Cộng hòa Litva gửi thư phản đối việc Trung Quốc đàn áp tín ngưỡng
- Lê Thanh
- •
Trong một lá thư ngày 10/12 gửi cho ông Tập Cận Bình, 29 nghị sĩ và một thành viên của Nghị viện châu Âu từ Litva đã tố cáo sự đàn áp tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng tại Trung Quốc và gửi lời kêu gọi chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền tại quốc gia này. Dưới đây là toàn văn bức thư, bản gốc xem tại đây.
Gửi Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngài Tập Cận Bình
Ngày 10 tháng 12 năm 2019,
Thủ đô Vilnius,
Chúng tôi, các thành viên ký tên dưới đây của Quốc hội nước Cộng hòa Litva và Nghị viện Châu Âu,
– lo lắng sâu sắc trước chính sách Hán hóa bạo lực nhắm vào các tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm mục đích đưa lý tưởng Cộng sản và sự quy phục Đảng lên trên đức tin và lương tri, và vì thế đã vi phạm một trong những quyền cơ bản của con người là quyền tự chủ trong tín ngưỡng, cũng như tự do tôn giáo và tự do lương tri;
– phẫn nộ trước cuộc đàn áp nhắm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, một cuộc đàn áp tương đương với tội ác diệt chủng do các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Đông Turkestan (Tân Cương) thực hiện, theo đó họ đã đưa hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo, lắp đặt hệ thống giám sát toàn diện và thực hiện các hành vi bạo lực khác đối với các đại diện của người Duy Ngô Nhĩ;
– phản đối sự áp bức liên tục nhắm vào người Tây Tạng và phản đối sự xâm lăng có chủ đích, dẫn đến việc lạm dụng nhân quyền và tìm cách xóa sạch đức tin truyền thống, lối sống và bản sắc dân tộc của người Tây Tạng.
– lên án cuộc đàn áp, giam giữ, tra tấn và giết người tàn nhẫn để lấy nội tạng các thành viên Pháp Luân Công, cũng như các hoạt động đàn áp, giam giữ và cấm đoán các hoạt động tôn giáo, kể cả hoạt động mang tính cá nhân, của các nhóm Đông phương thiểm điện, Công giáo, cũng như các tôn giáo khác;
– cực kỳ lo ngại về chính sách phá hủy các biểu tượng tôn giáo mà chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đuổi, theo đó các địa điểm cầu nguyện của Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác bị phá hủy, quốc hữu hóa, và bị xóa bỏ, các biểu tượng tôn giáo công cộng bị phá hủy, dẫn đến việc che giấu các di tích văn hóa lịch sử, văn học tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo bị tịch thu và phá hủy, trong khi các biểu tượng và hình ảnh của Cộng sản bị buộc đưa vào các địa điểm cầu nguyện;
chúng tôi đòi hỏi ngài
– công nhận một sự thật rằng quyền tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo là những quyền cơ bản của con người, và đều nằm trong Điều thứ 18 của Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người như sau “một người dù ở bất cứ đâu, một mình hay nhiều người, ở nơi riêng tư hay nơi công cộng, đều có quyền thể hiện tôn giáo hoặc đức tin của mình bằng cách rao giảng, thực hành, cầu nguyện và tuân thủ giáo lý một cách tự do”;
– chấm dứt ngay lập tức các cuộc đàn áp tôn giáo và các tín đồ tôn giáo, cũng như trả tự do cho các tù nhân lương tâm của tất cả các tôn giáo;
– chấm dứt việc phá hủy và tịch thu đối với nhà nguyện, văn học tôn giáo và tài sản tôn giáo khác;
– chấm dứt cuộc đàn áp nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng, cũng như những nỗ lực tương đương tội ác diệt chủng nhằm xóa sổ bản sắc dân tộc và tôn giáo của hai dân tộc này;
– thả tự do cho hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương.
Ký tên:
1. Aušra Maldeikienė, Nghị sĩ Nghị viện Châu Âu
2. Mantas Adomėnas, Nghị sĩ (tác giả)
3. Gabrielius Landsbergis, Nghị sĩ
4. Ingrida Šimonytė, Nghị sĩ
5. Aušrinė Armonaitė, Nghị sĩ
6. Laurynas Kasčiūnas, Nghị sĩ
7. Egidijus Vareikis, Nghị sĩ
8. Povilas Urbšys, Nghị sĩ
9. Gintaras Steponavičius, Nghị sĩ
10. Bronislovas Matelis, Nghị sĩ
11. Stasys Šedbaras, Nghị sĩ
12. Gintare Skaiste, Nghị sĩ
13. Aistė Gedvilienė, Nghị sĩ
14. Rasa Petrauskienė, Nghị sĩ
15. Andrius Navickas, Nghị sĩ
16. Edmundas Pupinis, Nghị sĩ
17. Vytautas Juozapaitis, Nghị sĩ
18. Eugenijus Gentvilas, Nghị sĩ
19. Audronius Ažubalis, Nghị sĩ
20. Simonas Gentvilas, Nghị sĩ
21. Gintaras Vaičekauskas, Nghị sĩ
22. Žygimantas Pavilionis, Nghị sĩ
23. Irena Haase, Nghị sĩ
24. Justas Džiugelis, Nghị sĩ
25. Rūta Miliūtė, Nghị sĩ
26. Dovilė Šakalienė, Nghị sĩ
27. Vytautas Bakas, Nghị sĩ
28. Paulius Saudargas, Nghị sĩ
29. Rimantas Jonas Dagys, Nghị sĩ
30. Linas Balsys, Nghị sĩ
Lê Thanh biên dịch
Từ khóa Trung Quốc đàn áp tôn giáo Đàn áp Tây Tạng Dòng sự kiện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Thu hoạch nội tạng Cuộc đàn áp Pháp Luân Công