Cuốn sách mới tiết lộ sự thật về nhân quyền ở Trung Quốc
- Bình Minh
- •
Một cuốn sách mới của nhà hoạt động nhân quyền người Anh tiết lộ toàn diện về nhân quyền ở Trung Quốc đã được phát hành tại Canada. Các nghị sĩ liên đảng của Canada cũng giới thiệu cuốn sách này cho công chúng, và thảo luận về các chủ đề như quan hệ Canada-Trung Quốc, cùng những thách thức mới đối với chính sách về Trung Quốc.
Từ ngày 23/11, ông Benedict Rogers – nhà hoạt động nhân quyền người Anh kiêm tác giả cuốn sách mới “Quan hệ Trung Quốc: 30 năm trong và xung quanh sự chuyên chế của Đảng cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ” (“The China Nexus: Thirty Years In and Around the Chinese Communist Party’s Tyranny”, gọi tắt là “Quan hệ Trung Quốc”) đã phát hành sách tại cuộc họp báo được tổ chức tại Ottawa, Montreal và Toronto, Canada.
Ông Rogers cũng là người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của “Hong Kong Watch”, nhà phân tích cấp cao về Đông Á của tổ chức nhân quyền quốc tế CSW, đồng sáng lập và phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, và thành viên của “Liên minh Nghị viện về Trung Quốc” (IPAC), “Liên minh quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc” và “Chiến dịch ngăn chặn nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”, cùng nhiều tổ chức khác.
Cuốn sách bao gồm các cuộc phỏng vấn của ông Rogers với hơn 80 người đến từ Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Cơ đốc giáo, học viên Pháp Luân Công, quan sát viên Đài Loan, Trung Quốc và các nghị sĩ từ nhiều quốc gia khác nhau.
Ông tiến hành các cuộc điều tra quốc tế về các chủ đề như thu hoạch nội tạng sống, diệt chủng, và nghiên cứu về cách thế giới tự do nên đối mặt với thách thức của ĐCSTQ như thế nào.
Ông Rogers: Tôi yêu Trung Quốc nhưng phản đối ĐCSTQ
Tối ngày 23/11, tại buổi ra mắt cuốn sách mới của mình ở Ottawa, ông Rogers đã kể về kinh nghiệm dạy tiếng Anh ở Thanh Đảo, Trung Quốc khi 18 tuổi, và làm phóng viên ở Hồng Kông trong 5 năm đầu tiên, sau khi bàn giao về chủ quyền của Hồng Kông.
Trong bài phát biểu của mình, ông Rogers nói rằng ông viết cuốn sách này “không chỉ để kể câu chuyện về sự đàn áp của chế độ Cộng sản Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình, mà còn để truyền tải tình yêu của tôi đối với Trung Quốc và tất cả các nhóm dân tộc khác nhau đang sống ở Trung Quốc ngày nay.”
“Chúng ta cần phải hiểu rõ về sự khác biệt giữa ĐCSTQ với Trung Quốc và người dân của họ. Tôi không chống lại Trung Quốc. Ngược lại, tôi rất ủng hộ Trung Quốc vì họ có một nền văn hóa và văn minh phong phú. Điều tôi chống lại là ĐCSTQ,” ông nói.
Từ mơ hồ chiến lược đến sự rõ ràng, cùng đối mặt với thách thức của ĐCSTQ
Trong bài phát biểu của mình, ông nói rằng trong thời gian phát hành cuốn sách mới ở Anh và Canada, các hành vi vi phạm nhân quyền và chính sách ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ vẫn lần lượt xảy ra.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị kéo ra khỏi lễ bế mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20; đích thân Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại Manchester đánh người biểu tình Hồng Kông; ông Tập Cận Bình đe dọa và xúc phạm Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Bali; các kênh truyền thông vạch trần ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với cuộc bầu cử ở Canada, cũng như các vấn đề của cảnh sát mật Trung Quốc.
Ông Rogers nói: “Trong cuốn sách này, tôi muốn nói rằng chúng ta trong thế giới tự do – Canada, Anh, những người bạn của chúng ta ở Hoa Kỳ, Úc và khắp châu Âu, và các nền dân chủ ở châu Á, nên hợp tác với nhau để giải quyết thách thức này.”
“Chúng ta cần chấm dứt điều mà giới hoạch định chính sách đối ngoại gọi là “chiến lược mơ hồ” và đưa ra những chiến lược rõ ràng. Sự rõ ràng này là câu trả lời rõ ràng cho những gì thế giới tự do nên làm, và cho Bắc Kinh biết rằng có một lằn ranh đỏ ở đây.”
Ông dẫn lời Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith nói: “Hoặc là chúng ta sát cánh với người chặn xe tăng – người biểu tình Thiên An Môn đã dũng cảm đứng lên chống lại áp bức, hoặc chúng ta đứng về phía xe tăng.”
Nhà xuất bản: Cuốn “Quan hệ Trung Quốc” là một sự đột phá
Ông Dean Baxendale, chủ tịch của Nhà xuất bản Optimum, nói rằng “Quan hệ Trung Quốc” là cuốn sách đột phá đầu tiên tập hợp tất cả các nhóm (bị bức hại), cho phép các chính trị gia hàng đầu thế giới hiểu (về ĐCSTQ) và đưa ra lựa chọn.
“Họ có thể tạo ra sự khác biệt lớn, và đứng lên chống lại chế độ toàn trị và sát nhân nhất kể từ thời Hitler và Đức quốc xã,” ông nói.
“ĐCSTQ là một trong những chế độ đàn áp và tàn sát nhất trong lịch sử.” “Các chính trị gia phải xem xét lại và phân tích lập trường hiện tại của họ. Có lẽ bằng cách đọc và học hỏi thực tế (trong cuốn sách này), họ sẽ có nhiều thông tin hơn và có thể nói về những gì chúng ta nên làm. Đây là một vấn đề quan trọng đối với tất cả chúng ta.”
Ông đề cập rằng Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã hoạt động trên đất Canada và các nước đồng minh, gồm cả đồn cảnh sát Trung Quốc; sự đàn áp xuyên quốc gia được thực hiện hầu như hàng ngày.
“Chúng ta phải ngăn chặn điều này. Các nhà lập pháp phải đứng lên, và làm những gì phù hợp với nhân loại và quyền con người, và ngăn chặn sự tàn bạo này.”
Một số nghị sĩ liên đảng giới thiệu sách mới
Nghị sĩ Đảng Tự do John McKay nói với Epoch Times: “Đó là một cuốn sách tuyệt vời. Dễ đọc, dễ tiếp cận. (Tác giả) Ben đã hoàn thành xuất sắc việc tổng hợp kinh nghiệm trong 30 năm.”
Ông tin rằng mối quan hệ hiện tại giữa Canada và Trung Quốc đã thay đổi, từ đầy hy vọng (có thể là do nhận thức ngây thơ về ĐCSTQ) sang một trạng thái rất khó khăn và thậm chí là thù địch.
Nghị sĩ Đảng Bảo thủ James Bezan nói với Epoch Times rằng diễn đàn ra mắt sách đã thảo luận về tất cả những thách thức có thể phải đối mặt, đồng thời, Quốc hội nên đóng vai trò quyết tâm hơn.
“Chúng ta phải tiếp tục bảo vệ nhân quyền, chúng ta phải bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ, chúng ta phải bảo vệ Pháp Luân Công, chúng ta phải bảo vệ các dân tộc thiểu số và tôn giáo khác hiện đang bị bức hại ở Trung Quốc…”
“Cuốn sách của Ben Rogers và công việc ông đã làm với “Hong Kong Watch”, sẽ gây được tiếng vang đối với bất kỳ ai cầm cuốn sách của ông ấy lên và đọc. Hơn nữa tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều người Canada, khi biết mức độ vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, sẽ bị sốc và kinh hoàng.”
Ông Nury Turkel, Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, đã giới thiệu cuốn sách “Không nơi nào để chạy: Câu chuyện có thật về nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc (ĐCSTQ)” tại diễn đàn, đồng thời kể lại việc gia đình ông đã phải chịu đựng sự bức hại như thế nào. Ông Goran Samuel Pesic, Chủ tịch công ty tư vấn chiến lược Samuel cũng phát biểu tại diễn đàn.
Gần 10 nghị sĩ liên đảng, quan chức chính phủ và chuyên gia cố vấn đã tham gia hội thảo tối hôm đó. Ông Rogers nói với Epoch Times rằng ông rất vui khi có một cuộc thảo luận trên phạm vi rộng như vậy. “Thật tuyệt khi có rất nhiều người ở đây, rất nhiều nghị sĩ và những người khác đã nhận ra tầm quan trọng của thách thức to lớn này.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ ra trong Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2017 rằng ĐCSTQ gán nhãn cho các nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công, Kitô giáo và các nhóm khác là “tà giáo”. Báo cáo giải thích thêm: “Các thành viên của các nhóm này có thể bị kết án tù chung thân.”
Ông Ngô Thiệu Bình, Luật sư nhân quyền người Hoa tại Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ “cai trị bằng văn bản” chứ không phải “cai trị bằng pháp quyền”. Mặc dù ĐCSTQ đã trải qua hơn 40 năm “cải cách và mở cửa”, nhưng họ chưa bao giờ thoát khỏi “sự man rợ”. “Họ là kẻ hủy diệt nền văn minh, là vật cản cho tiến bộ xã hội.”
Từ khóa Pháp Luân Công Thu hoạch nội tạng Dòng sự kiện Benedict Rogers Hong Kong Watch