Bộ trưởng Mattis bỏ lại điện thoại, máy tính sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc
- Huệ Anh
- •
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày. Truyền thông Mỹ đưa tin, khi ông Mattis rời khỏi Trung Quốc, ông đã yêu cầu 10 phóng viên trong đoàn tháp tùng đem các thiết bị điện tử sử sử dụng và cài đặt Wifi ở Trung Quốc, trong đó có điện thoại, máy tính xách tay bỏ lại toàn bộ và không được phép mang lên máy bay để đề phòng hacker Trung Quốc thông qua các thiết bị này để giám sát và khống chế máy bay chỉ huy hạt nhân.
Hôm 4/7, Nhà báo Bill Gertz đăng một bài viết trên The Washington Times cho biết, trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng 6 vừa qua, đoàn đại biểu Mỹ đã có biện pháp chống phòng chống giám sát theo dõi. Trước khi lên máy bay, ông Mattis cùng 10 người đi cùng đều không mang theo bất cứ điện thoại, máy tính xách tay và thiết bị điện tử nào đã được sử dụng tại Trung Quốc.
Bởi vì quan chức an ninh Mỹ lo lắng, công nghệ gián điệp điện tử của Trung Quốc có thể thông qua mạng Wifi để trực tiếp cài đặt virus và phần mềm độc hại vào điện thoại và máy tính, từ đó có thể kiểm soát từ xa chiếc Máy bay chỉ huy trên không E-4B của Không quân Mỹ.
Máy bay mà đoàn đại biểu của Mỹ ngồi là chiếc máy bay chỉ huy trung tâm hạt nhân được quân sự hóa, được cải trang từ chiếc Boing 747. Chiếc máy bay này thuộc một trong những thiết bị quân sự tương đối nhạy cảm của quân đội Mỹ, hiện tại Mỹ chỉ có 4 chiếc máy bay như thế này. Nó được dùng trong lúc có nguy cơ chiến tranh hạt nhân hoặc xảy ra xung đột thì sẽ tiến hành liên lạc chỉ huy hạt nhân và hệ thống kiểm soát của quân đội. Có lẽ phía Mỹ lo lắng Trung Quốc sẽ lợi dụng gián điệp điện tử để ngăn chặn các chỉ thị liên quan đến hạt nhân.
Theo bản tin, hacker Trung Quốc lợi dụng một loại thiết bị gián điệp điện tử để xâm nhập vào chìa khóa điện tử phòng khách sạn. Bản tin nói, quan chức an ninh đi cùng ông Mattis đến Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả những người đã ký nhận thẻ khóa điện tử phòng khách sạn ở Bắc Kinh, trước khi rời đi cần phải để lại những thẻ khóa phòng này ở Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, những máy tính xách tay mà phóng viên các kênh truyền thông Mỹ như New York Time mang đến Trung Quốc đều bị yêu cầu phải để lại ở Trung Quốc, hoặc giao lại cho đồng sự tại chi nhánh khác. “Còn có người chuẩn bị 2 chiếc máy tính xách tay, một chiếc chuyên dùng ở Trung Quốc trong thời gian chuyến thăm, một chiếc khác để sử dụng khi ở ngoài Trung Quốc.”
Trước đó, sau quan khi chức Australia kết thúc chuyến thăm Trung Quốc cũng bỏ lại điện thoại và máy tính. Theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin tháng 6/2012, điện thoại và máy tính của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith đã bị “xâm nhập” trong chuyến thăm Trung Quốc lần trước của ông, do đó, trước chuyến thăm lần này, ông và thành viên đoàn tháp tùng đều được thông báo rằng để lại điện thoại và máy tính tại Hồng Kông trước khi vào Trung Quốc Đại lục.
Mấy năm gần đây Mỹ phải đối mặt với đe dọa cực lớn từ các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, cũng đã khởi tố nhiều người Hoa tại Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc, đồng thời coi hành vi đe dọa của hacker Trung Quốc là “hành vi chiến tranh”. Mỹ không chỉ chỉ trích chính quyền Trung Quốc không những thông qua hacker để đánh cắp bí mật doanh nghiệp Mỹ mà còn đánh cắp cả bí mật quân sự của Mỹ.
Theo Ngọn đèn tự do Washington (The Washington Free Beacon) đăng một bài viết của tác giả Bill Gertz ngày 11/7/2011 cho biết, gián điệp mạng của Trung Quốc tại Mỹ có hơn 25 nghìn nhân viên tình báo và hơn 15 nghìn nhân viên tình báo được chiêu mộ, từ năm 2012 họ đã đẩy mạnh các hoạt động gián điệp tại Mỹ.
Gần đây The Washington Free Beacon cũng đưa tin và dẫn một văn kiện công khai của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết, ngoài việc nói đến sự xâm nhập của Viện Khổng Tử tại Mỹ, còn nhắc đến mạng xã hội “Weixin” (hay Wechat), theo đó, Weixin được sử dụng để chính phủ Trung Quốc tiến hành các hoạt động gián điệp.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa gián điệp Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ