COVID-19: Các vụ kiện tập thể đối với ĐCSTQ tiếp tục gia tăng
- Tuyết Mai
- •
Dịch bệnh viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi do virus corona mới, COVID-19) đã khiến hơn 2,5 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm, theo đó hoạt động kiện Bắc Kinh vì tắc trách trong xử lý dịch bệnh ngày càng tăng cao. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố phải xúc tiến điều tra đối với Bắc Kinh. Hôm thứ Hai (20/4) Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc, lớn tiếng rằng Mỹ nên chấm dứt đổ lỗi cho họ vì đại dịch virus toàn cầu.
Theo Fox News, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lớn tiếng trong buổi họp báo rằng, “Chúng tôi không phải là thủ phạm của virus, không phải là đồng phạm”. Cộng đồng quốc tế nên cùng nhau nỗ lực thay vì lên án Trung Quốc, như vậy “sẽ chỉ lãng phí thời gian, không thể cứu sống những người đã mất”.
Cùng với những chứng cứ được tiết lộ ngày càng nhiều, Bắc Kinh đã hứng chịu làn sóng cáo buộc che đậy tình hình thực tế về virus và cố tình làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh để đánh lừa thế giới. Nhiều người trên thế giới đã đạt được sự đồng thuận rằng chính cách ứng phó tắc trách của ĐCSTQ đã khiến tình hình có thể kiểm soát nhưng lại biến thành đại dịch virus, dẫn đến làn sóng đóng cửa các trường học, doanh nghiệp và thậm chí cả các quốc gia.
Cuối tuần trước Tổng thống Trump cho biết rằng Mỹ đang thảo luận với Bắc Kinh để gửi một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc điều tra. Ông chỉ ra (tình hình virus) mà Bắc Kinh biết vượt xa thông tin mà họ công bố. Hôm 19/4, Phó Tổng thống Mike Pence cũng cho biết Mỹ sẽ điều tra thích đáng chuyện này.
Gia tăng các khiếu kiện tập thể
Phát biểu của phát ngôn viên Cảnh Sảng được đưa ra ngay sau khi tòa án liên bang Mỹ tiếp nhận ít nhất 7 vụ kiện tập thể. Các vụ kiện đều là vấn đề truy cứu trách nhiệm của Bắc Kinh về đại dịch virus, trong đó có 5 vụ kiện chưa đưa ra yêu cầu một khoản tiền cụ thể hoặc bồi thường thiệt hại; nhưng một vụ kiện đòi Bắc Kinh phải bồi thường số tiền hơn 20.000 tỷ USD (đô la Mỹ), trong khi vụ kiện còn lại đòi bồi thường 8.000 tỷ USD.
Tháng trước, một công ty luật về thương tích cá nhân ở Boca Raton bang Florida đã đệ đơn kiện Bắc Kinh về tắc trách khi xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, yêu cầu phải bồi thường tài chính. Hồ sơ kiện cũng tuyên bố rằng Bắc Kinh biết rằng virus là nguy hiểm và có thể gây ra đại dịch, nhưng đã hành động chậm chạp. Tình trạng tắc trách này vì liên quan đến lợi ích kinh tế, Bắc Kinh lo ngại gây thiệt hại kinh tế, trong khi họ đang say sưa với không khí đón xuân mới.
Hãng tin Fox News dẫn lời ông Jeremy Alters – giám đốc chiến lược của công ty luật Berman chỉ ra vụ kiện “là hành động tẩy chay chống lại siêu cường của thế giới có khả năng bồi thường vì những gì họ đã làm”.
Trong một vụ kiện khác, luật sư Larry Klayman thuộc phe bảo thủ và tổ chức Freedom Watch ở Washington, đã đệ đơn kiện tại Texas, yêu cầu Bắc Kinh bồi thường 20.000 tỷ USD vì “hành vi thờ ơ và ác ý đến mức tàn nhẫn”. Kleyman cáo buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nghiên cứu phát triển loại virus này và gieo rắc ra thế giới. Hiện đã có xu hướng đồng thuận về quan điểm này từ quân đội, chính phủ, cơ quan tình báo Mỹ cũng như nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Ngày 8/4, một nhóm các doanh nghiệp nhỏ ở California đã đệ đơn kiện Bắc Kinh, Vũ Hán và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Các nguyên đơn bao gồm Bất động sản cấp cao Cardiff, Phòng Thương mại Little Saigon, First Premier X…. Họ tuyên bố rằng từ giữa tháng 11/2019, Bắc Kinh đã biết về hiểm họa một loại virus chết người mới, nhưng đã chọn cách giữ bí mật và sau đó cố gắng che đậy dấu vết.
Trách nhiệm lập pháp của Mỹ
Không chỉ gặp phải các vụ kiện tập thể riêng lẻ, Bắc Kinh còn phải đối mặt với truy cứu trách nhiệm của cơ quan lập pháp Mỹ.
Vào thứ Hai (20/4), trong một cuộc phỏng vấn với “American Newsroom” của Fox News, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho biết ông đang nghiên cứu một đạo luật “mở các tòa án Mỹ cho tất cả các nạn nhân của virus để họ có thể kiện các quan chức Trung Quốc.” Ông nói rằng chúng ta có thể “áp đặt các biện pháp trừng phạt” đối với những người liên quan đến che giấu dịch bệnh.
Trong một tuyên bố, ông Cotton cho biết: “Bằng cách bắt buộc các bác sĩ và phóng viên muốn cảnh báo thế giới về virus phải giữ im lặng, ĐCSTQ đã khiến virus này lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới. Quyết định che đậy virus của họ đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng oan uổng và gây tổn hại kinh tế không kể xiết.”
“Chúng tôi đang yêu cầu Chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra, điều này là đúng đắn.”
Ngay sau đó, hôm thứ Hai (20/4) có 22 nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa án Quốc tế (ICIJ) để truy cứu trách nhiệm cho một loạt các hành động tệ hại trong đại dịch.
Tiểu bang đầu tiên của Mỹ đệ đơn kiện Bắc Kinh
Theo thông tin độc quyền mới nhất của Fox News, vào ngày 21/4 chính quyền bang Missouri của Mỹ đã đệ đơn kiện Bắc Kinh vì những hậu quả “khổng lồ” do hành vi “lừa dối” về virus. Động thái này khiến Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ đệ đơn kiện Bắc Kinh.
Vụ kiện ở Missouri nêu rõ: “Những hành vi và thiếu sót bất hợp pháp và vô lý không ngừng xảy ra ở Trung Quốc đã gây tổn hại và can thiệp nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe và sự an toàn của một số lượng lớn cư dân ở Missouri; gây phá hoại trật tự công cộng và kinh tế của Missouri.”
“Tình trạng lừa dối và che giấu đáng sợ cùng thực trạng lạm dụng quyền lực và thờ ơ của chính quyền ĐCSTQ đã gây ra đại dịch này.”
“Trong vài tuần quan trọng của đợt bùng phát ban đầu, chính quyền Trung Quốc đã lừa dối công chúng, đàn áp thông tin quan trọng, bắt giữ những người cảnh báo. Trước ngày càng nhiều bằng chứng được đưa ra nhưng họ vẫn phủ nhận sự lây lan của virus giữa người qua người, hủy hoại nghiên cứu y học quan trọng, điều này làm hàng triệu người trực tiếp phơi nhiễm trước hiểm họa virus. Trong thời gian này, thậm chí họ còn tích trữ thiết bị bảo hộ cá nhân. Hành vi của họ đã gây ra đại dịch toàn cầu mà đáng lẽ có thể phòng ngừa ngăn chặn”.
Do đó, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hậu quả nghiêm trọng của đại dịch virus, và theo lý phải bồi thường cho “số lượng khổng lồ người thiệt mạng, đau khổ và bất ổn kinh tế” do đại dịch gây ra.
Điều đáng chú ý là vụ kiện nêu đích danh ĐCSTQ. Giới chức Missouri cho biết, ngoài việc kiện Chính phủ Trung Quốc, ở mức độ lớn là kiện ĐCSTQ khống chế Chính phủ Trung Quốc, đây là điều phù hợp và có thể loại bỏ những trở ngại pháp lý.
Đánh giá từ dữ liệu được công bố cho thấy, Mỹ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến chiều ngày 21/4 có hơn 43.000 người Mỹ đã thiệt mạng và hơn 800.000 người có phản ứng dương tích với virus này.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa kiện Trung Quốc Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng