Đề xuất sửa đổi Hiến Pháp nhằm ngăn chặn việc mở rộng Tối Cao Pháp Viện Mỹ
- Phan Anh
- •
Ngày 22/1 vừa qua, Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito (thuộc đảng Cộng hòa) tiểu bang West Virginia đã đề xuất một dự luật sửa đổi Hiến pháp Mỹ nhằm giới hạn số thẩm phán tại Tối cao Pháp viện ở con số 9 (được áp dụng trong một thế kỷ qua), để ngăn cản đảng Dân chủ tăng số thành viên làm việc tại cơ quan này.
Sửa đổi Hiến pháp Mỹ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Dự luật sửa đổi phải được đa số 2/3 tại lưỡng viện của Quốc hội thông qua, và sau đó được 3/4 số bang, tức 38 trong số 50 tiểu bang phê chuẩn để dự luật đó có thể trở thành một phần chính thức của Hiến pháp Mỹ.
Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất ứng cử viên Amy Coney Barrett thuộc đảng Cộng hòa và được xác nhận trước Ngày bầu cử (3/11/2020). Bà Barrett đã thay thế cho thẩm phán Ruth Bader Ginsburg thuộc phe cấp tiến, người đã qua đời vào tháng 9/2020.
Việc nhanh chóng lấp đầy ghế trống trong một năm bầu cử đã khiến nhiều thành viên đảng Dân chủ phẫn nộ, căn cứ vào tiền lệ của ông Merrick Garland. Sau cái chết vào năm bầu cử 2016 của thẩm phán Antonin Scalia, Thượng viện khi đó do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã từ chối việc đề cử ông Garland vào Tối cao Pháp viện dưới thời Tổng thống Barack Obama. Ông Garland hiện đã được ông Joe Biden đề cử trở thành Tổng chưởng lý của mình.
Ông Biden đã nhiều lần “úp mở” việc lấp đầy Pháp viện trong chiến dịch tranh cử gần đây nhưng không tán thành điều này. Ông từng tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban quốc gia để xem xét hệ thống tòa án mà ông nhận định là “không ổn”. Vào tháng 10/2020, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố rằng do dân số Mỹ đã tăng lên trong một thế kỷ rưỡi qua, vậy nên có thể cần phải thêm thẩm phán tại Tối cao Pháp viện.
Trước cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020, đảng Dân chủ cáo buộc đảng Cộng hòa về tiêu chuẩn kép (double-standard) khi nhanh chóng thông qua việc đề cử của thẩm phán Barrett, đồng thời đảng Dân chủ còn tuyên bố sẽ bổ sung thêm các thẩm phán vào Tối cao Pháp viện để làm suy yếu quyền lực của đảng Cộng hòa tại cơ quan này. Theo đảng Dân chủ, động thái này sẽ giúp những quy định pháp luật quan trọng của chính phủ mà phe cánh tả ủng hộ dễ dàng được thông qua hơn dưới sự giám sát của Tối cao Pháp viện.
Một nhóm các Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa cũng ủng hộ dự luật sửa đổi Hiến pháp Mỹ S.J. Res 4 của bà Capito, bao gồm: Marco Rubio (Florida), Kevin Cramer (North Dakota), Marsha Blackburn (Tennesse), Todd Young (Indiana), Mitt Romney (Utah), Mike Crapo (Idaho), Pat Toomey (Pennsylvania), Thom Tillis (North Carolina), Rob Portman (Ohio), John Cornyn (Texas) và Mike Braun (Indiana). Dự luật đã được đưa ra tại Quốc hội trước đó vào ngày 25/3/2019, nhưng đã hết hiệu lực.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz (tiểu bang Texas) và 5 thành viên đảng Cộng hòa khác ở Thượng viện đã đưa ra đề xuất sửa đổi hiến pháp của riêng họ vào tháng 10/2020 nhằm ngăn đảng Dân chủ mở rộng Tối cao Pháp viện, trong trường hợp ông Biden giành được Nhà Trắng và đảng Dân chủ tái chiếm Thượng viện. Đề xuất sửa đổi đó chỉ đơn giản nêu rõ: “Tối cao Pháp viện của Mỹ sẽ bao gồm 9 thẩm phán.”
Tại thời điểm đó, ông Cruz cho biết: “Đừng nhầm lẫn, nếu đảng Dân chủ thắng cử, họ sẽ chấm dứt thủ tục tranh luận không giới hạn (filibuster) tại Thượng viện và mở rộng Tối cao Pháp viện, gia tăng số lượng thẩm phán để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị cấp tiến của họ, cố gắng nắm giữ quyền lực của họ qua nhiều thế hệ và phá hủy nền tảng của hệ thống dân chủ của chúng ta.”
Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Capito giải thích lý do bà đưa ra dự luật mới này.
Bà nói: “Một tòa án gồm 9 thẩm phán đã làm việc tại đất nước chúng ta trong hơn 150 năm qua. Việc gia tăng con số đó trong nỗ lực của đảng phái nhằm đạt được một kết quả chính sách mong muốn là một đề xuất không bao giờ kết thúc. Một khi cánh cửa này được mở ra, sự tôn trọng đối với Tối cao Pháp viện với tư cách là một trọng tài độc lập của các vụ kiện và tranh cãi sẽ không còn nữa, khi nó trở thành một nhánh đảng phái khác của chính phủ. Chúng ta nên duy trì nền tư pháp độc lập của mình bằng cách khép lại hy vọng mở rộng Pháp viện. Việc phê chuẩn sửa đổi này sẽ ngăn chặn mong muốn mở rộng các tòa án hiện tại của đảng Dân chủ. Nó cũng sẽ loại bỏ sự cám dỗ khi một trong hai đảng cố gắng tái cấu trúc tòa án theo cách đảng phái trong tương lai.”
Tổng thống Franklin D. Roosevelt, một thành viên thuộc đảng Dân chủ, đã cố gắng mở rộng Tối cao Pháp viện vào những năm 1930, sau khi cơ quan này ra phán quyết vi hiến đối với một loạt các sáng kiến lập pháp của ông. Dẫu vậy, các nhà lập pháp từ chính đảng của ông đã xem động thái này như một cầu nối chính trị vượt quá giới hạn, khi công chúng bày tỏ thái độ không chấp thuận việc mở rộng Pháp viện. Quy định pháp luật về mở rộng Pháp viện đã không còn tồn tại nữa, dù cho các thẩm phán sau đó đã gần như không phản đối quy định về Thỏa thuận mới mở rộng của chính phủ Roosevelt (Roosevelt’s government-enlarging New Deal legislation), và duy trì tính hợp hiến của các đạo luật khác.
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Từ khóa Tổng thống Donald Trump Hiến Pháp Mỹ Tối cao Pháp viện