗ lực trợ giúp “nhà vô địch” nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, từ đó trực tiếp hỗ trợ cho việc hiện đại hóa quân đội ĐCSTQ và nghiêm túc tham gia các hoạt động quân sự. Điều này khiến Lầu Năm Góc phải cảnh giác và lo lắng.

 

Các biện pháp đối phó của Chính quyền Trump

Với việc ĐCSTQ sử dụng chiến lược kết hợp quân sự – dân sự, tiếp thu công nghệ của Mỹ một cách không chính đáng, chính quyền Trump đã cảnh giác và đưa ra nhiều biện pháp đối phó.

Vào tháng 9 năm ngoái, tờ Nhật báo phố Wall (WSJ) dẫn lời giới chức Mỹ và một báo cáo mới cho thấy trong kế hoạch tăng cường sức mạnh quân đội, ĐCSTQ ngày càng tận dụng các công ty tư nhân Trung Quốc để mua công nghệ nước ngoài, điều này khiến Washington phải gấp rút thay đổi chính sách an ninh quốc gia của Mỹ.

Báo cáo chỉ ra, ĐCSTQ đang thúc đẩy các công ty tư nhân Trung Quốc giành các gói thầu hợp đồng quốc phòng, xem đây như một phần của kế hoạch “kết hợp quân-dân sự”, nhằm thúc đẩy nâng cấp ngành công nghiệp vũ khí của ĐCSTQ. Vì trước đó một thời gian dài lĩnh vực này kém hiệu quả do bị chi phối bởi số ít nhà thầu quốc doanh và các cơ quan nghiên cứu.

Ngày 28/4 năm nay, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành các hạn chế mới đối với xuất khẩu quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn ĐCSTQ lợi dụng các kênh thương mại dân sự mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn và các công nghệ tiên tiến khác của Mỹ, sau đó chuyển đổi chúng sang sử dụng cho quân sự. Bộ Thương mại Mỹ cũng đã hủy bỏ việc miễn giấy phép xuất khẩu đối với việc bán một số công nghệ của Mỹ cho các đơn vị phi quân sự của Trung Quốc.

Ngày 17/8 năm nay Bộ Thương mại đã thông báo sẽ áp đặt thêm các hạn chế đối với Huawei để cắt các kênh thương mại cung cấp chip cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ cũng thông báo rằng 38 thực thể Huawei đặt tại 21 quốc gia đã được đưa vào danh sách các thực thể kiểm soát xuất khẩu (còn được gọi là danh sách đen).

Danh sách đầu tiên được Lầu Năm Góc công bố vào ngày 20/6, chỉ định 20 công ty Trung Quốc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, hầu hết các công ty này là công ty nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm hàng không, truyền thông, điện hạt nhân, tàu thủy. Trong 20 công ty Trung Quốc này, ngoài Huawei và Hikvision thì còn có Tập đoàn Truyền thông Di động Trung Quốc (China Mobile), Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecommunications), và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).

Ngày 28/8, Lầu Năm Góc đã chỉ định thêm 11 công ty khác của Trung Quốc nằm trong kế hoạch chế tài tiếp theo, những công ty này do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, trong danh sách này có Tập đoàn Sinochem và gã khổng lồ xây dựng truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction).

Ngô Hinh / Epoch Times

Xem thêm: