Các tiểu bang làm thế nào để chống lại chính sách của ông Biden?
- Robert G. Natelson
- •
Bài viết của ông Robert G. Natelson, một học giả hiến pháp nổi tiếng, trước khi nghỉ hưu ông là giáo sư giảng dạy về hiến pháp. Hiện ông là nghiên cứu viên cao cấp về Hiến pháp học tại Viện Độc lập (Independence Institute) ở Denver. Ông cũng là thành viên của Ủy ban Giao lưu lập pháp Mỹ (ALEC), và có thời gian dài cung cấp các kiến nghị cho các nhà lập pháp tiểu bang về các vấn đề chế độ liên bang. Ông là tác giả của “Hiến pháp gốc: Thực tế nó đã nói lên điều gì và ý nghĩa là gì” (The Original Constitution: What It Actually Said and Meant, ấn bản thứ 3 năm 2014).
Chính quyền ông Biden vừa mới nhậm chức đã có hành vi vượt quyền ngay trong ngày đầu tiên. Việc này cũng có chỗ tương đồng với khi mỗi một tổng thống Đảng Dân chủ thời cận đại lên nắm quyền và Đảng Dân chủ chiếm đa số trong Quốc hội. Chỉ cần cho họ thắng lợi bầu cử mong manh nhất, họ sẽ nóng lòng nhúng tay vào vấn đề ở các tiểu bang.
Quan chức tại các tiểu bang của Đảng Cộng hòa đang thảo luận làm thế nào để đối phó với việc này, giống như những gì họ đã làm thời kỳ Clinton và Obama: Sử dụng quyền lực tiểu bang để đối kháng.
Phương thức mà các tiểu bang đối kháng với chính quyền liên bang gọi là “can thiệp” (interposition). Tổng thống thứ 4 của Mỹ, người cha của hiến pháp, ông James Madison đầu tiên đã ứng dụng thuật ngữ này vào hiến pháp tiểu bang đối với việc xét duyệt quyền của liên bang. Phương pháp “can thiệp” này còn được xây dựng trong hệ thống hiến pháp của Mỹ.
Tôi đã có gần 30 năm cung cấp kiến nghị liên quan đến “can thiệp” cho quan chức chính quyền tiểu bang. Năm 2016, tôi đã có một bài luận văn phát biểu tại Viện Heartland (Heartland Institute) để thảo luận về vấn đề này. Bài viết này tổng kết một số kết luận từ bài luận văn đó, và bổ sung một số quan sát nữa.
Phương pháp “can thiệp” bao hàm con đường hiến pháp từ rất yếu cho đến mạnh nhất, có một số phương pháp có chỗ trùng lặp, quan chức tiểu bang có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào trong đó hoặc toàn bộ phương pháp. Tuy nhiên, có một số hình thức không phải là luôn luôn có hiệu quả, có một số có hiệu quả ngược.
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là thông qua nghị quyết lập pháp tiểu bang, lên án chính quyền liên bang có hành vi vượt quyền ở một số phương diện. Trong thời kỳ ông Clinton chấp chính, cơ quan lập pháp vài tiểu bang đã thông qua “Nghị quyết Tu chính án thứ 10”. Năm 1994, nghị quyết đầu tiên của tiểu bang Colorado thông qua bao gồm những văn tự dưới đây:
“Giải quyết theo luật pháp … tiểu bang Colorado căn cứ vào Tu chính án thứ 10 của Hiến pháp Mỹ, tuyên bố chủ quyền của tiểu bang vượt quá tất cả quyền lực mà chưa được Hiến pháp Mỹ liệt kê và trao cho chính quyền liên bang.”
“Nghị quyết này được coi như là Thông báo và Yêu cầu đối với chính quyền liên bang, với tư cách là đại diện của chúng tôi, được chỉ thị dưới đây, cần ngừng và chấm dứt bất cứ quyền lực nào vượt quá phạm vi trao quyền của hiến pháp, chỉ thị này lập tức có hiệu lực.”
Loại “Thông báo và Yêu cầu này” không có lực uy hiếp, quan chức liên bang không tuân theo.
Có lúc thậm chí quan chức chính quyền tiểu bang cũng phớt lờ nghị quyết lập pháp. Năm 2011, nghị viện tiểu bang Montana nhất trí thông qua một nghị quyết phản đối “Luật thân phận chân thực” (Real ID program). Cơ quan hành chính tiểu bang Montana tiếp tục thúc đẩy kế hoạch này, cơ quan lập pháp cuối cùng đã nhượng bộ.
Tôi tin rằng thời kỳ chỉ thông qua nghị quyết đã sớm trở thành quá khứ, giá trị giáo dục mà họ có cũng cần thể hiện trong những biện pháp có hiệu quả hơn.
Vận động hành lang quốc hội
Nghị quyết lập pháp tiểu bang gửi công hàm quốc hội về vấn đề hệ thống liên bang là một hình thức vận động hành lang, nhưng về cơ bản quốc hội sẽ ném nghị quyết như thế này vào sọt giấy vụn.
Năm 1995, Thống đốc tiểu bang Michigan John Engler dùng phương thức vận động hành lang cá nhân hóa. Ông tham gia vào các đoàn vận động hành lang quốc hội, thúc đẩy một dự luật ngăn chặn lệnh hành pháp liên bang, ông đã giành được một số thành công. Nhưng đó là chuyện của 26 năm trước, khi đó Đảng Cộng hòa là đảng đa số tại quốc hội, đang nóng lòng giảm chi tiêu liên bang quá mức.
Tôi không cho rằng công tác vận động hành lang của tiểu bang hiện nay có giá trị lớn, có lẽ chỉ có tác dụng tại phương diện hòa hoãn các lập pháp tệ hại mà dù thế nào cũng sẽ được thông qua.
Thách thức tư pháp
Mấy năm qua, các tiểu bang nhiều lần khởi kiện chính quyền liên bang. Thắng lợi lớn nhất có thể là, thuyết phục Tối cao Pháp viện với số phiếu 7 – 2 để phủ quyết sắc lệnh hành chính về kế hoạch cải cách y tế của ông Obama (Obamacare) yêu cầu tất cả các tiểu bang mở rộng trợ cấp y tế.
Thách thức tư pháp trải qua cân nhắc kỹ lưỡng thường đáng để bỏ ra thời gian và chi phí. Tuy nhiên, có rất ít thắng lợi như thế này, hơn nữa phạm vi thường rất hẹp.
Tố tụng có thể rất hao phí thời gian. Tối cao Pháp viện ủng hộ phần còn lại của cải cách y tế của ông Obama, chỉ là vì nó có được sự ủng hộ của thu nhập từ thuế nhằm mục đích buộc công dân mua bảo hiểm y tế mà chính phủ phê chuẩn. Nhưng 4 năm trước Quốc hội đã hủy bỏ khoản “thu nhập từ thuế” này, theo logic của Tối cao Pháp viện, cải cách y tế của ông Obama nên sụp đổ rồi. Nhưng tố tụng vẫn tiếp tục, chính phủ liên bang tiếp tục áp đặt cải cách y tế của ông Obama – nâng cao chi phí, lây lan chứng xơ cứng động mạch đến toàn bộ hệ thống y tế, đồng thời tước đoạt tự do bảo hiểm y tế của các tiểu bang và gia đình.
Phối hợp giữa các tiểu bang
Phối hợp giữa các tiểu bang đã có từ lâu, trải qua khảo nghiệm thời gian dài, hơn nữa là điều chân thực: Hội nghị thuộc địa của Mỹ lần đầu tiên được tổ chức năm 1677, lần hội nghị giữa các tiểu bang gần đây nhất là vào năm 2017, tổng cộng đã tổ chức khoảng 40 lần hội nghị như thế.
Trình tự cơ bản là: Một tiểu bang hiệu triệu mở hội nghị để xem xét một vấn đề chung, các tiểu bang khác đồng ý tham gia; các tiểu bang cử đại biểu tham dự, bàn bạc xem xét vấn đề và đề xuất phương án giải quyết.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay, những người thuyết âm mưu đã công kích đại hội giữa các tiểu bang bằng những lý do tưởng đúng nhưng thực tế là sai và thường vô lý một cách buồn cười. Ví dụ, năm 1994 đến 1995, ông Ben Nelson – thành viên Đảng Dân chủ kiêm Thống đốc tiểu bang Nebraska và ông Mike Leavitt – thành viên Đảng Cộng hòa kiêm Thống đốc tiểu bang Utah, đã đề nghị tổ chức một “hội nghị liên tiểu bang” phi chính thức để thảo luận về hồi đáp chung đối với lệnh hành pháp liên bang. Những người thuyết âm mưu tuyên bố việc đề nghị hội nghị này có khả năng sẽ biến thành “hội nghị chế định hiến pháp”, có thể xảy ra chính biến. Mặc dù cách nói của họ là rất vô lý, nhưng nó lại mang đến một cái cớ né tránh cho những nhà lập pháp tiểu bang không có hứng thú với hội nghị này.
Điều may mắn là trong thời đại hội nghị điện thoại ngày nay, thông thường không còn cần cần đích thân gặp mặt bàn bạc (trừ phi vì để sửa hiến pháp, xem phần dưới). Ngoài đó ra, vài quan chức tiểu bang tổ chức hội nghị định kỳ mang tính toàn quốc để thúc đẩy kết nối. Những tổ chức này bao gồm Ủy ban Giao lưu lập pháp Mỹ (ALEC) và Hội nghị cơ quan lập pháp tiểu bang toàn quốc (NCSL).
Tu chính án Hiến pháp
Đến năm 1787, phương pháp “hội nghị liên tiểu bang” được chứng minh là rất thành công, và cả việc các quốc phụ đã viết nó vào hiến pháp như một phương thức đệ trình tu chính án hiến pháp lên các tiểu bang để được phê chuẩn. Cơ chế hội nghị cho phép các tiểu bang chiếm đa số tuyệt đối được sửa đổi hiến pháp trong tình huống không được liên bang phê chuẩn, đây là sự “cân bằng” cốt lõi của chế độ liên bang, rất giống với quyền phủ quyết của tổng thống, nhưng nó quan trọng hơn.
Trái ngược so với kỳ vọng của tất cả các quốc phụ, cơ chế này chưa bao giờ được sử dụng. Đương nhiên, đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến chức năng của chính quyền liên bang bị rối loạn và bành trướng quá độ. Đương nhiên, trình tự này vẫn có thể sử dụng, hơn nữa, đại đa số cơ quan lập pháp tiểu bang đã phê chuẩn nghị quyết hội nghị (nhưng không phải là cần ⅔ biểu quyết).
Bất hợp tác
Tính phi cưỡng chế của Tối cao Pháp viện lại cho rằng chính quyền liên bang thông thường không được mệnh lệnh cho chính quyền tiểu bang làm việc. Các tiểu bang có thể từ chối hợp tác với liên bang, hoặc từ chối chấp hành luật liên bang vi hiến. Tuy nhiên, điều này không cản trở đến việc bản thân chính quyền liên bang thực thi kế hoạch hoặc chấp hành luật của mình.
Tuy nhiên, nếu một tiểu bang nhận tài trợ của liên bang, trung ương có thể yêu cầu tiểu bang tuân thủ điều kiện của dự án được tài trợ đó. Ví dụ, quốc hội có thể không ra lệnh cho một tiểu bang nâng độ tuổi uống rượu thấp nhất lên 21 tuổi, nhưng có thể dùng điều này làm điều kiện để tiểu bang đó nhận được quỹ đường cao tốc, để hoành việc tương tự.
Lâu nay, tôi vẫn luôn kiến nghị các tiểu bang từ chối những ngân sách dưới đây của liên bang: (1) Quá xâm phạm đến sự cân bằng giữa tiểu bang và liên bang; (2) Sinh ra hậu quả có tính phá hoại hoặc tạo thành tổn hại khác.
Tại đây có một câu chuyện châm biếm về việc chính quyền tiểu bang bất hợp tác. Trong thời kỳ ông Clinton và ông Obama, nghị sĩ phe bảo thủ thường đề xuất kiến nghị không hợp tác với dự án liên bang vi hiến. Chính khách phe cánh tả và truyền thông thường xuyên chỉ trích họ là “phần tử cực đoan” và “phần tử tuyên bố vô hiệu”.
Tuy nhiên gần đây, tiểu bang và quan chức địa phương thuộc phe cánh tả đã ngừng một dự án liên bang không phù hợp hiến pháp một cách rõ ràng – kiểm soát nhập cư. Đột nhiên bất hợp tác không còn là “cực đoan” nữa, mà là “nhân đạo”.
Các nhà lập pháp cân nhắc khi bất hợp tác cần suy nghĩ đến thái độ của cơ quan hành chính tiểu bang. Năm 1995, các nhà lập pháp tại Montana đã thông qua một lệnh hành pháp “chống ủy quyền”, yêu cầu cơ quan hành chính thẩm tra định kỳ lệnh hành pháp liên bang, đánh giá ảnh hưởng của nó đến tiểu bang, đồng thời đề xuất kiến nghị để giảm nhẹ ảnh hưởng. Cơ quan hành chính cơ bản đã phớt lờ lệnh hành pháp này.
Tuyên bố không có hiệu lực pháp luật
Tuyên bố không có hiệu quả pháp luật ít nhất là có 3 hàm ý.
Thứ nhất: Ý tứ truyền thống và chính xác nhất là: Ban hành một điều luật hoặc pháp lệnh công ước của tiểu bang, tuyên bố biện pháp của liên bang vô hiệu trong khu vực tiểu bang.
Loại vô hiệu theo hình thức này không có giá trị hiến pháp, mặc dù thỉnh thoảng có chủ trương ngược lại. Ông James Madison không cho rằng đây là một loại hình thức ngăn chặn hợp lý. (Người đề xuất dự luật này là ông Thomas Jefferson và người khởi xướng chủ yếu là ông John Caldwell Calhoun, nói một cách chặt chẽ thì họ không phải là học giả về hiến pháp.)
Phương pháp tuyên bố truyền thống không có hiệu lực pháp luật quá vụng về, không cách nào xử lý nhiều hành động của liên bang. Hơn nữa, nỗ lực cố gắng sử dụng nó thông thường sẽ rất nhanh biến mất. Do đó, tuyên bố không có hiệu lực pháp luật cũng có màu sắc chính trị, dù có công bằng hay không, trong mắt của người dân đều có liên quan đến lập trường của chủ nô ở miền nam trước nội chiến (chiến tranh nam bắc).
Thứ hai: Người phát ngôn có lúc sẽ sử dụng tuyên bố không có hiệu lực pháp luật để biểu thị “các loại can dự” (interposition of all types). Tôi mạnh mẽ phản đối cách dùng này, đầu tiên là vì nó không có tính chính xác, tiếp theo là do gánh nặng lịch sử của thuật ngữ này.
Thứ ba: Thuật ngữ này là miêu tả không chính xác về các hành động có tính khẳng định đối với các tiểu bang phớt lờ luật pháp liên bang mà lựa chọn hành động vượt qua bất hợp tác. Ví dụ nổi tiếng gần đây nhất là việc “hợp pháp hóa” cần sa tại các tiểu bang.
Nói một cách chính xác, một tiểu bang không thể hợp pháp hóa cần sa. Dù là chính quyền tiểu bang có làm thế nào, theo luật liên bang mà Tối cao pháp viện thông qua, loại chất này vẫn là phi pháp. (Tôi không đồng ý với phán quyết của tòa án, nhưng ý kiến của tôi không quan trọng.)
Xác thực, dưới nguyên tắc phi cưỡng chế, các tiểu bang có thể bãi bỏ quy định pháp luật chống cần sa của chính họ. Đây là hình thức hợp lý của bất hợp tác. Tuy nhiên nhiều tiểu bang đã vượt quá phạm vi bãi bỏ, họ thông qua ủy quyền quy định pháp luật để thiết lập các quy định về mạng lưới quản lý và phân phối cần sa. Thu nhập tài chính của tiểu bang thậm chí đến từ bán cần sa.
Nói một cách chặt chẽ, các tiểu bang này đã tham gia vào một âm mưu phạm tội. Sở dĩ họ ung dung ngoài vòng pháp luật, là bởi vì hợp pháp hóa cần sa là việc mà phe cánh tả thích nhất. Các tiểu bang bảo thủ liệu có thể áp dụng cùng biện pháp này trong các lĩnh vực khác hay không thì vẫn chưa thể biết được.
Làm một luật sư có giấy phép hành nghề, tôi không kiến nghị coi thường luật pháp liên bang. Tuy nhiên một số tiểu bang có thể quyết định làm thế này. Ví dụ, một tiểu bang có thể chống lại cải cách y tế của ông Obama, thông qua “hợp pháp hóa” và “kiên quyết ủng hộ lựa chọn thị trường bảo hiểm y tế tự do mà cải cách y tế của ông Obama có chủ đích cấm”.
Mỗi một tiểu bang đều cần tự quyết định phương pháp can dự mà mình thích. Để ứng phó với ý thù địch của truyền thông, quan chức cần thường xuyên nhắc nhở cử tri của mình rằng “can thiệp” là cách cân bằng không thể thiếu trong hiến pháp của chúng ta.
Robert G. Natelson, bài viết đăng trên Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Lập pháp Dòng sự kiện Hiếp pháp Hoa Kỳ Tiểu bang Liên bang Can thiệp